Khá nhiều các nghiên cứu trước đây đã cho thấy đạo đức nghề nghiệp có ảnh hưởng tích cực đến chất lượng kiểm toán.
Các nghiên cứu tiêu biểu cho lĩnh vực này như là: Đối với các vấn đề không hoặc chưa có quy định rõ ràng, các nguyên tắc đạo đức sẽ giúp kiểm tốn viên xét đốn chun mơn tốt hơn, nâng cao chất lượng kiểm toán (Jones et al., 2003); tuân thủ đạo đức có thể dẫn đến việc duy trì khách hàng, tăng năng suất, lợi nhuận, và nâng cao chất lượng hoạt động trong các tổ chức (Cameron et al, 2004); sự hiện diện của quy tắc đạo đức có tác động tích cực đến các phán xét của kiểm toán viên chuyên nghiệp (Pflugrath et al, 2007); tuân thủ đạo đức giúp tăng cường niềm tin của thị trường (Ionescu and Luminita, 2009).
Một số nguyên tắc đạo đức nghề nghiệp chính ảnh hưởng đến chất lượng kiểm tốn như sau:
1.3.1 Ảnh hưởng của tính độc lập đến chất lượng kiểm toán
Độc lập kiểm toán được định nghĩa là một kiểm toán viên có thái độ tinh thần khách quan trong việc đưa ra quyết định trong suốt q trình kiểm tốn báo cáo tài chính (Bartlett, 1993). Khá nhiều nghiên cứu khẳng định ảnh hưởng của tính độc lập đến chất lượng hoạt động kiểm toán. Các nghiên cứu tiêu biểu trong lĩnh vực này có thể kể ra như:
Pob (2000) cho rằng tính độc lập là "nền tảng cho độ tin cậy của báo cáo kiểm toán viên”. Geiger và Raghunandan (2002) cho rằng kiểm toán viên độc lập về tư tưởng sẽ có thể cung cấp cho công chúng dịch vụ kiểm tốn có chất lượng cao do không bị ràng buộc với các khách hàng đã được kiểm toán. Sự khơng phụ thuộc vào khách hàng giúp kiểm tốn viên thực hiện kiểm toán và báo cáo kết quả phát hiện được trong báo cáo kiểm tốn. Do đó, kiểm tốn viên độc lập, sẽ có nhiều khả năng đồng thời phát hiện và báo cáo thông tin tiêu cực liên quan đến khách hàng kiểm toán của họ. Niven và Doulgas (2010) cho rằng kiểm tốn viên có tính độc lập cao sẽ góp phần nâng cao chất lượng báo cáo tài chính và tạo độ tin cậy cho người sử dụng thơng tin.
Tóm lại, các nghiên cứu đều khẳng định tính độc lập ảnh hưởng đến chất lượng kiểm toán. Độc lập là nguyên tắc hành nghề căn bản, là điều kiện cần thiết cho sự thành cơng lâu dài của nghề kiểm tốn và giúp duy trì uy tín nghề nghiệp.
1.3.2 Ảnh hưởng của năng lực chuyên môn đến chất lượng kiểm toán
Năng lực được định nghĩa là mức độ mà một kiểm tốn viên có thể áp dụng trong việc tuân thủ và xét đốn các chuẩn mực chun mơn.
Kiểm tốn viên có nhiều kinh nghiệm có thể xác định sai sót trong thơng tin trên báo cáo tài chính của khách hàng hơn kiểm tốn viên có ít kinh nghiệm. Điều này phù hợp với những phát hiện của Johnson et al. (1991) khẳng định rằng, kinh nghiệm trong ngành nghề giúp tăng cường khả năng phát hiện gian lận. Cơng ty kiểm tốn nào phát
triển theo hướng chun mơn hóa sẽ góp phần nâng cao chất lượng kiểm toán (Hogan và Jeter, 1999; Solomon et al., 1999). Theo Balsam et al. (2003) cũng như các nhà nghiên cứu khác trước đây (Craswell et al., 1995; Beasley và Petroni, 2001; Owhoso et al.,2002) đã đưa ra giả thuyết rằng, ngoài thương hiệu của cơng ty kiểm tốn, sự chun mơn hóa sẽ giúp thực hiện việc kiểm tốn hiệu quả hơn.
Nghiên cứu của Krishnan (2003) cho thấy rằng, nhìn chung kiểm tốn viên có kinh nghiệm mang lại chất lượng dịch vụ tốt hơn kiểm tốn viên ít kinh nghiệm. Watkins et al. (2004) cho rằng năng lực kiểm tốn viên vừa là một nhân tố thuộc khía cạnh kỹ thuật vừa là nhân tố của đạo đức nghề nghiệp, sẽ ảnh hưởng đến chất lượng kiểm toán. Do kiểm tốn viên có năng lực và độc lập sẽ giúp hoàn thành tốt trách nhiệm nghề nghiệp và là nhân tố tạo ra chất lượng kiểm toán.
Lowensohn et al. (2007) cho rằng kiểm toán viên được đào tạo và có kinh nghiệm thực tế về chuyên ngành sẽ cung cấp dịch vụ kiểm tốn chất lượng cao.
Tóm lại, các nghiên cứu đều cho rằng năng lực chuyên môn là nhân tố giúp nâng cao chất lượng dịch vụ kiểm toán.
1.3.3 Ảnh hưởng của việc tuân thủ chuẩn mực chuyên môn đến chất lượng kiểm toán toán
Nghiên cứu của Carcello et al. (1992) xem xét chất lượng kiểm tốn từ góc độ hành vi và xác định các thuộc tính ảnh hưởng đến chất lượng kiểm toán gồm kinh nghiệm của kiểm tốn viên và cơng ty kiểm toán đối với khách hàng, chun mơn ngành kiểm tốn, đáp ứng với nhu cầu của khách hàng, phù hợp với các tiêu chuẩn của Chuẩn mực kiểm toán được chấp nhận chung (GAAS). Tác giả xác định công ty kiểm toán tuân thủ các chuẩn mực kiểm toán chung là một yếu tố quan trọng trong việc đưa đến chất lượng kiểm tốn.
Bên cạnh đó, O’Keefe et al. (1994) cho rằng Chuẩn mực kiểm toán được chấp nhận chung (GAAS) tồn tại để đảm bảo tối thiểu chất lượng kiểm tốn, vì vậy tn thủ các chuẩn mực kiểm toán chung sẽ làm tăng chất lượng kiểm toán. O’Keefe et al.
(1994) xác định tuân thủ chuẩn mực chuyên mơn bằng cách kiểm tra báo cáo tài chính của khách hàng và báo cáo kiểm tốn có liên quan.
Tóm lại, các nghiên cứu đều cho rằng tuân thủ chuẩn mực chuyên môn là nhân tố giúp nâng cao chất lượng dịch vụ kiểm toán.
Kết luận chương 1
Đạo đức nghề nghiệp đối với kiểm toán viên là yếu tố quan trọng không thể thiếu khi hành nghề kiểm toán. Đạo đức nghề nghiệp giúp cho người hành nghề xử lý những tình huống khơng được quy định rõ ràng trong các chuẩn mực hay quy định. Bên cạnh đó, việc tuân thủ đạo đức nghề nghiệp còn giúp người hành nghề giữ được khách hàng, tăng doanh thu, lợi nhuận (Cameron et al., 2004).
Trong khi đó, chất lượng kiểm tốn được hướng đến để đưa ra các thông tin chất lượng và đáng tin cậy trong báo cáo tài chính đã được kiểm tốn cho người sử dụng. Có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng kiểm toán như quy mơ cơng ty kiểm tốn, mức độ chuyên sâu trong từng lĩnh vực, nhiệm kỳ kiểm tốn viên,…Đã có nhiều bằng chứng cho thấy một số các nguyên tắc của đạo đức nghề nghiệp có mối liên hệ mật thiết đối làm ảnh hưởng đến chất lượng kiểm tốn như tính độc lập, năng lực chuyên môn, tuân thủ chẩn mực chuyên môn.
Vậy việc tuân thủ đạo đức nghề nghiệp có ảnh hưởng đến chất lượng kiểm tốn hay khơng cần được nghiên cứu nhằm đưa ra những bằng chứng thực nghiệm đóng góp vào nguồn tài liệu chung của thế giới.
CHƯƠNG 2:
THỰC TRẠNG VỀ ẢNH HƯỞNG CỦA VIỆC TUÂN THỦ ĐẠO ĐỨC NGHỀ NGHIỆP ĐẾN CHẤT LƯỢNG KIỂM TOÁN