Chỉ số năng lực cho vay của các NHTM năm 2011-2012

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao hiệu quả quản trị rủi ro thanh khoản tại các ngân hàng thương mại việt nam (Trang 61 - 63)

H4 2012 2011 H4 2012 2011

1 Agribank 82,2% 83,2% 12 Phương đông 66,3% 53,8%

2 Bắc Á 66,2% 65,5% 13 PG 78,4% 67,8%

3 BIDV 74,6% 83,0% 14 Phương nam 57,0% 49,8%

4 Đại Á 58,5% 31,2% 15 SCB 59,3% 44,5%

5 EIB 56,1% 40,3% 16 STB 64,3% 56,1%

6 Kiên Long 54,0% 46,6% 17 Việt Á 51,6% 50,6%

7 MB 55,8% 42,2% 18 Vpbank 44,9% 35,3%

8 MHB 64,2% 47,9% 19 Vietin 72,7% 63,8%

9 MSB 35,7% 32,9% 20 VCB 58,2% 64,7%

10 Nam Á 48,1% 36,5% 21 Phương tây 36,4% 42,9%

11 Ocean 41,9% 30,3% Trung bình 58,4% 50,9%

Nguồn: Báo cáo thường niên các NHTM năm 2011-2012.

Hầu hết các NHTM đều duy trì dư nợ tín dụng từ 40-60% trong tổng tài sản có của ngân hàng. Do vậy những ngân hàng này sẽ có tỷ lệ sinh lời cao do đầu tư vào tài sản sinh lời nhưng đổi lại sẽ phải gánh chịu rủi ro thanh khoản cao hơn những ngân hàng khác. Tính trung bình năm 2012, các khoản tín dụng chiếm 58.4% tài sản của các ngân hàng và tỷ số này năm 2012 cao hơn năm 2011. Kết hợp xem xét chỉ số H4 với H3 sẽ cho thấy rằng các ngân hàng có chỉ số tiền mặt trên tổng tài sản có thấp như Agribank, BIDV, Bắc Á, Vietinbank đều có chỉ số H4 cao.

Qua bảng 2.11 cũng cho thấy đa số các ngân hàng có chỉ số H4 năm 2012 tăng so với năm 2011, điều này lại một lần nữa chứng minh rằng, khả năng thanh khoản của các ngân hàng đang kém đi hơn so với năm 2011 nhưng vẫn khá là tốt.

Chỉ số H5 – Dư nợ trên Tiền gửi của khách hàng

Chỉ số H5 phản ánh tỷ lệ giữa dư nợ và tiền gửi của khách hàng, đánh giá xem phần tiền gửi của khách hàng có đủ để cho vay và cấp tín dụng cho các khách hàng và tổ chức tín dụng được khơng.

53

Chỉ số này lớn hơn 1 và duy trì ở mức gần với 1 là hợp lý nhất để đảm bảo khả năng thanh khoản đồng thời đảm bảo cả khả năng sinh lời của ngân hàng. Tỷ lệ này càng cao thì khả năng thanh khoản càng kém.

Bảng 2.12: Chỉ số Dư nợ trên tiền gửi của khách hàng tại các NHTM năm 2011-2012

H5 2012 2011 H5 2012 2011

1 Agribank 111% 118% 12 Phương đông 119% 14%

2 Bắc Á 77% 179% 13 PG 122% 109%

3 BIDV 119% 140% 14 Phương nam 76% 104%

4 Đại Á 123% 135% 15 SCB 112% 110%

5 EIB 136% 138% 16 STB 91% 105%

6 Kiên Long 94% 102% 17 Việt Á 85% 157%

7 MB 83% 65% 18 Vpbank 77% 100%

8 MHB 106% 111% 19 Vietin 127% 114%

9 MSB 66% 60% 20 VCB 85% 105%

10 Nam Á 88% 107% 21 Phương tây 50% 70%

11 Ocean 62% 49% Trung bình 95,6% 104,5%

Nguồn: Báo cáo thường niên các NHTM năm 2011-2012.

Trong năm 2011, có 16/21 ngân hàng cấp tín dụng vượt mức tiền gửi huy động được, điển hình là Bắc Á, Việt Á, BIDV và Eximbank, sang năm 2012, số lượng này giảm xuống cịn 9/21 ngân hàng điển hình vẫn có Eximbank, Vietinbank, Phương đơng, Đại Á, PG, BIDV là những ngân hàng có tỷ lệ dư nợ trên tiền gửi của khách hàng lớn nhất. Số trung bình về dư nợ trên tiền gửi của khách hàng của 21 ngân hàng năm 2012 là 95,6% chứng tỏ rằng, bình quân các ngân hàng cứ huy động được 1 đồng vốn thì cho vay 0,956 đồng. Như vậy, sang năm 2012, đã có sự tiến bộ về việc sử dụng vốn huy động để cho vay tại các ngân hàng thương mại Việt Nam. Thay vì năm 2011, tiền gửi của khách hàng không đủ để cho vay, buộc các ngân hàng phải huy động vốn trên thị trường liên ngân hàng để đảm bảo dự trữ bắt buộc và khả năng thanh khoản thì năm 2012 đã được khắc phục.

54

Chỉ số này phản ánh tỷ lệ nắm giữ chứng khoản thanh khoản đặc biệt là chứng khốn của Chính phủ hay NHNN. Tỷ lệ này càng cao, tính thanh khoản càng tốt.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao hiệu quả quản trị rủi ro thanh khoản tại các ngân hàng thương mại việt nam (Trang 61 - 63)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(103 trang)