2.2.4 .2Những hạn chế cần khắc phục và nguyên nhân của những hạn chế
3.2 Một số giải pháp nâng cao hiệu quả quản trị rủi ro thanh khoản tại các NHTM
3.2.4 Vận dụng phương pháp, công cụ QTRRTK khoa học của thế giới
Thông tư 13 và các văn bản sửa đổi ra đời đã đưa ra một số yêu cầu liên quan đến hoạt động quản trị rủi ro thanh khoản tương đối cập nhật theo chuẩn mực quốc tế, cụ thể như sau:
69
- Xây dựng hệ thống đo lường, đánh giá và báo cáo về khả năng chi trả, khả năng thanh khoản và hệ thống cảnh báo sớm về rủi ro thiếu hụt tạm thời khả năng chi trả và các giải pháp xử lý:
- Xây dựng mơ hình đánh giá và thử nghiệm khả năng chi trả, thanh khoản (Stress-testing). Mơ hình đánh giá và thử nghiệm khả năng chi trả, thanh khoản phải có các tình huống để phân tích (scenario analysis) về khả năng chi trả, tính thanh khoản.
Với những đòi hỏi khắt khe như vậy, ngân hàng phải vận dụng những phương pháp, công cụ quản trị rủi ro thanh khoản khoa học của thế giới (điều chỉnh phù hợp với thực tế hoạt động của ngân hàng) để hoạt động quản trị rủi ro thanh khoản hiệu quả hơn và đáp ứng theo quy định của NHNN. Các NHTM Việt Nam cần vận dụng Hiệp ước Basel II trong quản lý rủi ro thanh khoản, sử dụng khái niệm “Ba trụ cột”:
(1) Trụ cột thứ I: liên quan tới việc duy trì vốn bắt buộc. Theo đó, tỷ lệ vốn bắt buộc tối thiểu (CAR) vẫn là 8% của tổng tài sản có rủi ro như Basel I. Tuy nhiên, rủi ro được tính tốn theo ba yếu tố chính mà ngân hàng phải đối mặt: rủi ro tín dụng, rủi ro vận hành (hay rủi ro hoạt động) và rủi ro thị trường. So với Basel I, cách tính chi phí vốn đối với rủi ro tín dụng có sự sửa đổi lớn, đối với rủi ro thị trường có sự thay đổi nhỏ, nhưng hoàn toàn là phiên bản mới đối với rủi ro vận hành. Trọng số rủi ro của Basel II bao gồm nhiều mức (từ 0%-150% hoặc hơn) và rất nhạy cảm với xếp hạng.
(2) Trụ cột thứ II: liên quan tới việc hoạch định chính sách ngân hàng, Basel II cung cấp cho các nhà hoạch định chính sách những “cơng cụ” tốt hơn so với Basel I. Trụ cột này cũng cung cấp một khung giải pháp cho các rủi ro mà ngân hàng đối mặt, như rủi ro hệ thống, rủi ro chiến lược, rủi ro danh tiếng, rủi ro thanh khoản và rủi ro pháp lý, mà hiệp ước tổng hợp lại dưới cái tên rủi ro còn lại (residual risk).
70
danh mục rủi ro và phải có được một chiến lược đúng đắn nhằm duy trì mức vốn đó. Thứ hai, các giám sát viên nên rà soát và đánh giá việc xác định mức độ vốn nội bộ và chiến lược của ngân hàng, cũng như khả năng giám sát và đảm bảo tuân thủ tỷ lệ vốn tối thiểu; giám sát viên nên thực hiện một số hành động giám sát phù hợp nếu họ khơng hài lịng với kết quả của quy trình này. Thứ ba, Giám sát viên khuyến nghị các ngân hàng duy trì mức vốn cao hơn mức tối thiểu theo quy định. Thứ tư, giám sát viên nên can thiệp ở giai đoạn đầu để đảm bảo mức vốn của ngân hàng không giảm dưới mức tối thiểu theo quy định và có thể yêu cầu sửa đổi ngay lập tức nếu mức vốn khơng được duy trì trên mức tối thiểu.
(3) Trụ cột thứ III: Các ngân hàng cần phải công khai thông tin một cách thích đáng theo nguyên tắc thị trường. Basel II đưa ra một danh sách các yêu cầu buộc các ngân hàng phải công khai thông tin, từ những thông tin về cơ cấu vốn, mức độ đầy đủ vốn đến những thông tin liên quan đến mức độ nhạy cảm của ngân hàng với rủi ro tín dụng, rủi ro thị trường, rủi ro vận hành và quy trình đánh giá của ngân hàng đối với từng loại rủi ro này.
Như vậy, quá trình phát triển của Basel và những Hiệp ước mà tổ chức này đưa ra, các ngân hàng thương mại càng ngày càng được yêu cầu hoạt động một cách minh bạch hơn, đảm bảo vốn phòng ngừa cho nhiều loại rủi ro hơn và do vậy, hy vọng sẽ giảm thiểu được rủi ro.
Tuy nhiên, việc vận dụng Basel II cần phải có sự chọn lọc và áp dụng linh hoạt phù hợp với tình hình hoạt động và mục tiêu của từng NHTM. Mặc dù được coi như một cơ chế quan trọng để đẩy mạnh cải cách và củng cố tồn bộ cơng tác điều hành trong lĩnh vực tài chính, nhưng cuộc khủng hoảng tài chính hiện tại đã cho thấy những thiếu sót, bất cập của Basel II. Một số thiếu sót cơ bản của Basel II là thiếu yêu cầu về phí vốn thanh khoản, quá tin cậy vào cơ quan xếp hạng tín dụng và bản chất có tính chu kỳ của nó.
Phương pháp đo lường rủi ro thanh khoản cũng nên nâng cấp và cải tiến, nên áp dụng phương pháp phân tích xác suất mỗi tình huống kết hợp với các phương pháp còn lại như phương pháp chỉ số thanh khoản, ướng lượng độ lệch thanh khoản
71
để có những biện pháp phịng ngừa kịp thời, tránh để lại hậu quả nghiêm trọng cho ngân hàng.