Xác định mục tiêu, chiến lược quản trị rủi ro thanh khoản phù hợp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao hiệu quả quản trị rủi ro thanh khoản tại các ngân hàng thương mại việt nam (Trang 74)

2.2.4 .2Những hạn chế cần khắc phục và nguyên nhân của những hạn chế

3.2 Một số giải pháp nâng cao hiệu quả quản trị rủi ro thanh khoản tại các NHTM

3.2.2 Xác định mục tiêu, chiến lược quản trị rủi ro thanh khoản phù hợp

Quản trị rủi ro trong dài hạn

Hiện tại, hầu hết các NHTM mới chỉ dừng lại ở việc quản trị rủi ro thanh khoản trong ngắn hạn và chiến lược quản trị rủi ro thanh khoản thiên về quản trị thanh khoản nợ. Khối lượng tài sản có tính thanh khoản cao mà ngân hàng nắm giữ (ngoại trừ tiền mặt, tiền gửi tại NHNN và TCTD khác) không hợp lý, một số NHTM dự trữ quá nhiều còn làm giảm khả năng sinh lời còn một số dự trữ quá ít làm giảm khả năng thanh khoản. Vì vậy các ngân hàng cần có cái nhìn dài hạn hơn trong hoạt động quản trị rủi ro thanh khoản thông qua việc xây dựng các kịch bản liên quan đến thanh khoản trong tình huống thị trường tốt, xấu và bình thường; đa dạng hố và tăng tính thanh khoản của danh mục tài sản đầu tư để có thể vận dụng được chiến lược quản trị thanh khoản hỗn hợp một cách hài hồ và linh hoạt.

66

Cơng tác dự báo kinh tế vĩ mô phải được thực hiện từ cuối năm trước, do phòng kế hoạch lập và được Hội đồng quản trị, Ban giám đốc và Ban kiểm sốt đánh giá và thơng qua. Khi dự báo, cần phân loại theo nhiều yếu tố cụ thể có ảnh hưởng tới hoạt động của ngân hàng nói chung và rủi ro thanh khoản nói riêng như: GDP, CPI, Lạm phát, tỷ trọng tăng trưởng của từng ngành…, phân tích kết hợp các yếu tố với nhau chứ khơng tách rời.

Cơ cấu lại tài sản nợ - có phù hợp

Đây là công việc hết sức quan trọng để quản lý rủi ro thanh khoản của các NHTM. Các ngân hàng cần xem lại cơ cấu danh mục tài sản nợ, tài sản có cho phù hợp, nhằm hạn chế thấp nhất rủi ro có thể xảy ra, đó là cơ cấu lại nguồn vốn huy động và cho vay trên thị trường, cụ thể là huy động và cho vay bao nhiêu trên thị trường 1 và thị trường 2; cơ cấu lại dư nợ cho vay ngắn hạn với cho vay trung hạn, giữa nguồn huy động ngắn hạn dùng để cho vay trung, dài hạn.

Điều chỉnh cơ cấu cho vay vào các lĩnh vực nhạy cảm, rủi ro cao

Thực hiện việc phát hành giấy tờ có giá, điều chỉnh cơ cấu cho vay vào các lĩnh vực nhạy cảm và rủi ro nhiều như chứng khoán, bất động sản và tiêu dùng. Các ngân hàng đều phải duy trì một tỷ lệ dự trữ (bao gồm tiền mặt trong ngân hàng, tiền gửi tại Ngân hàng Trung ương và các tài sản có tính lỏng cao khác). Làm như vậy để đảm bảo duy trì dự trữ bắt buộc của Ngân hàng Trung ương và để đối phó với các dịng tiền đi ra. Việc kết hợp giữa dự trữ sơ cấp và dự trữ thứ cấp sẽ giúp ngân hàng chủ động vừa đối phó với rủi ro thanh khoản vừa có thu nhập hợp lý.

Thực hiện tốt quản lý rủi ro lãi suất khe hở lãi suất: Cần hoàn thiện các quy

định liên quan đến huy động và cho vay (nhất là huy động, cho vay trung, dài hạn) theo lãi suất thị trường; cần có cách giải quyết khoa học để khơng xảy ra tình trạng các khách hàng gửi tiền rút tiền trước hạn khi lãi suất thị trường tăng cao hoặc khi có các đối thủ khác đưa ra lãi suất cao, hấp dẫn khách hàng hơn. Hiện nay, xuất hiện một thực tế là các doanh nghiệp vay vốn ngân hàng đến hạn không chịu trả nợ vay vì họ e ngại sau khi trả sẽ rất khó vay lại được tiền từ ngân hàng. Vì thế, họ sẵn sàng chịu phạt lãi suất quá hạn ghi trong hợp đồng vì như vậy, so ra vẫn cịn thấp

67

hơn lãi suất cho vay mới. Chính điều này đã gây ảnh hưởng lớn đến khả năng thanh khoản của ngân hàng.

Thực hiện tốt quản lý rủi ro kỳ hạn: Sự không cân đối về kỳ hạn giữa tài sản

nợ và tài sản có của ngân hàng là lý do quan trọng làm cho các ngân hàng gặp khó khăn thanh khoản trong thời gian qua. Vấn đề sử dụng vốn ngắn hạn để cho vay trung, dài hạn với tỷ trọng lớn hoặc cùng là ngắn hạn và trung, dài hạn nhưng thời hạn cụ thể khác nhau (ví dụ như huy động trung, dài hạn hai năm nhưng cho vay trung hạn ba năm) cũng làm cho ngân hàng khó khăn trong việc kiểm sốt dịng tiền ra và dịng tiền vào của mình.

Xây dựng cơ chế chuyển vốn nội bộ hợp lý

Để thực hiện cơ chế luân chuyển vốn hợp lý, cần có một nền tảng cơng nghệ (hệ thống ngân hàng cốt lõi – Core banking) hiện đại. Do vậy, các ngân hàng cần phải đầu tư nhiều hơn vào công nghệ thông tin; tất nhiên, khơng dễ dàng gì để thực hiện được trong khi quy mơ vốn tự có của các NHTM còn nhỏ như hiện nay. Tuy nhiên, trong mọi tình huống, việc luân chuyển vốn nội bộ phải gắn với hiệu quả kinh doanh của từng chi nhánh, từng phòng giao dịch và vốn được tập trung về hội sở chính. Có như vậy mới dự báo, đo lường được nhu cầu thanh khoản một các chính xác và từ đó có chiến lược quản trị rủi ro thanh khoản phù hợp.

Cơ chế chuyển vốn trong nôi bộ các ngân hàng cần phải tính đến sự khác biệt về điều kiện kinh tế - xã hội ở địa bàn từng chi nhánh, phòng giao dịch hoạt động. Một chính sách giống nhau đối với mọi điểm giao dịch có thể dẫn đến mất thị phần khơng đáng có. Ví dụ lãi suất huy động tiền gửi ở các địa bàn đều giống nhau có thể làm giảm lượng tiền gửi có mức độ cạnh tranh cao hoặc có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn. Một chính sách phân biệt hóa phù hợp có thể góp phần nâng cao hiệu quả cơng tác quản trị rủi ro thanh khoản.

Các ngân hàng thương mại cần tích cực tham khảo dữ liệu của CIC

68

là: VCB, Vietinbank. MB, MSB, ACB, Agribank, BIDV, Bảo Việt, Liên Việt, Techcombank, Shinhan…

Các NHTM còn lại chủ yếu là những ngân hàng nhỏ và vừa chưa tích cực sử dụng thông tin xếp hạng của CIC, do vậy cần đẩy mạnh hơn việc sử dụng thông tin xếp hạng của CIC, để ra quyết định cấp tín dụng, huy động tiền gửi, lập kế hoạch quản lý tài sản nợ - có, quản lý rủi ro…

3.2.3. Xây dựng và hồn thiện quy trình quản trị rủi ro thanh khoản

Quy trình quản trị rủi ro thanh khoản của các NHTM ở Việt Nam về lý thuyết đã đầy đủ từ bước nhận biết, phân tích, đo lường, kiểm soát và tài trợ rủi ro thanh khoản nhưng trên thực tế, công tác nhận biết, phân tích và đo lường rủi ro chưa thực hiện tốt vì thế các bước tiếp theo khơng hiệu quả. Vì vậy các NHTM Việt Nam cần chú trọng hơn nữa việc thực hiện nghiêm túc theo đúng quy trình quản trị rủi ro thanh khoản qua các bước.

Các ngân hàng cần thực hiện tốt ngay từ những bước đầu, những bước đầu trong quy trình rất quan trọng. Từ bước thứ nhất là nhận dạng rủi ro, nếu ngân hàng làm tốt thì khi phân tích, tìm ra nguyên nhân của các rủi ro này cũng rất dễ dàng, trên cơ sở đó tìm giải pháp phịng ngừa và khắc phục kịp thời.

Bước tiếp theo là đo lường thanh khoản và đo lường rủi ro thanh khoản, các ngân hàng cần áp dụng các phương pháp và công cụ tiên tiến mà các NHTM trên thế giới đã áp dụng như phương pháp xác xuất, hiệp ước Basel.

Sau khi đo lường, cơng tác kiểm sốt rủi ro và tài trợ cho rủi ro rất quan trọng. Để làm tốt quy trình này, các ngân hàng cần phân cơng phân nhiệm rõ ràng cho từng bộ phận thực hiện quản lý tài sản nợ có và rủi ro thanh khoản.

3.2.4 Vận dụng phương pháp, công cụ QTRRTK khoa học của thế giới

Thông tư 13 và các văn bản sửa đổi ra đời đã đưa ra một số yêu cầu liên quan đến hoạt động quản trị rủi ro thanh khoản tương đối cập nhật theo chuẩn mực quốc tế, cụ thể như sau:

69

- Xây dựng hệ thống đo lường, đánh giá và báo cáo về khả năng chi trả, khả năng thanh khoản và hệ thống cảnh báo sớm về rủi ro thiếu hụt tạm thời khả năng chi trả và các giải pháp xử lý:

- Xây dựng mơ hình đánh giá và thử nghiệm khả năng chi trả, thanh khoản (Stress-testing). Mơ hình đánh giá và thử nghiệm khả năng chi trả, thanh khoản phải có các tình huống để phân tích (scenario analysis) về khả năng chi trả, tính thanh khoản.

Với những đòi hỏi khắt khe như vậy, ngân hàng phải vận dụng những phương pháp, công cụ quản trị rủi ro thanh khoản khoa học của thế giới (điều chỉnh phù hợp với thực tế hoạt động của ngân hàng) để hoạt động quản trị rủi ro thanh khoản hiệu quả hơn và đáp ứng theo quy định của NHNN. Các NHTM Việt Nam cần vận dụng Hiệp ước Basel II trong quản lý rủi ro thanh khoản, sử dụng khái niệm “Ba trụ cột”:

(1) Trụ cột thứ I: liên quan tới việc duy trì vốn bắt buộc. Theo đó, tỷ lệ vốn bắt buộc tối thiểu (CAR) vẫn là 8% của tổng tài sản có rủi ro như Basel I. Tuy nhiên, rủi ro được tính tốn theo ba yếu tố chính mà ngân hàng phải đối mặt: rủi ro tín dụng, rủi ro vận hành (hay rủi ro hoạt động) và rủi ro thị trường. So với Basel I, cách tính chi phí vốn đối với rủi ro tín dụng có sự sửa đổi lớn, đối với rủi ro thị trường có sự thay đổi nhỏ, nhưng hoàn toàn là phiên bản mới đối với rủi ro vận hành. Trọng số rủi ro của Basel II bao gồm nhiều mức (từ 0%-150% hoặc hơn) và rất nhạy cảm với xếp hạng.

(2) Trụ cột thứ II: liên quan tới việc hoạch định chính sách ngân hàng, Basel II cung cấp cho các nhà hoạch định chính sách những “công cụ” tốt hơn so với Basel I. Trụ cột này cũng cung cấp một khung giải pháp cho các rủi ro mà ngân hàng đối mặt, như rủi ro hệ thống, rủi ro chiến lược, rủi ro danh tiếng, rủi ro thanh khoản và rủi ro pháp lý, mà hiệp ước tổng hợp lại dưới cái tên rủi ro còn lại (residual risk).

70

danh mục rủi ro và phải có được một chiến lược đúng đắn nhằm duy trì mức vốn đó. Thứ hai, các giám sát viên nên rà soát và đánh giá việc xác định mức độ vốn nội bộ và chiến lược của ngân hàng, cũng như khả năng giám sát và đảm bảo tuân thủ tỷ lệ vốn tối thiểu; giám sát viên nên thực hiện một số hành động giám sát phù hợp nếu họ không hài lòng với kết quả của quy trình này. Thứ ba, Giám sát viên khuyến nghị các ngân hàng duy trì mức vốn cao hơn mức tối thiểu theo quy định. Thứ tư, giám sát viên nên can thiệp ở giai đoạn đầu để đảm bảo mức vốn của ngân hàng không giảm dưới mức tối thiểu theo quy định và có thể yêu cầu sửa đổi ngay lập tức nếu mức vốn khơng được duy trì trên mức tối thiểu.

(3) Trụ cột thứ III: Các ngân hàng cần phải công khai thông tin một cách thích đáng theo nguyên tắc thị trường. Basel II đưa ra một danh sách các yêu cầu buộc các ngân hàng phải công khai thông tin, từ những thông tin về cơ cấu vốn, mức độ đầy đủ vốn đến những thông tin liên quan đến mức độ nhạy cảm của ngân hàng với rủi ro tín dụng, rủi ro thị trường, rủi ro vận hành và quy trình đánh giá của ngân hàng đối với từng loại rủi ro này.

Như vậy, quá trình phát triển của Basel và những Hiệp ước mà tổ chức này đưa ra, các ngân hàng thương mại càng ngày càng được yêu cầu hoạt động một cách minh bạch hơn, đảm bảo vốn phòng ngừa cho nhiều loại rủi ro hơn và do vậy, hy vọng sẽ giảm thiểu được rủi ro.

Tuy nhiên, việc vận dụng Basel II cần phải có sự chọn lọc và áp dụng linh hoạt phù hợp với tình hình hoạt động và mục tiêu của từng NHTM. Mặc dù được coi như một cơ chế quan trọng để đẩy mạnh cải cách và củng cố tồn bộ cơng tác điều hành trong lĩnh vực tài chính, nhưng cuộc khủng hoảng tài chính hiện tại đã cho thấy những thiếu sót, bất cập của Basel II. Một số thiếu sót cơ bản của Basel II là thiếu yêu cầu về phí vốn thanh khoản, quá tin cậy vào cơ quan xếp hạng tín dụng và bản chất có tính chu kỳ của nó.

Phương pháp đo lường rủi ro thanh khoản cũng nên nâng cấp và cải tiến, nên áp dụng phương pháp phân tích xác suất mỗi tình huống kết hợp với các phương pháp còn lại như phương pháp chỉ số thanh khoản, ướng lượng độ lệch thanh khoản

71

để có những biện pháp phịng ngừa kịp thời, tránh để lại hậu quả nghiêm trọng cho ngân hàng.

3.2.5. Các biện pháp hỗ trợ

Tăng cường công tác thẩm định khách hàng và công tác kiểm tốn.

Tín dụng là hoạt động sinh lời lớn nhất song rủi ro cao nhất cho NHTM. Rủi ro này có nhiều nguyên nhân đều có thể gây ra tổn thất, làm giảm thu nhập của ngân hàng. Có nhiều khoản tài trợ mà tổn thất có thể chiếm phần lớn vốn của chủ, đẩy ngân hàng đến phá sản. Để đảm bảo ngân hàng có thể thu hồi được vốn cho vay thì các hồ sơ vay vốn của khách hàng phải đảm bảo các điều kiện theo quy định và quá trình thẩm định của ngân hàng. Do vậy thẩm định tín dụng là một vấn đề rất phức tạp và cần thiết trước khi ngân hàng cấp vốn cho khách hàng vay. Hiện nay các NHTM Việt Nam đều có tỷ lệ nợ xấu, nợ quá hạn cao. Điều này ảnh hưởng tới thu nhập, khả năng hoạt động an toàn của Ngân hàng. Chính vì thế, cơng tác thẩm định tín dụng là hết sức quan trọng. NHTM khơng chỉ nên chú trọng đến công tác thẩm định trước khi quyết định cho vay mà cịn nên chú trọng đến cơng tác thẩm định cả sau khi cho vay, để nếu có dấu hiệu gì trong việc khơng thể thu hồi nợ từ khách hàng, NHTM có thể chủ động trong cơng tác tài trợ cho rủi ro thanh khoản nếu có xảy ra.

Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực

Phát triển nguồn nhân lực luôn là mục tiêu hàng đầu của mọi tổ chức, doanh nghiệp. Bộ phận quản lý rủi ro thanh khoản là bộ phận hỗ trợ đắc lực cho Hội đồng quản trị và Ban giám đốc ngân hàng trong việc đưa ra các quyết định đúng đắn kịp thời nhằm ngăn chặn, khắc phục những rủi ro phát sinh và hướng hoạt động kinh doanh đến những thành cơng mới. Do vậy, NHTM cần có kế hoạch tuyển dụng, đào tạo, sử dụng nhân viên một cách khoa học, minh bạch và bình đẳng. Sắp xếp nhân viên vào những vị trí phù hợp khả năng của họ là một khâu quan trọng trong công tác cán bộ, nhằm đảm bảo rằng chính đội ngũ cán bộ nhân viên này sẽ là những người góp phần vào thành công chung của ngân hàng.

72

Một nhà lãnh đạo có kinh nghiệm là người biết sử dụng người tài và sắp xếp phù hợp mỗi cá nhân cho từng vị trí cơng tác. Các ngân hàng cũng nên xây dựng văn hóa doanh nghiệp cho ngân hàng mình. Khi mơi trường làm việc năng động, chuyên nghiệp, thân thiện cởi mở và có bản sắc văn hóa riêng thì sẽ là một động lực thúc đẩy nhân viên nhiệt tình làm việc, cống hiến, sáng tạo và ln trung thành đối với ngơi nhà thứ hai của mình.

Nâng cao cơng tác quảng bá hình ảnh, thương hiệu ngân hàng

Ở Việt Nam, có khơng ít doanh nghiệp có nơi lực rất tốt, nhưng phương thức quảng cáo hình ảnh khơng chuyên nghiệp. Có những sản phẩm - dịch vụ rất tốt, nhưng lại không được người tiêu dùng đánh giá đúng mức về chất lượng và giá khi so sánh với các ngân hàng khác. Chính vì thế, NHTM nên chú trọng cơng tác đổi mới hình ảnh thương hiệu, tạo dấu ấn và lòng tin đối với khách hàng. Đồng thời

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao hiệu quả quản trị rủi ro thanh khoản tại các ngân hàng thương mại việt nam (Trang 74)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(103 trang)