QUẢN TRỊ RỦI RO THANH KHOẢN

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến rủi ro thanh khoản tại ngân hàng TMCP á châu (Trang 25 - 30)

1.3.1. Duy trì tỷ lệ hợp lý giữa vốn dự trữ và vốn kinh doanh

Mỗi ngân hàng cần xây dựng một chiến lược thanh khoản phù hợp, theo đó

cần xác định một tỷ lệ hợp lý giữa nguồn vốn dự trữ và nguồn vốn kinh doanh sao cho phù hợp với đặc điểm hoạt động của ngân hàng. Chiến lược nên đạt trong tương quan sức mạnh tài chính của ngân hàng và khả năng chịu được của ngân hàng trong bối cảnh khủng hoảng thanh khoản tạm thời và dài hạn.

1.3.2. Chú trọng yếu tố thời gian của vấn đề thanh khoản

Xét về thời gian, nhu cầu thanh khoản của một ngân hàng bao gồm cả trong

ngắn hạn và dài hạn

Nhu cầu thanh khoản ngắn hạn gần như mang tính tức thời, bao gồm các khoản tiền gửi giao dịch hoặc tiền gửi có kỳ hạn đến hạn, các công cụ huy động thuộc thị trường tiền tệ... nằm trong phạm vi nhu cầu thanh khoản ngắn hạn. Để đáp ứng nhu cầu thanh khoản thuộc loại này, địi hỏi ngân hàng phải duy trì ở mức độ khá lớn các loại tài sản có tính thanh khoản cao (tiền mặt tại quỹ, tiền gửi tại NHTW và các định chế tài chính khác, chứng khốn Chính phủ...)

Nhu cầu thanh khoản dài hạn do các nhân tố mang tính chất thời vụ, chu kỳ và xu hướng tạo ra. Chẳng hạn nhu cầu rút tiền hay vay mượn của cá nhân thường đặc biệt tăng cao vào các ngày cận kề với các dịp lễ trong năm để trang trải chi tiêu, mua sắm. Để đáp ứng loại nhu cầu thanh khoản này, đòi hỏi ngân hàng cần phải dự phòng trước khả năng cung cấp vốn từ nhiều nguồn khác nhau và ở mức độ cao hơn

3 Tài liệu tham khảo: PGS. TS. Trần Huy Hồng, Giáo trình Quản trị Ngân hàng thương mại, Trang 241, NXB Lao động – Xã hội 2011

so với nhu cầu thanh khoản ngắn hạn. Ví dụ như đặt kế hoạch thu hút các khoản tiền gửi mới, thỏa thuận vay dài hạn từ công chúng hoặc từ quỹ dự trữ của các ngân hàng khác... Do yếu tố thời gian là mang tính quyết định: Làm thế nào, khi nào và ở đâu có thể tiếp cận các nguồn cung cấp thanh khoản mỗi khi cần đến.

1.3.3. Đảm bảo tỷ lệ về khả năng chi trả

Cuối mỗi ngày, tổ chức tín dụng phải xác định và có biện pháp để đảm bảo các tỷ lệ về khả năng chi trả cho ngày hôm sau như sau:

 Tỷ lệ tối thiểu bằng 15% giữa Tổng tài sản Có thanh tốn ngay và Tổng nợ phải trả4.

 Tỷ lệ tối thiểu bằng 1 giữa Tổng tài sản Có đến hạn thanh toán trong 7 ngày tiếp theo kể từ ngày hôm sau và Tổng tài sản Nợ đến hạn thanh tốn trong 7 ngày tiếp theo5 kể từ ngày hơm sau đối với đồng Việt Nam, đồng Euro, đồng Bảng Anh và đồng đô la Mỹ (bao gồm đồng đô la Mỹ và các ngoại tệ khác còn lại được quy đổi sang đô la Mỹ theo tỷ giá liên ngân hàng cuối mỗi ngày).

1.3.4. Sử dụng các phương pháp dự báo thanh khoản

Để dự báo thanh khoản, các ngân hàng có thể áp dụng các phương pháp sau:

 Phương pháp tiếp cận nguồn vốn và sử dụng vốn

 Phương pháp tiếp cận cấu trúc vốn

 Phương pháp xác định xác suất mỗi tình huống

 Phương pháp thang đáo hạn

 Phương pháp tiếp cận các chỉ số thanh khoản

Mỗi phương pháp dựa trên một số giả thiết cụ thể, kết quả thu được chỉ là gần đúng so với nhu cầu thanh khoản thực sự tại thời điểm đã cho nào đó. Thơng thường, nhà quản trị thanh khoản phải xác định dự trữ thanh khoản được cấu thành bởi hai bộ phận: dự trữ kế hoạch (đáp ứng nhu cầu thanh khoản dự kiến) và dự trữ bổ sung (đáp ứng nhu cầu thanh khoản ngoài dự kiến).

4 Cách xác định chi tiết tại Phụ lục 1 5 Cách xác định chi tiết tại Phụ lục 1

1.3.4.1. Phương pháp tiếp cận nguồn vốn và sử dụng vốn

Phương pháp này bắt đầu với hai thực tế đơn giản:

Một là, khả năng thanh khoản của ngân hàng tăng khi tiền gửi tăng và cho

vay giảm

Hai là, khả năng thanh khoản của ngân hàng giảm khi tiền gửi giảm và cho

vay tăng

Từ đầu năm, ngân hàng ước lượng nhu cầu thanh khoản của các tháng, quý trong năm. Bất cứ lúc nào khi nguồn tạo ra thanh khoản và nhu cầu sử dụng thanh khoản khơng cân bằng với nhau, ngân hàng có một độ lệch thanh khoản được xác định như sau:

Độ lệch thanh khoản = Tổng cung thanh khoản – Tổng cầu thanh khoản

(Liquidity gap) (1) (2)

Khi (1) > (2): ngân hàng có một độ lệch thanh khoản dương và phần thanh

khoản thặng dư nhanh chóng phải được đầu tư vào những tài sản sinh lợi cho đến khi chúng được cần đến để trang trải nhu cầu tiền sau này.

Ngược lại, (1) < (2), ngân hàng có một độ lệch thanh khoản âm, trong trường hợp này, ngân hàng cần phải gia tăng thanh khoản từ nhiều nguồn cung cấp sẵn có khác nhau một cách kịp thời và với chi phí rẻ nhất.

1.3.4.2. Phương pháp tiếp cận cấu trúc vốn

Phương pháp này được tiến hành theo trình tự 2 bước:

Bước 1: Chia các khoản tiền gửi và các nguồn khác thành các loại trên cơ sở

ước lượng xác suất (khả năng) rút tiền của khách hàng. Ví dụ: có thể chia tiền gửi và các khoản huy động phi tiền gửi của ngân hàng thành 3 loại:

 Loại 1: Ổn định thấp

 Loại 2: Ổn định vừa phải

 Loại 3: Ổn định cao

Bước 2: Xác định mức dự trữ thanh khoản cho từng loại trên cơ sở ấn định tỷ

lệ dự trữ thích hợp với trạng thái của chúng. Ví dụ:

 Đối với loại 2: 30%

 Đối với loại 3: 15%

Như vậy nhu cầu dự trữ thanh khoản cho các khoản tiền gửi và các khoản huy động phi tiền gửi được xác định như sau:

Dự trữ thanh khoản tài sản nợ huy động = 95% (Nguồn ổn định thấp – Dự

trữ bắt buộc) + 30% (Nguồn ổn định vừa – Dự trữ bắt buộc ) + 15% (Nguồn ổn định cao – Dự trữ bắt buộc)

Đối với các khoản tiền cho vay, ngân hàng phải sẵn sàng mọi lúc một khi khách hàng nộp đơn xin vay và thỏa mãn các tiêu chuẩn tín dụng theo yêu cầu của ngân hàng (các khoản vay có chất lượng cao). Sau khi được chấp thuận, hạn mức cho vay có thể ra khỏi ngân hàng chỉ trong phạm vi vài giờ hoặc vài ngày sau đó. Như vậy:

Tổng nhu cầu thanh khoản = Dự trữ thanh khoản tài sản nợ huy động + Nhu cầu tiền vay tiềm năng

1.3.4.3. Phương pháp xác định xác suất mỗi tình huống

Phương pháp này được thực hiện theo trình tự 2 bước như sau:

Bước 1: Ngân hàng phỏng đoán khả năng xảy ra mỗi trạng thái thanh khoản

theo 3 cấp độ:

 Khả năng xấu nhất khi:

Tiền gửi xuống thấp dưới mức dự kiến. Tiền vay lên cao trên mức dự kiến.

 Khả năng tốt nhất khi:

Tiền gửi lên cao trên mức dự kiến. Tiền vay xuống thấp dưới mức dự kiến.

 Khả năng thực tế: nằm ở cấp độ nào đó giữa 2 cấp độ trên

Bước 2: Xác định nhu cầu thanh khoản theo công thức Trạng thái thanh khoản dự kiến =

1

n

Pi∗SDi

Trong đó: Pi : Xác suất tương ứng với một trong 3 khả năng

1.3.4.4. Phương pháp thang đáo hạn:

Phương pháp này xây dựng thang đáo hạn để so sánh các dòng tiền ra và dòng tiền vào trong mỗi ngày hoặc trong một thời kỳ nhất định, qua đó để xác định được các trạng thái thanh khoản ròng và trạng thái thanh khoản tích lũy.

Các dịng tiền ra có thể được xếp thứ tự theo ngày mà các tài sản Nợ đáo hạn, ngày sớm nhất mà người gửi tiền tiết kiệm thực hiện quyền được rút tiền gửi trước hạn, hoặc ngày sớm nhất mà các nhu cầu về vốn phát sinh một cách đột xuất.

Các dịng tiền vào có thể được xếp thứ tự theo ngày mà các tài sản Có đáo hạn hoặc căn cứ vào ước tính của ngân hàng về dịng tiền.

1.3.4.5. Phương pháp tiếp cận các chỉ số thanh khoản

Phương pháp tính tốn nhu cầu thanh khoản này dựa trên cơ sở kinh nghiệm riêng có của ngân hàng và các chỉ số trung bình trong ngành. Thông thường chỉ số thanh khoản sau đây được sử dụng:

 Vốn điều lệ

 Tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu – CAR6 (Capital Adequacy Ratio)

 Chỉ số giới hạn huy động vốn – H1

 Chỉ số vốn tự có/Tổng tài sản có – H2

 Chỉ số trạng thái tiền mặt – H3

 Chỉ số năng lực cho vay – H4

 Chỉ số dư nợ/Tiền gửi khách hàng – H5

 Chỉ số chứng khoán thanh khoản – H6

 Chỉ số trạng thái ròng đối với các TCTD – H7

 Chỉ số (Tiền mặt + Tiền gửi tại TCTD)/Tiền gửi của khách hàng – H8

Để quản trị tốt công tác thanh khoản ngân hàng cần phải cùng đồng thời quản trị tốt các chỉ số thanh khoản và cốt lõi chính là quản trị việc tạo nguồn vốn và sử dụng vốn như thế nào để đạt lợi nhuận cao nhất mà vẫn đảm bảo khả năng thanh khoản.

Ngoài ra, để dự báo thanh khoản, các ngân hàng có thể áp dụng phương

pháp dựa vào các chỉ tiêu cơ bản đánh giá theo dấu hiệu của thị trường, bao gồm:

 Sự tin tưởng của dân chúng thông qua lưu lượng vốn và chi phí trả lãi mà ngân hàng huy động được qua mỗi thời kỳ.

 Giá cổ phiếu của ngân hàng.

 Tổn thất từ việc bán vội vã tài sản có.

 Việc đáp ứng các cam kết của ngân hàng đối với khách hàng vay: Cụ thể là các ràng buộc như yêu cầu từ lợi nhuận dự kiến hợp lý, áp lực thanh khoản.

 Các khoản vay từ Ngân hàng Trung ương.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến rủi ro thanh khoản tại ngân hàng TMCP á châu (Trang 25 - 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)