3.4.1 Đối với VACPA
3.4.1.1 Có biện pháp kỷ luật hoặc xử phạt đối với các vi phạm
Hiện nay, trong các văn bản pháp luật, các quy định của Bộ tài chính và VACPA chưa đưa ra các biện pháp xử phạt, chế tài đối với cơng ty kiểm tốn, kiểm
tốn viên vi phạm chuẩn mực chun mơn và đạo đức nghề nghiệp. Do đó, cần có biện pháp nhắc nhở, kỷ luật, xử phạt và theo dõi việc sửa chữa các sai phạm, yếu kém của từng công ty được kiểm tra. Đối với cơng ty có nhiều sai phạm cần tiếp tục kiểm tra ngay vào năm tiếp theo.
3.4.1.2 Tăng cường quản lý về giá phí kiểm tốn
Hiện nay, hầu hết các cơng ty kiểm tốn vừa và nhỏ chưa quy định khung giá phí mà theo thoả thuận từng lần với khách hàng nên tùy tiện tăng giảm phí, khơng tổng hợp mức chi phí thực tế theo hợp đồng nên khơng có cơ sở để thỏa thuận năm sau.Việc cạnh tranh bằng cách giảm giá phí vẫn đang xảy ra, việc này dẫn đến tình trạng cạnh tranh khơng lành mạnh giữa các cơng ty và có nguy cơ ảnh hưởng đến chất lượng kiểm tốn. Vì vậy VACPA cần phải kiểm tra tính hợp lý của giá phí kiểm tốn mà các cơng ty kiểm toán đã ký kết với khách hàng. Có biện pháp cảnh cáo, nhắc nhở nếu cơng ty cố tình hạ thấp giá phí để cạnh tranh. Đồng thời Bộ tài chính cần ban hành quy định về thuyết minh BCTC phải công bố thông tin về mức phí kiểm tốn để minh bạch hóa thơng tin.
3.4.1.3 Tăng cường kiểm tra hàng năm
- Đảm bảo tất cả các cơng ty kiểm tốn đều được kiểm tra định kỳ theo quy định (ít nhất là 3 năm/1 lần).
- Tăng thêm số lượng các công ty được kiểm tra hàng năm.
- Hoàn thiện Bảng chấm điểm Hồ sơ kiểm toán để các chỉ tiêu trong Bảng chấm điểm phản ánh đầy đủ, toàn diện các yêu cầu theo quy định của Chuẩn mực kiểm toán.
- Xây dựng Bảng chấm điểm cho phần kiểm tra hệ thống để có cơ sở đánh giá chất lượng hệ thống hoạt động chung của công ty.
3.4.1.4 Ban hành, cập nhật hệ thống CMKiT Việt Nam kịp thời
Bộ tài chính và VACPA nên thường xuyên cập nhật hệ thống CMKiT Việt Nam theo tinh thần của CMKiT quốc tế hiện hành, không để CMKiT Việt Nam lạc hậu quá
lâu so với thế giới. Đồng thời nên có các hướng dẫn kỹ thuật chi tiết hơn để giúp các cơng ty kiểm tốn vừa và nhỏ dễ áp dụng.
3.4.2 Đối với Bộ tài chính
Bộ Tài chính cần sớm sửa đổi, hệ thống hóa hệ thống chuẩn mực kế toán Việt Nam trên cơ sở các chuẩn mực lập và trình bày BCTC quốc tế hiện hành nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội và hội nhập kinh tế quốc tế, đồng thời nâng cao tính minh bạch của thơng tin tài chính và phù hợp với thơng lệ kế tốn quốc tế.