Các giải pháp hỗ trợ khác

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu ảnh hưởng của việc tuân thủ đạo đức nghề nghiệp đến chất lượng kiểm toán và đề xuất giải pháp (Trang 97 - 98)

Từ các nghiên cứu trong phần cơ sở lý luận và kết quả nghiên cứu của đề tài thì chất lượng kiểm tốn của các công ty bị ảnh hưởng bởi 3 yếu tố chính là tính độc lập, năng lực chuyên môn và tuân thủ chuẩn mực chuyên mơn. Bên cạnh đó, chất lượng kiểm tốn cịn phụ thuộc vào quy mô công ty, nhiệm kỳ kiểm tốn, giá phí kiểm tốn, mức độ chuyên sâu trong từng lĩnh vực, phạm vi kiểm tốn,... Do đó, ngồi việc các cơng ty phải nâng cao đạo đức nghề nghiệp thì cần phải điều chỉnh một số nội dung sau để nâng cao hiệu quả hoạt động như sau:

3.3.1 Điều chỉnh theo hướng tăng dần quy mơ cơng ty kiểm tốn

Theo Báo cáo của Hội kiểm toán viên hành nghề Việt Nam, đến 90% các công ty kiểm tốn Việt Nam là các cơng ty có quy mơ vừa và nhỏ chưa có điều kiện để thực hiện bồi dưỡng, đào tạo nhân viên, thiếu nguồn nhân lực để thực hiện chương trình kiểm tốn. Điều này ảnh hưởng đến chất lượng kiểm toán, theo nghiên cứu của DeAngelo (1981), các công ty kiểm tốn có quy mơ lớn thường có chất lượng kiểm toán được đánh giá cao hơn các cơng ty kiểm tốn nhỏ. Do đó, các cơng ty vừa và nhỏ để nâng cao chất lượng kiểm tốn thì cần phải từng bước ổn định về mặt nhân sự, tăng dần hoặc duy trì quy mơ hoạt động.

- Các cơng ty kiểm tốn q nhỏ nên có phương án sáp nhập, hợp nhất công ty để tăng cường vị thế cạnh tranh và năng lực hoạt động.

- Xây dựng cơ cấu Ban Giám đốc có từ 2 người có chứng chỉ KTV trở lên để thực hiện luân phiên ký báo cáo kiểm toán đối với các khách hàng kiểm toán trên 3 năm liên tục.

- Các công ty kiểm tốn nhỏ cơ cấu lại vốn và có kế hoạch phát triển KTV để đủ điều kiện hành nghề theo Luật Kiểm toán độc lập.

3.3.2 Nâng cao trình độ Kiểm tốn viên

Nguồn nhân lực là yếu tố không thể thiếu đối với bất kỳ công ty nào, đối với công ty kiểm tốn thì KTV là lực lượng chủ chốt thực hiện cơng việc kiểm tốn và có liên

quan trực tiếp đến chất lượng kiểm tốn của cơng ty. Do đó, để nâng cao chất lượng kiểm tốn thì các cơng ty cần chú trọng để nâng cao trình độ KTV.

- Các cơng ty cần xác định rõ vị trí, chức danh, nhiệm vụ và yêu cầu phải đào tạo, cập nhập kiến thức cho từng cấp bậc cán bộ, nhân viên;

- Xây dựng quy chế đào tạo, cập nhật kiến thức và kế hoạch chương trình đào tạo, cập nhật kiến thức hàng năm cho từng cấp bậc nhân viên.

- Chú trọng giáo dục nâng cao ý thức cho đội ngũ trợ lý KTV, tăng cường ý thức về việc tuân thủ chuẩn mực kiểm toán và chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp.

- Mở rộng các hình thức, nội dung đào tạo, nâng cao kiến thức chuyên môn cho KTV và trợ lý kiểm tốn, khơng chỉ giới hạn trong việc tham gia các lớp học do VACPA tổ chức mà cần tăng cường tham gia các chuyên đề hữu ích đối với ngành nghề, tham gia các lớp đào tạo phù hợp do các đơn vị khác tổ chức, hoặc mời các chuyên gia có uy tín và kinh nghiệm về giảng dạy cho nhân viên.

- Việc khuyến khích KTV và trợ lý kiểm tốn tham gia các chương trình học lấy chứng chỉ kiểm toán quốc tế như ACCA (Hội kế tốn cơng chứng Anh Quốc), CPAA nhằm góp phần vào sự phát triển bền vững và góp phần nâng cao uy thế của cơng ty.

- Các công ty phải mua bảo hiểm nghề nghiệp hoặc trích quỹ dự phòng rủi ro nghề nghiệp theo đúng quy định để hạn chế phần nào các tổn thất có thể xảy ra trong tương lai do rủi ro nghề nghiệp.

- Các công ty cần thực hiện đầy đủ chế độ BHXH cho nhân viên, đặc biệt là đối với các KTV để đảm bảo tuân thủ quy định của Luật BHXH, đồng thời tăng cường sự gắn bó của KTV đối với cơng ty.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu ảnh hưởng của việc tuân thủ đạo đức nghề nghiệp đến chất lượng kiểm toán và đề xuất giải pháp (Trang 97 - 98)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(115 trang)