Tổng quan về chất lượng kiểm toán

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu ảnh hưởng của việc tuân thủ đạo đức nghề nghiệp đến chất lượng kiểm toán và đề xuất giải pháp (Trang 26 - 29)

1.2.1 Khái niệm về chất lượng kiểm toán

“Chất lượng là một phạm trù triết học biểu thị những thuộc tính bản chất của sự vật, chỉ rõ nó là cái gì, tính ổn định tương đối của sự vật để phân biệt nó với các sự vật khác. Chất lượng là đặc tính khách quan của sự vật, biểu hiện ra bên ngoài qua các thuộc tính. Nó là cái liên kết các thuộc tính của sự vật lại làm một, gắn bó với sự vật như một tổng thể, bao qt tồn bộ sự vật và khơng tách khỏi sự vật. Sự vật trong khi vẫn còn là bản thân nó thì khơng thể mất chất lượng của nó. Sự thay đổi chất lượng kéo theo sự thay đổi của sự vật về căn bản. Chất lượng của sự vật bao giờ cũng gắn liền với tính quy định về số lượng của nó và khơng thể tồn tại ngồi tính quy định ấy. Mỗi sự vật bao giờ cũng là sự thống nhất của chất lượng và số lượng.” [12]

Chất lượng kiểm toán được định nghĩa theo nhiều cách khác nhau. Theo Chuẩn mực kiểm toán Việt Nam (CMKiT) số 220 – Kiểm soát chất lượng hoạt động kiểm toán “Chất lượng hoạt động kiểm toán là mức độ thỏa mãn của các đối tượng sử dụng kết quả kiểm tốn về tính khách quan và độ tin cậy vào ý kiến kiểm toán của kiểm toán viên, đồng thời thỏa mãn mong muốn của các đối tượng được kiểm toán về những ý kiến đóng góp của kiểm toán viên, nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh, trong thời gian định trước với giá phí hợp lý”.

Nhiều chuyên gia trong lĩnh vực này đã nghiên cứu để về chất lượng kiểm tốn nhằm tìm hiểu các yếu tố giúp thỏa mãn yêu cầu của người sử dụng báo cáo kiểm toán, sao cho thu hẹp khoảng cách mong đợi của công chúng với khả năng thực hiện của kiểm toán viên.

Theo một số nghiên cứu, chất lượng kiểm tốn được xem là mức độ cơng ty kiểm toán tuân thủ theo các CMKiT trong q trình thực hiện kiểm tốn, như Krishnan and Schauner (2001), cho rằng Chất lượng kiểm tốn có liên quan đến việc tuân thủ yêu cầu của Các nguyên tắc, quy tắc và thông lệ kế toán được chấp nhận (Generally Accepted Accounting Principles – GAAP), và việc tuân thủ yêu cầu của GAAP sẽ tăng

lên khi quy mô của công ty tăng lên; Chất lượng kiểm toán sẽ được tăng cường nếu những người hành nghề có một sự hiểu biết rõ ràng của các quy định của Chuẩn mực về Báo cáo kiểm toán (Statements on Auditing Standards – SAS) (Mc Connell and Banks, 1998).

Các quan điểm nghiên cứu khác cho rằng:

- Chất lượng dịch vụ kiểm toán được định nghĩa là khả năng mà một kiểm toán viên nhất định sẽ đồng thời (a) phát hiện ra một hành vi vi phạm của hệ thống kế toán khách hàng, và (b) báo cáo hành vi vi phạm (DeAngelo,1981);

- Chất lượng kiểm toán được xác định theo mức độ đảm bảo, vì mục đích của kiểm tốn là để cung cấp đảm bảo trên báo cáo tài chính, chất lượng kiểm tốn là xác suất mà báo cáo tài chính khơng chứa sai sót trọng yếu (Palmrose, 1988);

- Là khả năng kiểm tốn viên khơng phát hành báo cáo chấp nhận toàn phần cho những sai sót trọng yếu (Lee et al,1988);

- Là sự trung thực của thơng tin tài chính được trình bày trên báo cáo tài chính sau khi kiểm tốn (Krisky and Rotenberg ,1989).

Vậy, chất lượng kiểm tốn có thể được xem là: mức độ thỏa mãn của các đối tượng sử dụng kết quả khách quan và độ tin cậy vào ý kiến của kiểm toán viên. Mức độ thỏa mãn về chất lượng kiểm toán được xem xét dựa trên khả năng mà kiểm tốn viên có thể (a) phát hiện ra khiếm khuyết của hệ thống kế toán của khách hàng và (b) báo cáo các khiếm khuyết này.

1.2.2 Các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng kiểm toán

Để đạt được chất lượng, sản phẩm của kiểm toán phải thỏa mãn được các đối tượng sử dụng. Đối tượng kiểm tốn có thể chia thành hai nhóm chính: (i) nhóm người quản lý và (ii) nhóm cổ đơng và bên thứ ba. Đối với các cơng ty đại chúng thì báo cáo tài chính cần được kiểm tốn do có ảnh hưởng đến lợi ích chủ yếu của các cổ đông và bên thứ ba trong xã hội. Do đó nhóm đối tượng quan trọng mà kiểm toán hướng đến là xã hội và cơng chúng. Vì vậy, khi nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng

kiểm tốn, các nhà nghiên cứu phân tích và xem xét chủ yếu dưới góc nhìn của công chúng, xã hội. Người ta thường đánh giá chất lượng kiểm tốn dựa vào một số chỉ tiêu có liên quan đến chất lượng kiểm tốn. Một số nghiên cứu khác nhau về các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng kiểm toán như sau:

1.2.2.1 Quy mơ cơng ty kiểm tốn

DeAngelo (1981) kết luận rằng, các cơng ty kiểm tốn có quy mơ lớn thường có chất lượng kiểm toán được đánh giá cao hơn các cơng ty kiểm tốn nhỏ. Quy mơ của cơng ty kiểm tốn càng lớn thì họ càng bị áp lực kinh tế buộc phải duy trì và nâng cao chất lượng kiểm toán.

Burton (1986) chứng minh bằng thực nghiệm rằng, giá phí kiểm tốn của các cơng ty kiểm tốn có những sai phạm thường có mức thấp hơn các cơng ty khác.

1.2.2.2 Mức độ chuyên sâu trong từng lĩnh vực kiểm toán

Simunic and Stein (1987), để chun mơn hóa trong một lĩnh vực ngành nghề cụ thể thì các cơng ty kiểm tốn thường đầu tư vào cơng nghệ, kỹ thuật, phương tiện vật chất, nhân sự và hệ thống kiểm soát chất lượng để nâng cao dịch vụ của ngành mà mình chuyên sâu.

Balsam et al. (2003) và Krishnan (2003), khách hàng của những công ty kiểm tốn chun ngành thường có ít các khoản trích trước kế tốn tùy tiện hơn những khách hàng sử dụng công ty kiểm tốn khơng chun ngành.

Vậy, chỉ tiêu tính chun ngành có tác động đến chất lượng kiểm tốn.

1.2.2.3 Nhiệm kỳ kiểm toán viên

Theo Mautz và Sharaf (1961), nhiệm kỳ kiểm tốn viên càng dài thì chất lượng kiểm tốn càng giảm do nó làm gia tăng sự phụ thuộc của kiểm toán viên vào ban giám đốc của khách hàng. Sự thân mật của kiểm toán viên đối với khách hàng sẽ làm kiểm tốn viên khơng duy trì thái độ hồi nghi nghề nghiệp đúng mức và làm giảm tính khách quan của kiểm tốn viên.

1.2.2.4 Giá phí kiểm tốn

DeAngelo (1981) Hạ thấp chi phí (lowballing) có thể dẫn đến quỹ thời gian và chi phí dự trù cho cuộc kiểm tốn bị hạ thấp và điều này tạo áp lực, khó khăn cho kiểm tốn viên trong việc phát hiện ra các sai phạm trọng yếu do sợ bị mất khách hàng.

Các nghiên cứu của Francis và Simon (1987) cũng cung cấp thêm bằng chứng là các cơng ty kiểm tốn thường giảm giá phí kiểm tốn cho năm đầu tiên.

Như vậy, việc giảm phí kiểm tốn sẽ làm giảm chất lượng kiểm tốn.

1.2.2.5 Phạm vi của dịch vụ phi kiểm toán cung cấp

Theo Simunic (1984), mối quan hệ kinh tế giữa cơng ty kiểm tốn và khách hàng có thể gia tăng do sự kết hợp cung cấp dịch vụ phi kiểm toán với dịch vụ kiểm tốn. Khiến cho cơng ty kiểm toán nhượng bộ khách hàng khi có sự bất đồng ý kiến với khách hàng nhằm giữ được khách hàng.

Tóm lại, nhiều tác giả trên thế giới đã nghiên cứu và tìm ra các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng kiểm tốn để ngày càng hồn thiện và nâng cao chất lượng của hoạt động kiểm tốn, từ đó tăng cường niềm tin của công chúng đối với hoạt động này.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu ảnh hưởng của việc tuân thủ đạo đức nghề nghiệp đến chất lượng kiểm toán và đề xuất giải pháp (Trang 26 - 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(115 trang)