Lợi nhuận và tỷ suất lợi nhuận của một số NHTM năm 2012

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao hiệu quả quản trị rủi ro thanh khoản tại các ngân hàng thương mại việt nam (Trang 53)

Nguồn: Báo cáo thường niên các NHTM năm 2012

Bảng 2.8 mô tả khái quát lợi nhuận trước thuế và tỷ suất sinh lời của một số NHTM ở Việt Nam năm 2012. Đứng đầu về lợi nhuận là Vietinbank với 8.168 tỷ đồng chiếm gần 20% lợi nhuận của toàn ngành. Tiếp theo là các ngân hàng Vietcombank, BIDV, MB có lợi nhuận khá là cao, đều trên 3.000 tỷ đồng. Các NHTM vừa và nhỏ có lợi nhuận thấp, thường ở mức dưới 200 tỷ đồng, điển hình là Bắc Á chỉ đạt 46 tỷ dồng năm 2012.

Tuy nhiên, do quy mô tài sản và nguồn vốn khác nhau, nên một số ngân hàng có lợi nhuận khơng cao nhưng tỷ suất lợi nhuận vẫn cao, điển hình là MHB với ROA là 2,84% và ROE 36,52%, hay MB và VCB cũng có tỷ suất lợi nhuận cao hơn nhiều so với trung bình ngành. Điều này chứng tỏ hiệu quả sử dụng tài sản và sử dụng vốn của những ngân hàng này rất tốt.

Như vậy, qua phân tích khái quát về hệ thống NHTM Việt Nam, có thể thấy rằng, năm 2012 là một năm khó khăn cho các NHTM trong việc duy trì thị phần huy động vốn, thị phần tín dụng và kết quả hoạt động kinh doanh. Trong hệ thống, khối ngân hàng thương mại cổ phần có hoạt động hiệu quả nhất và là tác nhân tích cực cho việc phát triển hệ thống NHTM mạnh hơn, điển hình là các ngân hàng MB, Vietinbank, VCB, BIDV. Khối ngân hàng nhà nước điển hình là Agribank và MHB hoạt động chưa thực sự hiệu quả và có đóng góp lớn cho nền kinh tế, mặc dù

LNTT ROA (%) ROE (%) Vietinbank 8.168 1,7 19,9 VCB 5.764 1,48 21,69 BIDV 4.325 0,74 12,9 MB 3.089 1,96 34,58 STB 1.315 0,68 7,15 MHB 1.210 2,84 36,52 VPBank 852 0,92 15,75 Bắc Á 46 0,15 1,44

45

Agribank là ngân hàng thương mại lớn nhất về quy mô vốn và tài sản. Tuy nhiên, trong khối NHTM Cổ phần, các NHTM quy mô vừa và nhỏ đang lộ ra rất nhiều điểm yếu kém trong hoạt động tín dụng và khả năng thanh khoản điển hình là NH Phương Tây, Nam Á, …

2.2. Thực trạng hiệu quả quản trị rủi ro thanh khoản tại các NHTM Việt Nam Nam

2.2.1 Bộ máy quản trị rủi ro thanh khoản

Tại Điều 93 Luật các Tổ chức tín dụng số 47/2010/QH12 đã quy định: “…Tổ

chức tín dụng phải xây dựng và ban hành các quy định nội bộ đối với hoạt động nghiệp vụ của tổ chức tín dụng, bảo đảm có cơ chế kiểm sốt, kiểm toán nội bộ, quản lý rủi ro gắn với từng quy trình nghiệp vụ kinh doanh, phương án xử lý những trường hợp khẩn cấp……d) Quy định về quản lý thanh khoản, trong đó có thủ tục và các giới hạn quản lý thanh khoản;….”.

Quy định về việc đảm bảo các chỉ tiêu thanh khoản được Ngân hàng Nhà nước nêu rõ tại “Mục 3: Tỷ lệ về khả năng chi trả” của thông tư số 13/2010/TT- NHNN”.

Nội dung chính của mục này đó là u cầu tổ chức tín dụng phải tăng cường việc quản trị thanh khoản bằng nhiều phương pháp: thành lập một bộ phận quản lý tài sản “Nợ”, tài sản “Có” (từ cấp phịng hoặc tương đương trở lên), để theo dõi và quản lý khả năng chi trả hàng ngày; xây dựng và ban hành quy định nội bộ về quản lý khả năng chi trả đối với Đồng Việt Nam, đồng Euro, đồng Bảng Anh và đồng đơ la Mỹ. Tổ chức tín dụng phải báo cáo Ngân hàng Nhà nước về Quy định nội bộ về quản lý khả năng chi trả và các nội dung sửa đổi, bổ sung quy định nội bộ về quản lý khả năng chi trả trong thời hạn 5 ngày sau khi được ban hành hoặc sửa đổi, bổ sung; cũng như ngay sau khi phát sinh rủi ro về khả năng chi trả, khả năng thanh khoản và các biện pháp xử lý.

Bên cạnh đó, cuối mỗi ngày, tổ chức tín dụng phải xác định và có các biện pháp để đảm bảo các tỷ lệ về khả năng chi trả cho ngày hôm sau như sau:

46

(1) Tỷ lệ tối thiểu bằng 15% giữa tổng tài sản “Có” thanh tốn ngay và tổng Nợ phải trả.

(2) Tỷ lệ tối thiểu bằng 1 giữa tổng tài sản “Có” đến hạn thanh toán trong 7 ngày tiếp theo kể từ ngày hôm sau và tổng tài sản “Nợ” đến hạn thanh toán trong 7 ngày tiếp theo kể từ ngày hôm sau đối với đồng Việt Nam, đồng Euro, đồng Bảng Anh và đồng đô la Mỹ (bao gồm đồng đô la Mỹ và các ngoại tệ khác còn lại được quy đổi sang đô la Mỹ theo tỷ giá liên ngân hàng cuối mỗi ngày).

Tổ chức tín dụng phải xây dựng bảng theo dõi, quản lý kỳ hạn thanh tốn của tài sản “Có” và kỳ hạn phải trả của tài sản “Nợ” của từng ngày trong khoảng thời gian 30 ngày tiếp theo kể từ ngày hôm sau để hỗ trợ cho việc quản lý khả năng chi trả.

Trên cơ sở đó, trường hợp cuối mỗi ngày khơng đảm bảo các tỷ lệ quy định, tổ chức tín dụng phải có các biện pháp xử lý, đồng thời báo cáo ngay Ngân hàng Nhà nước về các biện pháp xử lý. Nếu tiếp tục gặp khó khăn hoặc có rủi ro về khả năng chi trả, ảnh hưởng đến khả năng thanh khoản, tổ chức tín dụng phải báo cáo ngay Ngân hàng Nhà nước. Ngân hàng Nhà nước được áp dụng các biện pháp cần thiết để xử lý đối với tổ chức tín dụng gặp khó khăn và có rủi ro về khả năng chi trả, khả năng thanh khoản.

Cơ cấu tổ chức liên quan đến quản lý rủi ro đã được các ngân hàng xây dựng và xem xét nhằm điều chỉnh kịp thời và thường xuyên, bao gồm:

- Các Ủy ban liên quan đến quản lý rủi ro như Ủy ban Quản lý rủi ro, Ủy ban Kiểm tốn, Hội đồng Tín dụng cấp cao… trực thuộc Hội đồng Quản trị.

- Ủy ban Tín dụng, Ủy ban Quản lý tài sản nợ - có (ALCO), Phịng Quản lý rủi ro, Phịng Kiểm tra kiểm sốt nội bộ… trực thuộc Ban Điều hành.

- Các cấp quản lý, kiểm soát viên, bộ phận kiểm soát độc lập… trực thuộc các đơn vị kinh doanh trực tiếp cùng các chốt kiểm sốt trong từng quy trình tác nghiệp. Môi trường kinh doanh của Việt Nam ngày càng hội nhập sâu rộng và chịu ảnh hưởng của thị trường thế giới với nhiều cơ hội cũng như thách thức về rủi ro. Hệ thống quản lý rủi ro thị trường đã được các NHTM quan tâm xây dựng và dần hồn

47

thiện hơn, nhằm đảm bảo phịng chống các rủi ro trong kinh doanh ngoại hối, chứng khoán, cũng như các rủi ro về lãi suất, thanh khoản.

- Các NHTM thành lập Ủy ban Quản lý tài sản nợ - có (ALCO) nhằm đảm bảo an tồn, hiệu quả trong hoạt động huy động vốn và sử dụng vốn. Trên cơ sở phân tích tình hình tài chính và dự báo bối cảnh chung, Ủy ban ALCO sẽ đề xuất về cấu trúc nguồn vốn, cơ cấu sử dụng vốn cùng với các chính sách khách hàng trong từ thời kỳ nhằm đạt được mục tiêu phát triển nhanh và bền vững.

- Các đơn vị kinh doanh ngoại hối (FX), giao dịch tiền gửi (MM) được tổ chức theo mơ hình Front - Middle - Back và duy trì hệ thống kiểm sốt giao dịch, đảm bảo hạn chế tối đa rủi ro xảy ra;

- Ngân hàng thiết lập hệ thống hạn mức giao dịch rất cụ thể đối với các Đơn vị tại Chi nhánh, Hội sở trên cơ sở khả năng, kinh nghiệm và chất lượng tín dụng thực tế. Bên cạnh đó, hệ thống báo cáo, quản lý danh mục kinh doanh và đầu tư, tính tốn mức thiệt hại tối đa (VAR) cũng được áp dụng.

2.2.2 Các phương pháp và quy trình thực hiện quản trị rủi ro thanh khoản

Để quản trị rủi ro thanh khoản, các NHTM thường thực hiện hai phương pháp là phân tích thanh khoản tĩnh và phân tích thanh khoản động.

Phương pháp phân tích tĩnh chính là sự kết hợp giữa phương pháp tiếp cận nguồn vốn và sử dụng vốn, phương pháp tiếp cận cấu trúc vốn và phương pháp tiếp cận các chỉ số. Phương pháp này sử dụng số liệu trên bảng cân đối tài sản nợ - tài sản có để tính tốn các chỉ số thanh khoản, từ đó, đưa ra hạn mức hợp lý.

Phương pháp phân tích động chính là dự đốn cung - cầu thanh khoản, từ đó dự báo độ lệch thanh khoản. Phương pháp phân tích động bao gồm các bước sau:

- Lập báo cáo cung cầu thanh khoản: Bộ phận hỗ trợ cho ALCO xây dựng báo cáo cung cầu thanh khoản bằng cách phân bổ dữ liệu gốc luồng tiền vào, luồng tiền ra đến hạn vào các dải kỳ hạn: 1 ngày, 7 ngày, 8 ngày, 1 tháng, 3 tháng, 6 tháng.

- Phân tích mơ phỏng thanh khoản: Hàng tuần, hàng tháng, bộ phận hỗ trợ ALCO thiết lập các kịch bản trong tương lai dựa trên các giả định với xác suất xảy

48

+ Giả định thay đổi lãi suất.

+ Giả định thay đổi môi trường kinh tế vĩ mô (lạm phát, tăng trưởng, chu kỳ kinh tế…) và môi trường vi mô (cạnh tranh của các tổ chức tín dụng khác, uy tín…).

Với mỗi kịch bản, cần dự báo các yếu tố sau: + Kế hoạch cho vay mới.

+ Khả năng huy động tiền gửi mới từ các tổ chức, cá nhân. + Khả năng huy động vốn mới từ phát hành giấy tờ có giá. + Khả năng vay cầm cố, chiết khấu của Ngân hàng nhà nước.

+ Khả năng huy động thêm tiền gửi, vay các Tổ chức tín dụng khác.

+ Khả năng thực hiện hợp đồng repo (bán chứng khốn có cam kết mua lại). + Khả năng chuyển các tài sản khác (tài sản cố định, vốn liên doanh, cổ phần…) thành tiền mặt.

- Phân tích khả năng thanh khoản: theo từng kịch bản, bộ phận hỗ trợ ALCO (Phòng Cân đối tổng hợp) xây dựng lại báo cáo luồng tiền vào, luồng tiền ra; xác định trạng thái thanh khoản để dự đoán thanh khoản trong thời gian tới dư thừa hay thiếu hụt.

Trên cơ sở kết quả của 2 phương pháp nêu trên, ALCO sẽ quyết định các biện pháp xử lý thích ứng.

Phương pháp phân tích động mới được một số các NHTM áp dụng trong thời gian gần đây. Để áp dụng hiệu quả hơn đối với phương pháp này, hầu hết các ngân hàng đã và đang triển khai Hệ thống tính tốn tổn thất dự kiến để tính tốn xác suất xảy ra rủi ro thanh khoản của từng tình huống, đo lường rủi ro theo mơ hình Basel II. Từ việc tính tốn trên, các NHTM có thể ước lượng “Nhu cầu thanh khoản dự tính” mà trạng thái thanh khoản của từng tình huống có thể mang lại cho Ngân hàng.

Đáng chú ý, liên quan đến rủi ro khía cạnh con người, các công cụ quản lý được các NHTM đưa vào ứng dụng như: Chương trình quản lý rủi ro hoạt động, Chương trình quản lý thông tin CIC, Hệ thống đánh giá tác động mơi trường và xã

49

hội… Bên cạnh đó, kiểm tốn nội bộ có vai trị quan trọng trong việc phát hiện và ngăn chặn rủi ro thông qua công tác kiểm tra, rà soát, đưa ra những cảnh báo, khuyến nghị để Ban điều hành Ngân hàng điều chỉnh chính sách một cách kịp thời, nhằm hạn chế sớm rủi ro phát sinh.

2.2.3 Phân tích hiệu quả quản trị rủi ro thanh khoản tại các NHTM Việt Nam Chỉ số H1 và H2 Chỉ số H1 và H2 Chỉ số H1 phản ảnh tỷ lệ giữa vốn tự có và vốn huy động. Chỉ số H2 phản ánh tỷ trọng vốn tự có và tài sản có. Bảng 2.9: Hệ số H1 và H2 tại các NHTM năm 2011-2012 STT Ngân hàng H1 H2 2012 2011 2012 2011 1 Agribank 8,0% 6,5% 7,4% 6,1% 2 Bắc Á 10,3% 14,4% 9,3% 12,6% 3 BIDV 5,8% 6,4% 5,5% 6,0% 4 Đại Á 23,3% 18,8% 18,9% 15,8% 5 EIB 10,2% 9,7% 9,3% 8,9% 6 Kiên Long 22,8% 24,0% 18,5% 19,4% 7 MB 7,9% 7,5% 7,3% 6,9% 8 MHB 10,0% 7,2% 9,1% 6,7% 9 MSB 9,0% 9,1% 8,3% 8,3% 10 Nam Á 25,7% 20,0% 20,5% 16,7% 11 Ocean 7,5% 8,0% 7,0% 7,4% 12 Phương đông 16,2% 17,3% 13,9% 14,8% 13 PG 19,9% 17,3% 16,6% 14,7% 14 Phương nam 6,1% 6,1% 5,8% 5,7% 15 SCB 8,2% 8,5% 7,6% 7,8% 16 STB 9,7% 11,3% 8,9% 10,2% 17 Việt Á 16,8% 18,9% 14,4% 15,9%

50

19 Vietinbank 7,2% 6,6% 6,7% 6,2%

20 VCB 11,1% 8,5% 10,0% 7,8%

21 Phương tây 26,8% 18,2% 21,2% 15,4%

Nguồn: Báo cáo thường niên các NHTM năm 2011-2012

Tiêu chuẩn chung theo Basel II của hai hệ số H1 và H2 là lớn hơn 5%. BIDV và Phương Nam có hệ số này thấp, chỉ hơn 5% một chút. Hệ số này cao quá cũng không tốt, phản ánh khả năng huy động vốn của ngân hàng kém, nhưng thấp quá dưới 5% tức là ngân hàng có mức an tồn về vốn và khả năng tự thanh toán yếu. Những ngân hàng có chỉ số này cao thường rơi vào các ngân hàng nhỏ như Ngân hàng Phương tây, Nam Á, Kiên Long, Đại Á, PGBank, Phương Đông, Việt Á và MHB. Cịn đa số các ngân hàng lớn có chỉ số này dao động trên dưới 10%.

Chỉ số H3 – Trạng thái tiền mặt

H3 là chỉ số phản ánh tỷ lệ giữa hai loại tài sản thanh khoản nhất là tiền mặt và tiền gửi thanh toán tại ngân hàng thương mại với tổng tài sản có. Tỷ lệ này phải từ 10% trở lên thì ngân hàng mới đủ khả năng thanh khoản tức thời tối thiểu.

Bảng 2.10: Chỉ số trạng thái tiền mặt của các NHTM năm 2011-2012

H3 2012 2011 H3 2012 2011

1 Agribank 4,2% 7,7% 12 Phương đông 5,9% 15,6%

2 Bắc Á 2,8% 10,6% 13 PG 5,0% 9,3%

3 BIDV 6,3% 3,2% 14 Phương nam 3,2% 17,2%

4 Đại Á bank 20,4% 51,5% 15 SCB 3,3% 6,4% 5 EIB 29,1% 39,1% 16 Sacombank 8,5% 14,4% 6 Kienlongbank 15,0% 23,9% 17 Việt Á 12,3% 13,4% 7 MB 10,9% 30,2% 18 VPBank 17,7% 28,5% 8 MHB 8,4% 25,9% 19 Vietinbank 4,8% 14,2% 9 MSB 17,2% 26,0% 20 VCB 16,0% 21,1%

10 Nam Á Bank 14,0% 21,2% 21 Phương tây 8,1% 18,1%

11 Ocean 21,8% 39,1% Trung bình 11,2% 20,8%

51

Năm 2011, hầu hết các ngân hàng đều đáp ứng điều kiện H3 lớn hơn 10%, trong nhóm NHTM lớn có Agribank, SCB và BIDV là có chỉ số này dưới 10% và đặc biệt là BIDV, chỉ số này rất thấp 3,2%, nhóm NHTM nhỏ có PG Bank ở mức 9,3%. Một số ngân hàng có chỉ số H3 rất cao như Eximbank, Đại Á Bank, Ocean Bank và MB…

Nhưng năm 2012, nhìn chung chỉ số H3 giảm khá nhiều so với năm 2011, đặc biệt là Agribank, Bắc Á, BIDV, Vietinbank, PG, Phương nam, SCB, Phương đông và Phương Tây, tỷ lệ này có lúc rơi xuống 2-8%, chứng tỏ khả năng thanh toán tức thời của những ngân hàng này rất kém, rủi ro thanh khoản rất cao. Các NHTM có nhóm chỉ số H3 thấp cho thấy tài sản có của các ngân hàng này được duy trì tại các khoản mục có hệ số rủi ro cao hơn là duy trì ở trạng thái tiền mặt.

Năm 2012, Eximbank là ngân hàng có H3 cao nhất (29,1%) chủ yếu là ở tài sản tiền gửi tại các TCTD, phản ánh khả năng thanh khoản lành mạnh nhất là đối với những khoản thanh toán tức thời. MB, Ocean, Đại Á,Vietcombank và VPBank cũng là những ngân hàng có khả năng thanh tốn tức thời tương đối tốt. Cịn lại các ngân hàng duy trì chỉ số H3 ở mức chấp nhận được.

Trung bình năm 2012 chỉ số H3 của các NHTM là 11,2%, tuy lớn hơn mức yêu cầu tối thiểu là 10% nhưng đã giảm rất nhiều so với năm 2011 là 20,8%. Chứng tỏ tính thanh khoản của các NHTM đang có dấu hiệu giảm đi.

Chỉ số H4 – Năng lực cho vay

H4 là chỉ số phản ánh tỷ lệ giữa dư nợ tín dụng với tổng tài sản có của ngân hàng.

52

Bảng 2.11: Chỉ số năng lực cho vay của các NHTM năm 2011-2012

H4 2012 2011 H4 2012 2011

1 Agribank 82,2% 83,2% 12 Phương đông 66,3% 53,8%

2 Bắc Á 66,2% 65,5% 13 PG 78,4% 67,8%

3 BIDV 74,6% 83,0% 14 Phương nam 57,0% 49,8%

4 Đại Á 58,5% 31,2% 15 SCB 59,3% 44,5%

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao hiệu quả quản trị rủi ro thanh khoản tại các ngân hàng thương mại việt nam (Trang 53)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(103 trang)