CHƯƠNG 4 : PHÂN TÍCH KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
4.4. Kiểm định sự khác biệt về mức độ đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến quyết
quyết định mua chung cư trung cấp của người dân TP. HCM theo các đặc điểm cá nhân
4.4.1.Kiểm định sự khác biệt theo thu nhập
Do điều tra mức thu nhập của người dân thành phố Hồ Chí Minh tại 5 mức thu nhập khác nhau, tác giả sử dụng phương pháp phân tích phương sai một nhân tố (One– Way Anova) để kiểm định sự khác biệt về thu nhập khi quyết định mua chung cư trung cấp của người dân TP. HCM. Trong phân tích này, tác giả lựa chọn mức ý ngĩa là 0.05 (tức là độ tin cậy 95%). Kết quả kiểm định được thể hiện ở bảng 4.14, 4.15 như sau:
Bảng 4. 14: Kết quả kiểm định Levene về quyết định mua chung cư trung cấp của người dân TP. HCM theo thu nhập
QDM
Thống kê Levene df1 df2 Sig.
2.757 4 345 0.028
Kết quả phân tích trong kiểm định Levene cho thấy Sig. là 0.028 < 0.05 do đó ta kết luận có sự khác biệt của phương sai các nhóm thu nhập một cách có ý nghĩa thống kê.
Trong kiểm định One-way Anova, Sig. = 0.000 < 0.05 nên có thể khẳng định có ít nhất 1 cặp thu nhập có trung bình khác nhau.
Bảng 4. 15: Kết quả One-way Anova kiểm định sự khác biệt về quyết định mua chung cư trung cấp của người dân TP.HCM theo thu nhập
QDM Tổng các chênh lệch bình phương Df Trung bình các chênh lệch bình phương F Sig. Giữa nhóm 23.189 4 5.797 12.504 0.000 Trong nhóm 159.951 345 0.464 Tổng 183.141 349
Ta tiến hành phân tích sâu One-way Anova để kiểm định xem những cặp nào có sự khác biệt đó. Dựa vào kết quả phân tích sâu One – Way Anovar (Phụ lục 6), Sig của nhóm thu nhập dưới 6 triệu đồng/ tháng đối với các nhóm thu nhập cịn lại đều < 0.05. Trong khi đó, các nhóm thu nhập từ 6 triệu trở lên có Sig khá tương đồng và đều > 0.05. Như vậy, Ta có thể kết luận là có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê khi quyết định mua chung cư trung cấp giữa nhóm thu nhập dưới sáu triệu và nhóm thu nhập trên 6 triệu nhưng giữa các nhóm thu nhập trên 6 triệu thì khơng có sự khác biệt là không đáng kể.
Điều này trên thực tế cũng khá đúng. Trong tình hình kinh tế với mức lạm phát cao như hiện tại, mức lương dưới 6 triệu/tháng chỉ đủ cho người dân trang trải những nhu cầu cơ bản của bản thân, khó có khả năng tích lũy để mua 1 tài sản lớn như chung cư.
Ngược lại với nhóm thu nhập dưới 6 triệu, các nhóm thu nhập trên 6 triệu (đặc biệt là thu nhập từ 12 triệu trở lên) có khả năng tích lũy cao hơn hoặc mức lương có thể đảm bảo cho họ được vay tiền mua nhà thuận lợi khi mua chung cư.
4.4.2. Kiểm định sự khác biệt theo giới tính
Để kiểm định xem quyết định mua chung cư trung cấp của người dân TP.HCM giữa hai nhóm nam và nữ có khác nhau khơng, tác giả tiến hành kiểm định theo phương pháp Independent Samples T-test (Phụ lục 6).
Kiểm định Levene đã được tiến hành trước, cho thấy giá trị Sig. là 0.16 > 0.05 Như vậy, ta có thể kết luận rằng: ở độ tin cậy 95%, khơng có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về quyết định mua chung cư trung cấp của người dân TP. HCM giữa hai nhóm
4.4.3. Kiểm định sự khác biệt theo học vấn
Do điều tra học vấn của người dân thành phố Hồ Chí Minh tại 3 cấp độ khác nhau, tác giả sử dụng phương pháp phân tích phương sai một nhân tố (One – Way Anova) để kiểm định sự khác biệt về quyết định mua chung cư trung cấp của người dân TP. HCM theo trình độ học vấn. Trong phân tích này, tác giả lựa chọn mức ý ngĩa là 0.05 (tức là độ tin cậy 95%). Kết quả kiểm định được thể hiện ở bảng 4.16, 4.17 cho thấy:
- Kết quả phân tích trong kiểm định Levene cho thấy Sig. là 0.568 > 0.05 do đó ta kết luận khơng có sự khác biệt của phương sai các nhóm học vấn khác nhau một cách có ý nghĩa thống kê.
- Trong kiểm định One-way Anova, mức ý nghĩa quan sát Sig. = 0.988 > 0.05 nên có thể nói khơng có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về quyết định mua chung cư trung cấp giữa các nhóm người có trình độ học vấn khác nhau.
Bảng 4. 16: Kết quả kiểm định Levene về quyết định mua chung cư trung cấp của người dân TP. HCM theo trình độ học vấn
QDM
Thống kê Levene df1 df2 Sig.
0.566 2 347 0.568
Bảng 4. 17: Kết quả One-way Anova kiểm định sự khác biệt về quyết định mua chung cư trung cấp của người dân TP.HCM theo trình độ học vấn
QDM Tổng các chênh lệch bình phương df Trung bình các chênh lệch bình phương F Sig. Giữa nhóm 0.013 2 0.006 0.012 0.988 Trong nhóm 183.128 347 0.528 Tổng 183.141 349
Để khẳng định điều này, ta tiến hành phân tích sâu One-way Anova. Theo kết quả (Phụ lục 6), Sig của tất cả các nhóm học vấn với nhau đều > 0.05. Như vậy, ta có thể kết luận là khơng có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê khi quyết định mua chung cư trung cấp giữa nhóm trình độ học vấn.
4.4.4. Kiểm định sự khác biệt theo độ tuổi
Do điều tra độ tuổi của người dân thành phố Hồ Chí Minh tại 5 nhóm tuổi khác nhau, tác giả sử dụng phương pháp phân tích phương sai một nhân tố (One – Way Anova) để kiểm định sự khác biệt về quyết định mua chung cư trung cấp của người dân TP. HCM theo các nhóm tuổi. Trong phân tích này, tác giả lựa chọn mức ý ngĩa là 0.05 (tức là độ tin cậy 95%). Kết quả kiểm định được thể hiện ở bảng 4.18, 4.19:
Bảng 4. 18: Kết quả kiểm định Levene về quyết định mua chung cư trung cấp của người dân TP. HCM theo độ tuổi
QDM
Thống kê Levene df1 df2 Sig.
1.667 4 345 0.157
- Kết quả phân tích trong kiểm định Levene cho thấy Sig. là 0.157 > 0.05 do đó ta kết luận khơng có sự khác biệt của phương sai các nhóm tuổi khác nhau một cách có ý nghĩa thống kê.
- Trong kiểm định One-way Anova, mức ý nghĩa quan sát Sig. = 0.324> 0.05 nên có thể nói khơng có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về quyết định mua chung cư trung cấp giữa các nhóm người có độ tuổi khác nhau.
Bảng 4. 19: Kết quả One-way Anova kiểm định sự khác biệt về quyết định mua chung cư trung cấp của người dân TP.HCM theo độ tuổi
QDM Tổng các chênh lệch bình phương Df Trung bình các chênh lệch bình phương F Sig. Giữa nhóm 2.452 4 0.613 1.170 0.324 Trong nhóm 180.689 345 0.524 Tổng 183.141 349
Để khẳng định được chắc chắn hơn điều này, ta tiến hành phân tích sâu One-way Anova. Kết quả (Phụ lục 6) cho thấy Sig của tất cả các nhóm nghề nghiệp với nhau đều > 0.05. Như vậy, Ta có thể kết luận là khơng có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê khi quyết
4.4.5. Kiểm định sự khác biệt theo nghề nghiệp:
Do điều tra nghề nghiệp của người dân thành phố Hồ Chí Minh tại 3 nhóm tuổi khác nhau, tác giả sử dụng phương pháp phân tích phương sai một nhân tố (One – Way Anova) để kiểm định sự khác biệt về quyết định mua chung cư trung cấp của người dân TP. HCM theo các nhóm nghề nghiệp. Trong phân tích này, tác giả lựa chọn mức ý ngĩa là 0.05 (tức là độ tin cậy 95%). Kết quả kiểm định được thể hiện ở bảng 4.20, 4.21 như sau:
Bảng 4. 20: Kết quả kiểm định Levene về quyết định mua chung cư trung cấp của người dân TP. HCM theo nghề nghiệp
QDM
Thống kê Levene df1 df2 Sig.
0.464 2 347 0.629
Kết quả phân tích trong kiểm định Levene cho thấy Sig. là 0.629 > 0.05 do đó ta kết luận khơng có sự khác biệt của phương sai các nhóm nghề nghiệp khác nhau một cách có ý nghĩa thống kê.
Bảng 4. 21: Kết quả One-way Anova kiểm định sự khác biệt về quyết định mua chung cư trung cấp của người dân TP.HCM theo nghề nghiệp
QDM Tổng các chênh lệch bình phương df Trung bình các chênh lệch bình phương F Sig. Giữa nhóm 0.172 2 0.086 0.163 0.850 Trong nhóm 182.969 347 0.527 Tổng 183.141 349
Trong kiểm định One-way Anova, mức ý nghĩa quan sát Sig. = 0.324> 0.05 nên có thể nói khơng có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về quyết định mua chung cư trung cấp giữa các nhóm người có nghề nghiệp khác nhau. Để phân tích sâu hơn điều này, ta tiến hành phân tích sâu One-way Anova. Kết quả (Phụ lục 5) cho thấy Sig của tất cả các nhóm nghề nghiệp với nhau đều > 0.05. Như vậy, Ta có thể kết luận là khơng có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê khi quyết định mua chung cư trung cấp giữa nhóm nghề nghiệp.