2.4.1. Ưu điểm
Ðảm bảo tuân thủ các quy định của Ngân hàng Nhà nước về các tỷ lệ đảm bảo an toàn trong hoạt động ngân hàng như các Thông tư số 13/2010/TT- NHNN ngày 20/05/2010, Thông tư số 19/2010/TT-NHNN ngày 27/09/2010 và các quy định khác có liên quan.
Các chỉ số thanh khoản của ACB qua các năm ở mức độ khá tốt và nằm trong giới hạn đảm bảo an toàn thanh khoản.
Ðáp ứng kịp thời các nghĩa vụ thanh toán đến hạn của tồn hệ thống ACB với chi phí hợp lý.
Có biện pháp dự phịng thanh khoản khá tốt vào cuối năm hay trước các dịp lễ, Tết nên đã giảm thiểu được tác động của yếu tố chu kỳ đến rủi ro thanh khoản.
Đảm bảo thanh khoản cho ACB trong điều kiện tình hình thanh khoản của tồn hệ thống ngân hàng gặp rất nhiều khó khăn và cả trong tình huống xảy ra khủng hoảng thanh khoản.
Nguồn vốn huy động phục hồi khá tốt sau những sự cố rút tiền ồ ạt.
Các thành viên Hội đồng quản trị ACB là những người có năng lực và nhiều kinh nghiệm trong điều hành, do đó cơng tác quản trị rủi ro thanh khoản được giám sát chặt chẽ và kịp thời xử lý khi xảy ra khủng hoảng thanh khoản.
Có sự phân định rõ chức năng nhiệm vụ của các phòng ban, bộ phận giúp tập trung các nguồn lực trong việc đối phó với các rủi ro thanh khoản.
Giảm thiểu được rủi ro thanh khoản thơng qua q trình nhận biết, ước tính, đo lường, theo dõi, kiểm sốt rủi ro thanh khoản.
Thực hiện tốt công tác cải tiến quy trình, chính sách quản trị rủi ro thanh khoản theo Thông lệ quốc tế cũng như đặc trưng hoạt động của ACB.
2.4.2. Hạn chế và nguyên nhân
Hạn chế của hoạt động quản trị rủi ro thanh khoản của ACB
Công tác dự báo các điều kiện kinh tế vi mô, dự báo rủi ro thanh khoản của ACB chưa thật tốt.
Chưa thực hiện tốt quản lý lãi suất, khe hở lãi suất
Việc phân tích mơ phỏng thanh khoản và xây dựng kịch bản thanh khoản của ACB còn bỏ ngõ.
Chưa thực hiện triển khai đồng bộ dù dã có những quy định trong chính sách thanh khoản
Ðội ngũ nhân viên phục vụ công tác quản trị rủi ro nói chung và quản trị rủi ro thanh khoản nói riêng cịn q ít, thiếu kinh nghiệm cũng ảnh huởng đến hiệu quả của hoạt động quản trị rủi ro thanh khoản.
Nguyên nhân:
Thiếu các công cụ kỹ thuật cảnh báo về khủng hoảng, dự báo các điều kiện kinh tế vi mơ, phân tích mơ phỏng thanh khoản và xây dựng kịch bản thanh khoản.
Công nghệ thông tin chưa tốt nên không vận dụng được trong công tác cảnh báo, dự báo ảnh hưởng đến hiệu quả của việc quản trị rủi ro thanh khoản.
Chưa có chiến lược và quy trình quản trị rủi ro thanh khoản một cách bài bản mà chủ yếu dựa vào các quy định tác nghiệp cụ thể hay các biện pháp xử lý tạm thời để ứng phó với rủi ro thanh khoản.
Chưa có những quy định thể hiện mối liên hệ giữa rủi ro thanh khoản và các loại rủi ro khác nhu rủi ro lãi suất, rủi ro tín dụng. Ðây là các loại rủi ro có mối liên hệ đan xen với nhau theo nhiều cách khác nhau, việc không quan tâm đến các loại rủi ro trên có thể làm giảm hiệu quả của chính sách thanh khoản.
Chưa thực hiện tốt một số nguyên tắc an toàn trong hoạt động quản trị rủi ro thanh khoản gây thất thốt tài sản, mất lịng tin của khách hàng.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2
Rủi ro thanh khoản là một trong rủi ro mà các ngân hàng thương mại thường xuyên phải đối mặt nhất là trong giai đoạn nền kinh tế xã hội có nhiều biến động như hiện nay. Ngoài những rủi ro thanh khoản có tính hệ thống như giai đoạn năm 2007 – 2008 và năm 2010 – 2011, ACB cịn phải ứng phó nhiều lần với tình trạng khủng hoảng thanh khoản xảy ra trong quá trình hoạt động của mình. Do đó, ACB cần phải tăng cường hơn nữa cơng tác quản trị rủi ro thanh khoản của ngân hàng bằng cách đảm bảo an toàn cho hoạt động kinh doanh, đồng thời nâng cao hiệu quả hoạt động và đặc biệt là củng cố niềm tin của khách hàng đối với ACB.
CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP HẠN CHẾ RỦI RO THANH KHOẢN TẠI NGÂN HÀNG TMCP Á CHÂU