2.1 .1Giới thiệu tổng quát về các NHTM Việt Nam
2.1.2 .Môi trường hoạt động của các NHTM Việt Nam
2.2. Thực trạng hiệu quả quản trị rủi ro thanh khoản tại các NHTM Việt Nam
2.2.2 Các phương pháp và quy trình thực hiện quản trị rủi ro thanh khoản
Để quản trị rủi ro thanh khoản, các NHTM thường thực hiện hai phương pháp là phân tích thanh khoản tĩnh và phân tích thanh khoản động.
Phương pháp phân tích tĩnh chính là sự kết hợp giữa phương pháp tiếp cận nguồn vốn và sử dụng vốn, phương pháp tiếp cận cấu trúc vốn và phương pháp tiếp cận các chỉ số. Phương pháp này sử dụng số liệu trên bảng cân đối tài sản nợ - tài sản có để tính tốn các chỉ số thanh khoản, từ đó, đưa ra hạn mức hợp lý.
Phương pháp phân tích động chính là dự đốn cung - cầu thanh khoản, từ đó dự báo độ lệch thanh khoản. Phương pháp phân tích động bao gồm các bước sau:
- Lập báo cáo cung cầu thanh khoản: Bộ phận hỗ trợ cho ALCO xây dựng báo cáo cung cầu thanh khoản bằng cách phân bổ dữ liệu gốc luồng tiền vào, luồng tiền ra đến hạn vào các dải kỳ hạn: 1 ngày, 7 ngày, 8 ngày, 1 tháng, 3 tháng, 6 tháng.
- Phân tích mơ phỏng thanh khoản: Hàng tuần, hàng tháng, bộ phận hỗ trợ ALCO thiết lập các kịch bản trong tương lai dựa trên các giả định với xác suất xảy
48
+ Giả định thay đổi lãi suất.
+ Giả định thay đổi môi trường kinh tế vĩ mô (lạm phát, tăng trưởng, chu kỳ kinh tế…) và môi trường vi mô (cạnh tranh của các tổ chức tín dụng khác, uy tín…).
Với mỗi kịch bản, cần dự báo các yếu tố sau: + Kế hoạch cho vay mới.
+ Khả năng huy động tiền gửi mới từ các tổ chức, cá nhân. + Khả năng huy động vốn mới từ phát hành giấy tờ có giá. + Khả năng vay cầm cố, chiết khấu của Ngân hàng nhà nước.
+ Khả năng huy động thêm tiền gửi, vay các Tổ chức tín dụng khác.
+ Khả năng thực hiện hợp đồng repo (bán chứng khốn có cam kết mua lại). + Khả năng chuyển các tài sản khác (tài sản cố định, vốn liên doanh, cổ phần…) thành tiền mặt.
- Phân tích khả năng thanh khoản: theo từng kịch bản, bộ phận hỗ trợ ALCO (Phòng Cân đối tổng hợp) xây dựng lại báo cáo luồng tiền vào, luồng tiền ra; xác định trạng thái thanh khoản để dự đoán thanh khoản trong thời gian tới dư thừa hay thiếu hụt.
Trên cơ sở kết quả của 2 phương pháp nêu trên, ALCO sẽ quyết định các biện pháp xử lý thích ứng.
Phương pháp phân tích động mới được một số các NHTM áp dụng trong thời gian gần đây. Để áp dụng hiệu quả hơn đối với phương pháp này, hầu hết các ngân hàng đã và đang triển khai Hệ thống tính tốn tổn thất dự kiến để tính tốn xác suất xảy ra rủi ro thanh khoản của từng tình huống, đo lường rủi ro theo mơ hình Basel II. Từ việc tính tốn trên, các NHTM có thể ước lượng “Nhu cầu thanh khoản dự tính” mà trạng thái thanh khoản của từng tình huống có thể mang lại cho Ngân hàng.
Đáng chú ý, liên quan đến rủi ro khía cạnh con người, các công cụ quản lý được các NHTM đưa vào ứng dụng như: Chương trình quản lý rủi ro hoạt động, Chương trình quản lý thông tin CIC, Hệ thống đánh giá tác động mơi trường và xã
49
hội… Bên cạnh đó, kiểm tốn nội bộ có vai trị quan trọng trong việc phát hiện và ngăn chặn rủi ro thông qua công tác kiểm tra, rà soát, đưa ra những cảnh báo, khuyến nghị để Ban điều hành Ngân hàng điều chỉnh chính sách một cách kịp thời, nhằm hạn chế sớm rủi ro phát sinh.