Các biện pháp hỗ trợ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao hiệu quả quản trị rủi ro thanh khoản tại các ngân hàng thương mại việt nam (Trang 80 - 82)

2.2.4 .2Những hạn chế cần khắc phục và nguyên nhân của những hạn chế

3.2 Một số giải pháp nâng cao hiệu quả quản trị rủi ro thanh khoản tại các NHTM

3.2.5. Các biện pháp hỗ trợ

Tăng cường công tác thẩm định khách hàng và công tác kiểm tốn.

Tín dụng là hoạt động sinh lời lớn nhất song rủi ro cao nhất cho NHTM. Rủi ro này có nhiều nguyên nhân đều có thể gây ra tổn thất, làm giảm thu nhập của ngân hàng. Có nhiều khoản tài trợ mà tổn thất có thể chiếm phần lớn vốn của chủ, đẩy ngân hàng đến phá sản. Để đảm bảo ngân hàng có thể thu hồi được vốn cho vay thì các hồ sơ vay vốn của khách hàng phải đảm bảo các điều kiện theo quy định và quá trình thẩm định của ngân hàng. Do vậy thẩm định tín dụng là một vấn đề rất phức tạp và cần thiết trước khi ngân hàng cấp vốn cho khách hàng vay. Hiện nay các NHTM Việt Nam đều có tỷ lệ nợ xấu, nợ quá hạn cao. Điều này ảnh hưởng tới thu nhập, khả năng hoạt động an tồn của Ngân hàng. Chính vì thế, cơng tác thẩm định tín dụng là hết sức quan trọng. NHTM không chỉ nên chú trọng đến công tác thẩm định trước khi quyết định cho vay mà cịn nên chú trọng đến cơng tác thẩm định cả sau khi cho vay, để nếu có dấu hiệu gì trong việc khơng thể thu hồi nợ từ khách hàng, NHTM có thể chủ động trong cơng tác tài trợ cho rủi ro thanh khoản nếu có xảy ra.

Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực

Phát triển nguồn nhân lực luôn là mục tiêu hàng đầu của mọi tổ chức, doanh nghiệp. Bộ phận quản lý rủi ro thanh khoản là bộ phận hỗ trợ đắc lực cho Hội đồng quản trị và Ban giám đốc ngân hàng trong việc đưa ra các quyết định đúng đắn kịp thời nhằm ngăn chặn, khắc phục những rủi ro phát sinh và hướng hoạt động kinh doanh đến những thành cơng mới. Do vậy, NHTM cần có kế hoạch tuyển dụng, đào tạo, sử dụng nhân viên một cách khoa học, minh bạch và bình đẳng. Sắp xếp nhân viên vào những vị trí phù hợp khả năng của họ là một khâu quan trọng trong công tác cán bộ, nhằm đảm bảo rằng chính đội ngũ cán bộ nhân viên này sẽ là những người góp phần vào thành cơng chung của ngân hàng.

72

Một nhà lãnh đạo có kinh nghiệm là người biết sử dụng người tài và sắp xếp phù hợp mỗi cá nhân cho từng vị trí cơng tác. Các ngân hàng cũng nên xây dựng văn hóa doanh nghiệp cho ngân hàng mình. Khi mơi trường làm việc năng động, chuyên nghiệp, thân thiện cởi mở và có bản sắc văn hóa riêng thì sẽ là một động lực thúc đẩy nhân viên nhiệt tình làm việc, cống hiến, sáng tạo và luôn trung thành đối với ngôi nhà thứ hai của mình.

Nâng cao cơng tác quảng bá hình ảnh, thương hiệu ngân hàng

Ở Việt Nam, có khơng ít doanh nghiệp có nơi lực rất tốt, nhưng phương thức quảng cáo hình ảnh khơng chuyên nghiệp. Có những sản phẩm - dịch vụ rất tốt, nhưng lại không được người tiêu dùng đánh giá đúng mức về chất lượng và giá khi so sánh với các ngân hàng khác. Chính vì thế, NHTM nên chú trọng cơng tác đổi mới hình ảnh thương hiệu, tạo dấu ấn và lòng tin đối với khách hàng. Đồng thời ngân hàng nên tham gia các cuộc thi về thương hiệu doanh nghiệp nhằm mang đến cho khách hàng các thơng tin hữu ích về dịch vụ của ngân hàng.

Ngồi việc xây dựng được hình ảnh thân thiện với từng khách hàng cá nhân, việc triển khai sản phẩm dịch vụ thẻ thành công cũng khẳng định sự tiên tiến về công nghệ của một ngân hàng và định vị được thương hiệu của ngân hàng đó. Chính vì vậy, sản phẩm dịch vụ thẻ đã và đang được các NHTM nhìn nhận là một lợi thế cạnh tranh hết sức quan trọng trong cuộc đua nhắm tới thị trường ngân hàng bán lẻ và mang lại tiềm năng thu phí trong tương lai, và quan trọng là có thể mang lại cho ngân hàng nhiều lợi thế cạnh tranh.

Bên cạnh đó, NHTM nên có các hoạt động truyền thơng thơng tin cho người gửi tiền, trong trường hợp ngân hàng bị ảnh hưởng bởi các tin đồn thất thiệt có thể gây hại cho hoạt động kinh doanh của mình, các ngân hàng cần có biện pháp truyền thơng nhằm lấy lại uy tín và niềm tin đối với khách hàng.

Tăng cường sử dụng công cụ phái sinh

Thị trường tiền tệ phái sinh ở Việt Nam còn rất hạn chế, tuy nhiên, sau đợt biến động của thị trường tiền tệ trong thời gian qua, chắc chắn các ngân hàng sẽ quan tâm nhiều hơn và nó sẽ giúp cho ngân hàng quản lý tốt hơn tài sản nợ, tài sản

73

có của mình. Thị trường REPO là cơng cụ khá hiệu quả trong việc tạo ra tính lỏng cao cho các chứng khốn nợ và cơ cấu tài sản có nhằm hỗ trợ thanh khoản cho các ngân hàng một cách nhanh chóng. Forward và Future cũng là những công cụ để cầm giữ lãi suất giao dịch nhằm hạn chế rủi ro khi lãi suất thị trường biến động. Đặc biệt SWAP là công cụ quan trọng để các ngân hàng có thể cơ cấu lại tài sản nợ, tài sản có trên bảng cân đối tài sản của mình, nhằm hạn chế các tác động của rủi ro lãi suất, rủi ro kỳ hạn.

Với thực trạng thị trường như hiện nay, vấn đề nâng cao chất lượng quản lý rủi ro thanh khoản nhằm giảm thiểu rủi ro vỡ nợ là mối quan tâm hàng đầu, là bài tốn khó đặt ra khơng chỉ với một ngân hàng riêng lẻ mà đối với toàn hệ thống từ Ngân hàng Nhà nước cho tới các ngân hàng thương mại.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao hiệu quả quản trị rủi ro thanh khoản tại các ngân hàng thương mại việt nam (Trang 80 - 82)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(103 trang)