Đặc điểm hoạt động kiểm toán độc lập tại Việt Nam

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu ảnh hưởng của việc tuân thủ đạo đức nghề nghiệp đến chất lượng kiểm toán và đề xuất giải pháp (Trang 33 - 36)

Kiểm toán độc lập ở Việt Nam ra đời và phát triển là một điều tất yếu khách quan do yêu cầu phát triển của nền kinh tế. Năm 1991, cơng ty kiểm tốn đầu tiên được thành lập dưới hình thức doanh nghiệp nhà nước, đó là Cơng ty Kiểm tốn Việt Nam (VACO). Từ đó đã tạo tiền đề cho sự ra đời của các công ty tiếp theo do yêu cầu cấp thiết của nền kinh tế nước ta thời kỳ đổi mới. Khi luật pháp quy định báo cáo tài chính của các cơng ty có vốn đầu tư nước ngoài và một số doanh nghiệp nhà nước phải được kiểm toán bởi tổ chức kiểm toán độc lập, nhu cầu kiểm toán ngày càng gia tăng, Nhà nước đã khuyến khích phát triển đa dạng các thành phần kinh tế và hợp tác với nước ngồi. Vì thế, nhiều cơng ty kiểm tốn thuộc các thành phần kinh tế, dưới nhiều hình thức pháp lý khác nhau đã lần lượt ra đời và hệ thống pháp quy đối với ngành nghề kiểm tốn cũng phát triển và ngày càng hồn thiện hơn.

2.1.1 Số lượng, cơ cấu và loại hình cơng ty

Từ năm 1991 đến nay, số lượng cơng ty kiểm tốn tăng lên nhanh chóng. Đến 02/2013 có 155 cơng ty kiểm tốn đã đăng ký hành nghề thuộc đủ các thành phần kinh tế gồm:

- 04 Cơng ty 100% vốn nước ngồi (E&Y, PwC, KPMG, Grant Thornton) - 05 Cơng ty có vốn đầu tư nước ngồi (E Jung, Mazars, HSK, Immanuel, S&S) - 145 Công ty TNHH

- 01 Công ty hợp danh (CPA VN)1

Từ năm 2009 đến hết năm 2012 có 66 cơng ty kiểm toán ngừng hoạt động, sáp nhập hoặc ngừng cung cấp dịch vụ kiểm toán, đã báo cáo với Bộ Tài chính và VACPA, năm 2012 có 01 cơng ty ngừng hoạt động (Cơng ty Biên Hịa - Mã số 144), 02 công ty sáp nhập thành 01 công ty.

2.1.2 Về đội ngũ Kiểm toán viên và nhân viên chuyên nghiệp

Ngay từ những ngày đầu thành lập, các công ty kiểm toán đã chú trọng đến việc tuyển nhân viên kiểm toán và nâng cao chất lượng của đội ngũ kiểm toán viên. Vào tháng 10/1994, Bộ tài chính đã tổ chức kỳ thi tuyển đầu tiên và đã cấp chứng chỉ đặc cách cho 49 người đủ điều kiện, tiêu chuẩn kiểm tốn viên chun ngành. Sau đó, qua các kỳ thi kiểm toán viên, số lượng người được cấp chứng chỉ ngày càng gia tăng. Ngồi các kiểm tốn viên được Bộ tài chính cấp chứng chỉ, cịn có các kiểm tốn viên được các tổ chức nghề nghiệp của các nước trên thế giới cấp chứng chỉ kiểm toán viên. Theo số liệu báo cáo của 147 Cơng ty, tính đến 31/12/2012 có 10.070 người làm việc trong các cơng ty kiểm tốn, trong đó có 8.836 nhân viên chun nghiệp và 1.385 nhân viên khác; 1.582 người có chứng chỉ kiểm tốn viên, trong đó có 192 người vừa có chứng chỉ KTV Việt Nam vừa có chứng chỉ KTV nước ngồi; 129 người có chứng chỉ KTV nước ngoài.

Đến hết năm 2012 đã có 2.445 người được cấp chứng chỉ KTV cấp nhà nước, trong đó, tính đến 20/3/2012 có 1.206 KTV đăng ký hành nghề kiểm toán năm 2012, bằng 94% so với năm 2011 là (1.277) người. Đến 28/02/2013 có 1.370 KTV đăng ký hành nghề kiểm toán năm 2013 (Kỳ thi CPA năm 2012, số lượng đạt chứng chỉ CPA Việt Nam là 271 người). Ngồi ra, có khoảng trên 1.000 người có chứng chỉ KTV Việt Nam khơng đăng ký hành nghề kiểm tốn. Nhìn chung, trình độ chun mơn và kinh nghiệm nghề nghiệp của đội ngũ KTV đã được nâng cao. Nhiều kiểm tốn viên có kinh nghiệm và kiến thức chun mơn tốt, có ý thức tuân thủ các nguyên tắc đạo đức nghề nghiệp, chuẩn mực kiểm tốn; có kỹ năng và phong cách làm việc chuyên nghiệp. Tuy nhiên số lượng KTV vẫn còn thiếu so với nhu cầu hiện nay.

2.1.3 Tình hình hoạt động của các cơng ty kiểm tốn

Trong những năm qua, tình hình hoạt động của các đối tượng kiểm tốn có những biến động rất lớn do một số nguyên nhân sau:

- Thị trường chứng khoán đã đi vào hoạt động và theo Luật Chứng Khốn, báo cáo tài chính của các cơng ty cổ phần niêm yết phải được kiểm toán bởi kiểm toán viên độc lập.

- Theo Nghị định 105/2004/NĐ-CP, đối tượng kiểm tốn bắt buộc là tồn bộ doanh nghiệp nhà nước và các quỹ tài chính nhà nước.

- Luật kinh doanh bảo hiểm bắt buộc các doanh nghiệp bảo hiểm, mơi giới chứng khốn, tái bảo hiểm đều phải kiểm toán báo cáo tài chính năm.

- Nghị định 187/2004/NĐ-CP thay thế Nghị định 64 quy định việc chuyển đổi doanh nghiệp nhà nước thành công ty cổ phần đã cho phép các cơng ty kiểm tốn thực hiện định giá các doanh nghiệp khi cổ phần hóa thay thế hội đồng thẩm định giá.

- Đối với các cơng ty kiểm tốn 100% vốn đầu tư nước ngoài đã được điều chỉnh giấy phép mở rộng phạm vi hoạt động ra hầu hết các loại hình doanh nghiệp, kể cả doanh nghiệp nhà nước.

- Các đơn vị hành chính sự nghiệp có thu cũng đã yêu cầu được cung cấp dịch vụ kiểm tốn báo cáo tài chính.

Cùng với sự phát triển về số lượng và quy mô để đáp ứng nhu cầu trên, những dịch vụ do các công ty cung cấp cũng đã không ngừng được đa dạng theo hướng mở rộng từng loại dịch vụ chi tiết trong dịch vụ kiểm toán (như kiểm toán báo cáo tài chính, kiểm tốn hoạt động, kiểm tốn tn thủ, kiểm toán soát xét, kiểm toán báo cáo quyết toán vốn đầu tư xây dựng cơ bản), mở rộng dịch vụ tư vấn (như tư vấn kế tốn, tài chính, tư vấn quản lý, thuế, tư vấn đầu tư, luật, tư vấn sát nhập, giải thể doanh nghiệp,...), dịch vụ tin học, dịch vụ thẩm định giá tài sản, dịch vụ tuyển dụng nhân viêm, đào tạo bồi dưỡng nghiệp vụ, cung cấp thông tin,...

Bảng 2.1: Tình hình doanh thu cơ cấu theo loại dịch vụ

Đơn vị tính: triệu đồng

(Nguồn trích dẫn: Báo cáo tổng kết hoạt động năm 2012 và phương phướng hoạt động năm 2013 của các cơng ty kiểm tốn)[9]

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu ảnh hưởng của việc tuân thủ đạo đức nghề nghiệp đến chất lượng kiểm toán và đề xuất giải pháp (Trang 33 - 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(115 trang)