Hoạt động tín dụng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao hiệu quả quản trị rủi ro thanh khoản tại các ngân hàng thương mại việt nam (Trang 47)

2.1 .1Giới thiệu tổng quát về các NHTM Việt Nam

2.1.2 .Môi trường hoạt động của các NHTM Việt Nam

2.1.3.3. Hoạt động tín dụng

Bảng 2.4: Dư nợ tín dụng các NHTM năm 2012 Dư nợ tín dụng 2012 2011 Chênh lệch Tỷ lệ tăng/giảm Agribank 459.046 470.828 (11.782) -2,50% Vietin 366.115 293.898 72.217 24,57% BIDV 361.625 336.681 24.944 7,41% VCB 241.190 237.286 3.904 1,65% MB 97.925 58.562 39.363 67,22% STB 97.347 78.649 18.698 23,77% EIB 95.488 74.045 21.443 28,96% MSB 39.277 37.678 1.599 4,24% SCB 88.451 64.419 24.032 37,31% Vpbank 46.021 29.270 16.751 57,23% Phương nam 42.924 34.857 8.067 23,14% Ocean 27.013 18.956 8.057 42,50% MHB 24.372 22.670 1.702 7,51% Bắc Á 22.323 16.846 5.477 32,51% Phương đông 18.184 13.671 4.513 33,01% PG 15.087 11.928 3.159 26,48%

39

Nguồn: Báo cáo thường niên các NHTM năm 2012

Bảng 2.4 sắp xếp theo thứ tự giảm dần của quy mơ dư nợ tín dụng của các NHTM năm 2012, đứng đầu khối ngân hàng lớn là Agribank, đứng thứ hai là Vietinbank, BIDV có dư nợ tín dụng xấp xỉ sau Vietinbank. Tuy nhiên, Agribank lại là ngân hàng duy nhất trong khối NHTM lớn có tăng trưởng tín dụng âm 2,5%, dẫn đầu về tăng trưởng tín dụng là MB với 67,22% tương đương với gần 40.000 tỷ đồng. Như vậy, càng ngày MB càng mở rộng thị phần tín dụng và là đối thủ rất nặng ký đối với các NHTM cùng quy mô. Vietinbank, Sacombank và Eximbank tăng trưởng tín dụng trên 20%, BIDV và Vietcombank duy trì mức tăng trưởng tín dụng khơng cao nhưng ổn định.

Trong nhóm NHTM vừa và nhỏ, SCB có dư nợ tín dụng dẫn đầu về quy mơ, dư nợ tín dụng của SCB cịn lớn hơn cả MSB thuộc nhóm NHTM lớn. Nhưng xét về tăng trưởng tín dụng thì VPBank lớn nhất (57,23%). Các NHTM vừa và nhỏ cịn lại cũng có mức tăng trưởng tín dụng cao, chỉ có MHB tăng trưởng dưới 10%, Ngân hàng Phương Tây có tăng trưởng tín dụng âm 37,6%.

Tăng trưởng tín dụng là mục tiêu của các ngân hàng để tối đa hóa giá trị sinh lời của mình, nhưng tăng trưởng tín dụng cao q lại là nguy cơ cao gặp phải rủi ro thanh khoản. Vì tính sinh lời và tính thanh khoản của các tài sản có mối quan hệ đối lập nhau. Việt Á 12.694 11.389 1.305 11,46% Đại Á 10.480 6.928 3.552 51,27% Kiên Long 10.042 8.309 1.733 20,86% Nam Á 7.701 6.891 810 11,75% Phương tây 5.498 8.811 (3.313) -37,60% Tổng biến động 246.231 Trung bình 11.725 22,5%

40

2.1.3.4. Quy mơ tài sản, vốn tự có và hệ số an tồn vốn

Quy mô tài sản

Bảng 2.5: Tình hình tổng tài sản của các NHTM Việt Nam năm 2012

Nguồn: Báo cáo thường niên các NHTM năm 2012

Agribank, Vietinbank, BIDV, và Vietcombank là những ngân hàng có quy mơ tài sản rất lớn. Nhưng đáng chú ý hơn cả là MB với tỷ lệ tăng tài sản lớn nhất

Tổng tài sản có 2.012 2.011 Chênh lệch Tỷ lệ tăng, giảm Agribank 558.492 566.171 (7.679) -1,36% Vietinbank 503.530 460.420 43.110 9,36% BIDV 484.785 405.755 79.030 19,48% VCB 414.475 366.722 47.753 13,02% MB 175.610 138.831 36.779 26,49% EIB 170.156 183.567 (13.411) -7,31% STB 151.282 140.137 11.145 7,95% MSB 109.923 114.375 (4.452) -3,89% SCB 149.206 144.814 4.392 3,03% VPbank 102.576 82.818 19.758 23,86% Phương nam 75.270 69.991 5.279 7,54% Ocean 64.462 62.639 1.823 2,91% MHB 37.980 47.282 (9.302) -19,67% Bắc Á 33.738 25.738 8.000 31,08% Phương đông 27.424 25.424 2.000 7,87% Việt Á 24.609 22.513 2.096 9,31% PG 19.251 17.582 1.669 9,49% Kiên Long 18.581 17.849 732 4,10% Đại Á 17.910 22.202 (4.292) -19,33% Nam Á 16.008 18.890 (2.882) -15,26% Phương tây 15.123 20.551 (5.428) -26,41% Tổng biến động 216.120 Trung bình 10.291 3,92%

41

(26,49%) so với năm trước. Tài sản của MB tập trung tăng chủ yếu ở nhóm tài sản sinh lời (dư nợ tín dụng) đã phân tích ở trên (tăng hơn 67%).

Qua bảng 2.5 cho thấy có rất nhiều NHTM tăng quy mơ tài sản so với năm 2011 như MB và Bắc Á (31,08%) nhưng cũng khơng ít NHTM bị giảm quy mơ tài sản, điển hình là NH Phương Tây, Đại Á, MHB và Nam Á. Trong đó, tổng tài sản của NH Phương Tây giảm chủ yếu ở tài sản sinh lời (dư nợ tín dụng giảm 37,6%), cịn những NH còn lại giảm chủ yếu do giảm tài sản thanh khoản.

Vì có những biến động trái chiều giữa các NHTM về quy mô tổng tài sản nên nhìn chung năm 2012, biến động tổng tài sản không đáng kể, chỉ tăng 3,92% (đối với 21 NHTM xem xét), so với tăng trưởng tín dụng trung bình của 21 NHTM này là 22,5% có thể đưa ra kết luận là năm 2012, các NHTM theo đuổi mục tiêu sinh lời và khả năng thanh khoản của hệ thống NHTM giảm đi so với 2011.

Biểu đồ 2.1: Tỷ trọng tài sản có của nhóm NHTM lớn và NHTM nhỏ năm 2012

Nguồn: Số liệu từ báo cáo thường niên các NHTM năm 2012

Nhóm NHTM chiếm đa số trong tổng tài sản của hệ thống NHTM, vào khoảng 85,71%, còn lại các NHTM nhỏ chỉ chiếm 14,29%. Tác động của các NHTM lớn là rất mạnh mẽ đối với hoạt động của toàn hệ thống NHTM và thị trường tài chính.

42

Nhìn chung vốn tự có của các NHTM năm 2012 có sự gia tăng, bình quân tăng 7,5% so với vốn tự có năm 2011.

Bảng 2.6: Vốn tự có của các NHTM Việt Nam năm 2012

STT Vốn tự có 2012 2011 Chênh lệch Tỷ lệ 1 VCB 41.553 28.638 12.915 45,1% 2 Agribank 41.426 34.333 7.093 20,7% 3 Vietinbank 33.624 28.491 5.133 18,0% 4 BIDV 26.494 24.390 2.104 8,6% 5 EIB 15.812 16.302 (490) -3,0% 6 Sacombank 13.413 14.224 (811) -5,7% 7 MB 12.864 9.642 3.222 33,4% 8 SCB 11.370 11.335 35 0,3% 9 MSB 9.090 9.500 (410) -4,3% 10 VPBank 6.637 5.996 641 10,7% 11 Ocean 4.485 4.644 (159) -3,4% 12 Phương Nam 4.336 4.017 319 7,9% 13 Phương Đông 3.820 3.752 68 1,8% 14 VAB 3.533 3.576 (43) -1,2% 15 Kienlongbank 3.445 3.456 (11) -0,3% 16 MHB 3.440 3.187 253 7,9% 17 Đại Á 3.379 3.512 (133) -3,8% 18 Nam A Bank 3.277 3.153 124 3,9% 19 Phương Tây 3.199 3.163 36 1,1% 20 PG 3.194 2.590 604 23,3% 21 Bắc Á 3.147 3.244 (97) -3,0% Chênh lệch 30.393 158% Trung bình 1.447 7,5%

Nguồn: Báo cáo thường niên các NHTM Việt Nam năm 2012

Vietcombank và MB là hai ngân hàng lớn có sự mở rộng vốn chủ sở hữu lớn nhất với mục tiêu tăng khả năng an toàn vốn. Tiếp đến là Agribank tăng 20,7%, Vietinbank tăng 18%, ngược lại Sacombank giảm nhẹ vốn tự có (giảm 5,7%). Cịn đối với các NHTM vừa và nhỏ chỉ có PG bank và VPBank tăng khá nhiều vốn tự có thì những ngân hàng cịn lại dao động khơng đáng kể và vốn tự có chủ yếu ở mức hơn 3.000 tỷ đồng.

43

Bảng 2.7: Tỷ lệ an toàn vốn của một số NHTM năm 2012

CAR(%) 2012 VCB 14,83 BIDV 12,50 Vietinbank 10,33 MB 11,15 STB 9,30 VPBank 12,51 Bắc Á 12,46 PGBank 22,60

Nguồn: Báo cáo thường niên các NHTM năm 2012

Hầu hết các NHTM đều duy trì tỷ lệ an tồn vốn (CAR) trên mức tối thiểu theo quy định của NHNN (9%). Bảng 2.7 khái quát tỷ lệ an toàn vốn của 8 ngân hàng đại diện cho tồn hệ thống NHTM Việt Nam trong đó, khối ngân hàng lớn có Vietcombank là ngân hàng có tỷ lệ an toàn vốn cao nhất 14,83%, khối ngân hàng vừa và nhỏ có PGBank có tỷ lệ an toàn vốn rất cao 22,6%. Hệ số này càng cao chứng tỏ vốn tự có của ngân hàng chiếm tỷ trọng lớn trong nguồn vốn hình thành nên các tài sản có sinh lời.

2.1.3.5. Kết quả hoạt động kinh doanh

Theo thống kê của NHNN, lợi nhuận trước thuế của toàn ngành ngân hàng năm 2012 giảm 23% so với năm 2011. Tỷ suất sinh lời của tài sản ROA là 0,62% giảm 27% so với năm trước, tỷ suất lợi nhuận vốn chủ sở hữu đạt 6.31% giảm 33% so với năm 2011.

44

Bảng 2.8: Lợi nhuận và tỷ suất lợi nhuận của một số NHTM năm 2012

Nguồn: Báo cáo thường niên các NHTM năm 2012

Bảng 2.8 mô tả khái quát lợi nhuận trước thuế và tỷ suất sinh lời của một số NHTM ở Việt Nam năm 2012. Đứng đầu về lợi nhuận là Vietinbank với 8.168 tỷ đồng chiếm gần 20% lợi nhuận của toàn ngành. Tiếp theo là các ngân hàng Vietcombank, BIDV, MB có lợi nhuận khá là cao, đều trên 3.000 tỷ đồng. Các NHTM vừa và nhỏ có lợi nhuận thấp, thường ở mức dưới 200 tỷ đồng, điển hình là Bắc Á chỉ đạt 46 tỷ dồng năm 2012.

Tuy nhiên, do quy mô tài sản và nguồn vốn khác nhau, nên một số ngân hàng có lợi nhuận khơng cao nhưng tỷ suất lợi nhuận vẫn cao, điển hình là MHB với ROA là 2,84% và ROE 36,52%, hay MB và VCB cũng có tỷ suất lợi nhuận cao hơn nhiều so với trung bình ngành. Điều này chứng tỏ hiệu quả sử dụng tài sản và sử dụng vốn của những ngân hàng này rất tốt.

Như vậy, qua phân tích khái qt về hệ thống NHTM Việt Nam, có thể thấy rằng, năm 2012 là một năm khó khăn cho các NHTM trong việc duy trì thị phần huy động vốn, thị phần tín dụng và kết quả hoạt động kinh doanh. Trong hệ thống, khối ngân hàng thương mại cổ phần có hoạt động hiệu quả nhất và là tác nhân tích cực cho việc phát triển hệ thống NHTM mạnh hơn, điển hình là các ngân hàng MB, Vietinbank, VCB, BIDV. Khối ngân hàng nhà nước điển hình là Agribank và MHB hoạt động chưa thực sự hiệu quả và có đóng góp lớn cho nền kinh tế, mặc dù

LNTT ROA (%) ROE (%) Vietinbank 8.168 1,7 19,9 VCB 5.764 1,48 21,69 BIDV 4.325 0,74 12,9 MB 3.089 1,96 34,58 STB 1.315 0,68 7,15 MHB 1.210 2,84 36,52 VPBank 852 0,92 15,75 Bắc Á 46 0,15 1,44

45

Agribank là ngân hàng thương mại lớn nhất về quy mô vốn và tài sản. Tuy nhiên, trong khối NHTM Cổ phần, các NHTM quy mô vừa và nhỏ đang lộ ra rất nhiều điểm yếu kém trong hoạt động tín dụng và khả năng thanh khoản điển hình là NH Phương Tây, Nam Á, …

2.2. Thực trạng hiệu quả quản trị rủi ro thanh khoản tại các NHTM Việt Nam Nam

2.2.1 Bộ máy quản trị rủi ro thanh khoản

Tại Điều 93 Luật các Tổ chức tín dụng số 47/2010/QH12 đã quy định: “…Tổ

chức tín dụng phải xây dựng và ban hành các quy định nội bộ đối với hoạt động nghiệp vụ của tổ chức tín dụng, bảo đảm có cơ chế kiểm sốt, kiểm toán nội bộ, quản lý rủi ro gắn với từng quy trình nghiệp vụ kinh doanh, phương án xử lý những trường hợp khẩn cấp……d) Quy định về quản lý thanh khoản, trong đó có thủ tục và các giới hạn quản lý thanh khoản;….”.

Quy định về việc đảm bảo các chỉ tiêu thanh khoản được Ngân hàng Nhà nước nêu rõ tại “Mục 3: Tỷ lệ về khả năng chi trả” của thông tư số 13/2010/TT- NHNN”.

Nội dung chính của mục này đó là u cầu tổ chức tín dụng phải tăng cường việc quản trị thanh khoản bằng nhiều phương pháp: thành lập một bộ phận quản lý tài sản “Nợ”, tài sản “Có” (từ cấp phịng hoặc tương đương trở lên), để theo dõi và quản lý khả năng chi trả hàng ngày; xây dựng và ban hành quy định nội bộ về quản lý khả năng chi trả đối với Đồng Việt Nam, đồng Euro, đồng Bảng Anh và đồng đơ la Mỹ. Tổ chức tín dụng phải báo cáo Ngân hàng Nhà nước về Quy định nội bộ về quản lý khả năng chi trả và các nội dung sửa đổi, bổ sung quy định nội bộ về quản lý khả năng chi trả trong thời hạn 5 ngày sau khi được ban hành hoặc sửa đổi, bổ sung; cũng như ngay sau khi phát sinh rủi ro về khả năng chi trả, khả năng thanh khoản và các biện pháp xử lý.

Bên cạnh đó, cuối mỗi ngày, tổ chức tín dụng phải xác định và có các biện pháp để đảm bảo các tỷ lệ về khả năng chi trả cho ngày hôm sau như sau:

46

(1) Tỷ lệ tối thiểu bằng 15% giữa tổng tài sản “Có” thanh tốn ngay và tổng Nợ phải trả.

(2) Tỷ lệ tối thiểu bằng 1 giữa tổng tài sản “Có” đến hạn thanh toán trong 7 ngày tiếp theo kể từ ngày hôm sau và tổng tài sản “Nợ” đến hạn thanh toán trong 7 ngày tiếp theo kể từ ngày hôm sau đối với đồng Việt Nam, đồng Euro, đồng Bảng Anh và đồng đô la Mỹ (bao gồm đồng đô la Mỹ và các ngoại tệ khác còn lại được quy đổi sang đô la Mỹ theo tỷ giá liên ngân hàng cuối mỗi ngày).

Tổ chức tín dụng phải xây dựng bảng theo dõi, quản lý kỳ hạn thanh toán của tài sản “Có” và kỳ hạn phải trả của tài sản “Nợ” của từng ngày trong khoảng thời gian 30 ngày tiếp theo kể từ ngày hôm sau để hỗ trợ cho việc quản lý khả năng chi trả.

Trên cơ sở đó, trường hợp cuối mỗi ngày khơng đảm bảo các tỷ lệ quy định, tổ chức tín dụng phải có các biện pháp xử lý, đồng thời báo cáo ngay Ngân hàng Nhà nước về các biện pháp xử lý. Nếu tiếp tục gặp khó khăn hoặc có rủi ro về khả năng chi trả, ảnh hưởng đến khả năng thanh khoản, tổ chức tín dụng phải báo cáo ngay Ngân hàng Nhà nước. Ngân hàng Nhà nước được áp dụng các biện pháp cần thiết để xử lý đối với tổ chức tín dụng gặp khó khăn và có rủi ro về khả năng chi trả, khả năng thanh khoản.

Cơ cấu tổ chức liên quan đến quản lý rủi ro đã được các ngân hàng xây dựng và xem xét nhằm điều chỉnh kịp thời và thường xuyên, bao gồm:

- Các Ủy ban liên quan đến quản lý rủi ro như Ủy ban Quản lý rủi ro, Ủy ban Kiểm tốn, Hội đồng Tín dụng cấp cao… trực thuộc Hội đồng Quản trị.

- Ủy ban Tín dụng, Ủy ban Quản lý tài sản nợ - có (ALCO), Phịng Quản lý rủi ro, Phịng Kiểm tra kiểm sốt nội bộ… trực thuộc Ban Điều hành.

- Các cấp quản lý, kiểm soát viên, bộ phận kiểm soát độc lập… trực thuộc các đơn vị kinh doanh trực tiếp cùng các chốt kiểm sốt trong từng quy trình tác nghiệp. Mơi trường kinh doanh của Việt Nam ngày càng hội nhập sâu rộng và chịu ảnh hưởng của thị trường thế giới với nhiều cơ hội cũng như thách thức về rủi ro. Hệ thống quản lý rủi ro thị trường đã được các NHTM quan tâm xây dựng và dần hồn

47

thiện hơn, nhằm đảm bảo phịng chống các rủi ro trong kinh doanh ngoại hối, chứng khoán, cũng như các rủi ro về lãi suất, thanh khoản.

- Các NHTM thành lập Ủy ban Quản lý tài sản nợ - có (ALCO) nhằm đảm bảo an tồn, hiệu quả trong hoạt động huy động vốn và sử dụng vốn. Trên cơ sở phân tích tình hình tài chính và dự báo bối cảnh chung, Ủy ban ALCO sẽ đề xuất về cấu trúc nguồn vốn, cơ cấu sử dụng vốn cùng với các chính sách khách hàng trong từ thời kỳ nhằm đạt được mục tiêu phát triển nhanh và bền vững.

- Các đơn vị kinh doanh ngoại hối (FX), giao dịch tiền gửi (MM) được tổ chức theo mơ hình Front - Middle - Back và duy trì hệ thống kiểm sốt giao dịch, đảm bảo hạn chế tối đa rủi ro xảy ra;

- Ngân hàng thiết lập hệ thống hạn mức giao dịch rất cụ thể đối với các Đơn vị tại Chi nhánh, Hội sở trên cơ sở khả năng, kinh nghiệm và chất lượng tín dụng thực tế. Bên cạnh đó, hệ thống báo cáo, quản lý danh mục kinh doanh và đầu tư, tính tốn mức thiệt hại tối đa (VAR) cũng được áp dụng.

2.2.2 Các phương pháp và quy trình thực hiện quản trị rủi ro thanh khoản

Để quản trị rủi ro thanh khoản, các NHTM thường thực hiện hai phương pháp là phân tích thanh khoản tĩnh và phân tích thanh khoản động.

Phương pháp phân tích tĩnh chính là sự kết hợp giữa phương pháp tiếp cận nguồn vốn và sử dụng vốn, phương pháp tiếp cận cấu trúc vốn và phương pháp tiếp cận các chỉ số. Phương pháp này sử dụng số liệu trên bảng cân đối tài sản nợ - tài sản có để tính tốn các chỉ số thanh khoản, từ đó, đưa ra hạn mức hợp lý.

Phương pháp phân tích động chính là dự đốn cung - cầu thanh khoản, từ đó dự báo độ lệch thanh khoản. Phương pháp phân tích động bao gồm các bước sau:

- Lập báo cáo cung cầu thanh khoản: Bộ phận hỗ trợ cho ALCO xây dựng báo

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao hiệu quả quản trị rủi ro thanh khoản tại các ngân hàng thương mại việt nam (Trang 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(103 trang)