Chỉ số giá thị trường trên thu nhập

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định đầu tư chứng khoán của nhà đầu tư cá nhân tại TPHCM (Trang 50 - 62)

GIỚI THIỆU THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM

2.1.4.4 Chỉ số giá thị trường trên thu nhập

Chỉ số này cho biết cổ phần mắc hay rẻ so với thu nhập. Mặt khác nó thể hiện sự kỳ vọng của thị trường đối với cổ phiếu này.

Tình hình hoạt động của thị trường chứng khốn Việt Nam trong năm 2012

Với việc tăng tới 40% trong 5 tháng đầu năm sau đó giảm mạnh trong 7 tháng cịn lại, thị trường chứng khốn Việt Nam đã khép lại năm giao dịch 2012 với nhiều thăng trầm và biến động.

Ngay từ những tháng đầu năm, thị trường đã bứt phá mạnh mẽ nhờ sự hỗ trợ của các thơng tin tích cực như: chính sách thúc đẩy hoạt động và tăng cường quản lý thị trường chứng khoán Việt Nam, động thái cắt giảm lãi suất nhanh và mạnh từ 14%/năm xuống 9%/năm, sự ra đời của chỉ số VN30 và kéo dài thời gian giao dịch sang buổi chiều… Chỉ trong vòng 5 tháng đầu năm, VN-Index đã tăng gần 40%, HNX-Index tăng 44% so với cuối năm 2011, đưa thị trường chứng khoán Việt Nam trở thành một trong những thị trường có mức tăng ấn tượng trên thế giới.

Tuy nhiên, sang đến tháng 6/2012, khi những bất ổn kinh tế phát sinh, niềm tin của giới đầu tư bị lung lay mạnh, chứng khốn Việt Nam lại rơi vào giai đoạn khó khăn. Đỉnh điểm là trong tháng 8/2012, sau biến cố liên quan đến ông Nguyễn Đức Kiên, cổ phiếu ngành ngân hàng liên tục ép sàn đẩy thị trường lao dốc khơng phanh. Chỉ trong vịng 6 ngày sau biến cố, chỉ số giá chứng khoán trên HOSE giảm tới 11,8% và trên sàn Hà Nội giảm tới 15,4%. Đà giảm điểm được nối dài trong suốt 2 tháng sau đó kéo thị trường chứng khốn vào thời kỳ đen tối nhất kể từ khi ra đời. Những tháng cuối năm, tuy khơng cịn tình trạng lao dốc nhưng thị trường lình xình với đa phần giao dịch ở mức giá tham chiếu và thanh khoản thấp,

11/2012, tổng giá trị giao dịch trên cả 2 sàn cũng chỉ ở mức khoảng 300 tỷ đồng.

Nguồn:http://www.vietinbankschool.edu.vn/home/edu/vn/news/school/taichinhng anhang/chungkhoan/2012/20121229.html

Dù gặp rất nhiều khó khăn nhưng năm 2012 vẫn có một kết thúc khá đẹp khi phiên cuối cùng của năm (28/12/2012) khép lại với sắc xanh trên cả 2 sàn giao dịch. VN Index chốt năm ở 413,73 điểm, tăng 3,76 điểm (tương đương 0,92%), tổng khối lượng giao dịch phiên này đạt 84.321.540 đơn vị, tương ứng giá trị 1.157,572 tỷ đồng; HNX Index chốt năm ở 57,09 điểm, tăng 0,94 điểm (tương đương 1,67%), tổng khối lượng giao dịch đạt 74.725.130 đơn vị, tương ứng giá trị 473.465 tỷ đồng. Tính chung cả năm 2012, VN Index tăng tổng cộng 62,18 điểm, HNX Index giảm 1,65 điểm so với cuối năm 2011. Song nếu so với mức đỉnh mà thị trường đạt được trong tháng 5/2012, VN-Index và HNX-Index đã để mất lần lượt 74,34 điểm (so với ngày 8/5/2012) và 26,70 điểm (so với ngày 7/5/2012). Quy mô giao dịch bình quân mỗi phiên trong năm 2012 đạt 1.316 tỷ đồng, tăng 28% so với năm 2011 nhờ kéo dài thời gian giao dịch buổi chiều.

Nhìn lại năm 2012, thị trường chứng khốn Việt Nam vẫn cịn khá nhiều bất ổn do cả những nguyên nhân khách quan và chủ quan. Mặc dù đã có những điểm sáng kinh tế được ghi nhận trong năm 2012 như lạm phát khá thấp, tỷ giá ổn định, lãi suất giảm, xuất khẩu tăng mạnh và thặng dư cán cân thương mại, song xu thế thối vốn của các tập đồn, tổng cơng ty cộng với vấn đề tái cơ cấu ở không chỉ các tổ chức tín dụng mà cả ở các DNNN khiến thị trường khó có thể có được những cải thiện đáng kể trong trung hạn.

ĐẶC ĐIỂM NHÀ ĐẦU TƯ CÁ NHÂN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

đoạn khác nhau, tuy nhiên xu hướng chung là ngày càng sôi động, quy mô giao dịch tăng dần và lượng nhà đầu tư cá nhân tham gia cũng tăng dần, chiếm khoảng 95% tổng số nhà đầu tư trên thị trường chứng khoán Việt Nam. Nếu xét về nghề nghiệp hay tầng lớp chúng ta có thể thấy sự đa dạng trong việc xuất thân của nhà đầu tư cá nhân Việt Nam, từ người làm những ngành liên quan đến tài chính, nhân viên văn phịng làm ở các cơng ty có điều kiện sớm tiếp xúc với thị trường chứng khốn, thì hiện nay cịn có thêm sự xuất hiện của những người lao động tự do như buôn bán, nội trợ, sinh viên…Việc tham gia "đầu tư chứng khoán" của họ đơn giản chỉ là mua thấp bán cao để thu lời. Tuy nhiên cũng không loại trừ những nhà đầu tư làm ở các cơ quan tài chính nhà nước, các cơng ty chứng khốn, các định chế tài chính quốc tế... nhưng vẫn có những hoạt động cho riêng mình. Nhà đầu tư cá nhân có thể chia thành 2 nhóm: nhóm nhà đầu tư chun nghiệp và nhóm nhà đầu tư khơng chun:

Đặc điểm nhà đầu tư chun nghiệp:

Có kiến thức và kinh nghiệm đầu tư: đây là những nhà đầu tư làm việc liên quan đến ngành tài chính, họ đã theo chứng khốn từ khi thị trường cịn khá mới mẻ. Hầu hết đã qua các trường lớp đào tạo về chứng khốn, do đó họ nắm mọi kiến thức về đầu tư và các đánh giá thị trường của họ tương đối chính xác.

Có vốn đầu tư tương đối lớn:đây có thể coi là những đại gia chứng khoán với số vốn đầu tư lên đến hàng ngàn tỷ đồng. Họ xem thị trường chứng khoán là kênh đầu tư chính, với số vốn lớn như vậy, họ hồn tồn có khả năng tác động đến thị trường. Tài sản của họ được coi là biến thiên liên tục theo biến đổi của thị trường.

lồ, họ dễ dàng có được những mối quan hệ rộng rãi với những người có địa vị và quyền lực trong xã hội, do đó họ sẽ dễ dàng có được những thơng tin tương đối chính xác và độ bảo mật cao, với những “thông tin mật” như vậy, họ sẽ dễ dàng đưa ra những quyết định sáng suốt cho bản thân.

Có phương pháp đầu tư tương đối rõ ràng: trước khi đầu tư vào một cổ

phiếu, họ thường tìm hiểu rất kỹ các thơng tin liên quan đến cổ phiếu đó, tìm hiểu các thông tin về thị trường, các nguồn thông tin mật có khả năng ảnh hưởng đến cổ phiếu. Với những kiến thức và kinh nghiệm đầu tư của mình họ sẽ xây dựng một danh mục đầu tư hợp lý để hạn chế rủi ro, đảm bảo cho hoạt động đầu tư của mình thắng nhiều thua ít.

Vẫn chịu ảnh hưởng của đám đông nhưng ở mức độ tương đối: là nhà đầu

tư chuyên nghiệp, họ dễ dàng phân biệt được những thông tin ảo trên thị trường, do đó họ sẽ khơng chạy theo đám đơng như các nhà đầu tư không chuyên. Tâm lý đám đơng vẫn có trong họ nhưng với mức độ ít hơn và họ ln xử lý thơng tin bằng lí trí chứ khơng phải tình cảm.

Đây được xem là những nhà đầu tư chuyên nghiệp trên thị trường chứng khoán Việt Nam. Họ đã tìm hiểu và nắm được tương đối chính xác phương pháp đầu tư: kỹ thuật, cơ bản thơng tin….

Đặc điểm nhà đầu tư khơng chun:

Vốn đầu tư không nhiều: không xét đến những đại gia chứng khoán sở hữu hàng ngàn tỷ đồng, phần lớn các nhà đầu tư là nhỏ lẻ với số vốn ít ỏi từ vài trăm triệu đến vài tỷ tham gia vào thị trường chứng khốn coi nó như một kênh tiết

kiệm lời nhiều rủi ro cao do đó hoạt động của họ ít tác động đến diễn biến của thị trường.

Đầu tư thiên về xu hướng lướt sóng, ít nắm giữ lâu dài: nhà đầu tư cá nhân

nhỏ lẻ đầu tư vào thị trường chứng khoán với tư duy kiếm lời nhanh nhưng do hạn chế về vốn nên họ thường đầu tư lướt sóng, bán ra khi giá cổ phiếu tăng đến giá mong muốn để chốt lời nhưng khi thị trường đi xuống thì hay bỏ của chạy lấy người.

Nắm bắt thơng tin tương đối chậm, ít có khả năng tiếp cận với các nguồn thơng tin chính xác và đáng tin cậy: tuy các nhà đầu tư nhỏ lẻ cũng đã chuyên nghiệp hơn so với 10 năm trước nhưng trình độ quản lý tài chính, đọc hiểu báo cáo tài chính và hiểu rõ bản chất của cơng ty, của ngành vẫn cịn rất nhiều hạn chế do đó họ gặp nhiều khó khăn trong việc đánh giá tình hình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp để quyết định đầu tư, dẫn đến việc định giá giá trị cổ phiếu dễ có sai lầm. Ngồi ra, nhiều nhà đầu tư cá nhân thường thiếu thơng tin chính xác khi đầu tư. Họ hay căn cứ vào tin đồn (những tin khơng chính thức) và coi đó là nguồn thơng tin đáng tin cậy.

Khơng có cách thức đầu tư rõ ràng: nhà đầu tư cá nhân thường khơng có cách

thức đầu tư rõ ràng, họ thường đầu tư theo cảm tính do đó họ dùng tất cả số tiền mình có để mua cổ phiếu và khơng có dự phịng rủi ro, thậm chí chỉ mua một cổ phiếu thay vì một danh mục đầu tư, với mong muốn thu được khoản lợi nhuận càng nhiều càng tốt. Khi đạt được lợi nhuận, nhiều nhà đầu tư cá nhân thường dành một phần, thậm chí rất nhiều vào chi tiêu dùng mà ít khi dùng khoản lợi nhuận này cho hoạt động tái đầu tư.

Thiếu kiến thức về thị trường, tâm lý không ổn định, dễ bị tác động bởi đám

biết chắc mình đang làm gì, nhiều nhà đầu tư lại quá dễ dàng mạo hiểm tiền của mình để nghe theo người khác. Họ thường đầu tư theo lời khuyên của nhân viên môi giới, các chuyên gia chứng khốn, bạn bè, người thân mà khơng xem xét lại lời khun đó có hợp lý khơng. Đặc biệt họ thường chịu ảnh hưởng rất nhiều của tâm lý bầy đàn, chính vì suy nghĩ này mà khi thị trường đi xuống, họ thường bán tháo cổ phiếu theo đám đơng làm cho thị trường càng chìm sâu xuống đáy.

DIỄN BIẾN HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ CỦA NHÀ ĐẦU TƯ CÁ NHÂN

Mặc dù với số vối ít ỏi không đủ dẫn dắt thị trường nhưng với số lượng tài khoản chiếm 95% số tài khoản trên thị trường, hoạt động của nhà đầu tư cá nhân luôn theo sát thị trường, những biến động của thị trường luôn ảnh hưởng rất mạnh đến hoạt động của nhà đầu tư cá nhân.

Trong giai đoạn từ 2006 đến cuối năm 2007, thị trường chứng khoán đã trải qua nhiều giai đoạn từ tăng mạnh nhất cho đến điều chỉnh bắt đầu từ giữa tháng 3/2007 và cho đến đầu tháng 8/2007 là bắt đầu suy thoái. Trong khoảng thời gian này mặc dù thị trường có biến động nhưng nhà đầu tư cá nhân vẫn còn hưng phấn trong việc tham gia vào thị trường, lúc này nhiều nhà đầu tư đầu cơ tranh mua cổ phiếu vì cho rằng thị trường chứng khốn lúc này vẫn miếng mồi béo bỡ để kiếm lời. Thêm vào đó, việc nhiều nhà đầu tư cá nhân thu được những khoản lợi nhuận khổng lồ từ thị trường chứng khoán trong năm 2006 cũng tạo tiếng vang lớn thu hút thêm một lượng lớn những nhà đầu tư mới tham gia thị trường làm khối lượng tài khoản tăng lên từ khoảng 106.000 tài khoản vào cuối năm 2006 lên tới trên 200.000 vào cuối năm 2007.

đầu tư cá nhân rơi vào tâm trạng sợ hãi và tuyệt vọng, họ khơng cịn quá tự tin vào bản thân, họ bắt đầu tháo chạy khỏi thị trường với hi vọng cắt lỗ và đến cuối tháng 2/ 2009, sau một thời gian giảm dài, sự can thiệp kịp thời của chính phủ đã giúp nền kinh tế Việt Nam vượt qua giai đoạn khó khăn, thị trường chứng khốn hồi phục một cách mạnh mẽ sau hơn một năm suy thoái, lúc này những nhà đầu tư cá nhân đã biết được tính chất nguy hiểm của thị trường chứng khốn và bắt đầu tìm hiểu kỹ hơn các kiến thức về chứng khốn và thơng tin thị trường. Giai đoạn này là giai đoạn những nhà đầu tư chuyên nghiệp biết nắm bắt cơ hội, họ thực hiện việc đầu tư trên cơ sở phân tích và xem xét nhận đinh các chuyên gia và vẫn kiếm được lợi nhuận chứ không lỗ như những nhà đầu tư nghiệp dư.

Đang trên đà phục hồi nhưng từ cuối năm 2009 đến cuối năm 2011, thị trường lại rơi vào tình trạng suy thối kép do chính sách kích cầu năm 2009 đã bơm một lượng tiền lớn vào nền kinh tế nhưng không tập trung trọng điểm vào sản xuất nên dẫn tới lạm phát “phi mã” cộng với chính sách thắt chặt tiền tệ chưa hợp lý dẫn đến tình trạng nền kinh tế rơi vào việc lạm phát tăng, sức mua giảm, sản xuất đình đốn, thị trường bất động sản đóng băng… lúc này nhà đầu tư cá nhân thể hiện rõ sự chán nản và mệt mỏi khi lần lượt rút khỏi thị trường, số tài khoản còn giao dịch chỉ chiếm từ 25% – 30 % số tài khoản đăng ký. Sang đầu năm 2012, tình hình khả quan hơn, thị trường bắt đầu phục hồi nhà đầu tư cá nhân đã quay trở lại với thị trường chứng khốn và tích cực tham gia mua bán, điều này thể hiện qua từ tháng 2 đến hết tháng 3, vỏn vẹn chưa đầy 2 tháng, số lệnh đặt vào hệ thống có sự biến động mạnh. Cá biệt có ngày đạt hơn 100.000 lệnh mua và gần 95.000 lệnh bán tương đương cao hơn gấp 4,5 lần bình quân 4 tháng cuối năm 2011.

Hình 2.2 Biến động số lệnh mua bán từ tháng 10/ 2011 đến tháng 3/ 2012

Nguồn: http://www.xaluan.com/modules.php?name=News&file=article&sid= 366573

Cùng với sự biến động mạnh của số lệnh, khối lượng đặt mua và khối lượng đặt bán tháng 2 và tháng 3 cũng cao hơn nhiều so với những tháng trước. Biên độ biến động khối lượng cũng tăng mạnh. So với đáy khối lượng mua, bán, tổng khối lượng đặt mua, bán tại ngày đạt mức cao nhất cao gấp 8 đến 9 lần.

Hình 2.3 Biến động khối lượng mua bán từ tháng 10/ 2011 đến tháng 3/ 2012

Nguồn: http://www.xaluan.com/modules.php?name=News&file=article&sid= 366573

TÓM TẮT CHƯƠNG 2

Chương 2 đã giới thiệu tổng quan về thị trường chứng khoán Việt Nam và tình hình hoạt động của thị trường hiện nay đồng thời phân tích một số đặc điểm của

điểm như vốn đầu tư không nhiều, thường đầu tư lướt sóng, ngắn hạn, nắm bắt thơng tin tương đối chậm, ít có khả năng tiếp cận với nguồn thơng tin chính xác và đáng tin cậy, khơng có cách thức đầu tư rõ ràng, thiếu kiến thức về thị trường, tâm lý yếu, dễ bị tác động… Ngoài ra chương này cịn phân tích tình hình đầu tư của nhà đầu tư cá nhân từ 2006 đến nay để thấy được nhà đầu tư cá nhân đã theo sát thị trường chứng khốn như thế nào, nhìn vào nhà đầu tư cá nhân có thể biết được thị trường chứng khoán đang tăng trưởng ra sao. Chương tiếp theo sẽ trình bày về phương pháp nghiên cứu, quy trình nghiên cứu để đánh giá các thang đo và mơ hình nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định đầu tư chứng khoán của nhà đầu tư cá nhân.

CHƯƠNG 3

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định đầu tư chứng khoán của nhà đầu tư cá nhân tại TPHCM (Trang 50 - 62)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(148 trang)