Áp dụng cơ chế mục tiêu lạm phát

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu tác động lạm phát ảnh hưởng đến huy động vốn của ngân hàng thương mại cổ phần việt nam (Trang 74 - 76)

KẾT LUẬN CHƯƠNG

3.4.2.2. Áp dụng cơ chế mục tiêu lạm phát

Chính sách tiền tệ hiện đại dựa trên nền tảng kiến thức được tích lũy của lý thuyết tiền tệ. Sự thay đổi các cơ chế của chính sách này xuất phát từ những biến động trong các nền kinh tế phát triển và kinh tế thế giới. Từ giữa thập niên 1990, cơ chế mục tiêu lạm phát – một mơ hình chính sách tiền tệ mới được áp dụng rộng rãi tại nhiều nước và giúp các nước này bình ổn thành công môi trường kinh tế vĩ mô và tăng trưởng kinh tế. Đó là xu hướng khách quan mà các nước đang phát triển sớm hay muộn sẽ phải đi theo.

Khi xem xét, so sánh các biến số kinh tế vĩ mô, các nước áp dụng MTLP phát triển ổn định hơn so với các nước không áp dụng. Bảng dưới đây cho thấy cả 2 giai đoạn 2000-2006 và giai đoạn 2007-2012, lạm phát, tăng trưởng GDP thực và kỳ vọng lạm phát trong ngắn hạn tại các nước áp dụng đều ít biến động hơn so với các nước không áp dụng .

63

Bảng 3.1 : So sánh chỉ số kinh tế vĩ mô giữa các nước áp dụng lạm phát mục tiêu với các nước khác

Lạm phát thực tế Kỳ vọng lạm phát trong ngắn hạn GDP

2000-2006 2007-2012 2000-2006 2007-2012 2000-2006 2007-2012

Mean Stdv Mean Stdv Mean Stdv Mean Stdv Mean Stdv Mean Stdv

Advanced-IT 2.20 1.38 2.30 1.60 2.12 0.24 2.25 0.51 2.99 1.63 1.26 2.53 Adv - other 1.47 0.70 1.41 1.59 1.44 0.24 1.28 0.55 1.97 1.66 0.40 3.38 Eme-IT 4.14 1.19 4.50 1.76 4.29 0.73 4.19 0.54 4.51 1.80 3.65 3.85 Eme- other 7.29 3.01 5.25 2.72 7.33 2.69 4.65 1.20 7.13 4.50 4.13 5.53 (http://luattaichinh.wordpress.com/2013/04/28/lam-pht-muc-tiu-linh-hoat-xu-huong- moi-cho-cstt-thoi-ky-hau-khung-hoang/) Chú thích:  Mean: Trung bình  Stdv: Độ lệch chuẩn.

 Các nước trong nhóm: Advanced-IT: Nền kinh tế phát triển và áp dụng

 Adv- other: Nền kinh tế phát triển và không áp dụng

 Eme- IT: Nền kinh tế mới nổi và áp dụng

 Eme- other: Nền kinh tế mới nổi không áp dụng

Tại các nền kinh tế phát triển, sự khác biệt giữa việc có áp dụng và không áp dụng không nhiều, kỳ vọng lạm phát vẫn ổn định ngay cả khi tăng trưởng và lạm phát biến động tại các nước áp dụng với các nước áp dụng chính sách khác. Nguyên nhân là do cơ chế điều hành CSTT dù khơng nói rõ nhưng đều hàm ý sử dụng

Xác định sự cần thiết áp dụng cơ chế MTLP của chính sách tiền tệ, cần thực hiện hai điều kiện cơ bản sau đây :

Thứ nhất, đảm bảo tính độc lập tương đối của NHNN. NHNN phải

được quyền lựa chọn mục tiêu và công cụ của chính sách tiền tệ. Mục tiêu cuối cùng là ổn định tỷ lệ lạm phát. Hiện nay, NHNN VN là cơ quan ngang bộ của Chính phủ. Cơ chế quyết định lượng tiền hiện nay ở nước ta vẫn chồng chéo và phức tạp. Khơng chỉ Quốc hội và Chính phủ, mà một số cơ quan khác cũng tham gia chỉ đạo và giám sát việc hoạch định và thực hiện chính sách

64

tiền tệ. Lượng tiền cung ứng hàng năm cho nền kinh tế do NHNN đề xuất và được Chính phủ quyết định. Trên cơ sở định mức được duyệt, NHNN chỉ được quyền điều tiết mà không thể thay đổi lượng tiền để thích ứng với những diễn biến của nền kinh tế. Đặc biệt, trong điều kiện nền kinh tế mở, cầu tiền rất dễ biến động trong khi tốc độ lưu thông tiền tệ thường thay đổi.

Thứ hai, hiện nay, NHNN đang thực hiện chính sách tiền tệ đa mục

tiêu, “ôm đồm” cả lạm phát lẫn tăng trưởng kinh tế, rồi cán cân thanh tốn. Trong vai trị mục tiêu trung gian, chúng ta cũng sử dụng đa mục tiêu. NHNN điều hành không chỉ tổng lượng tiền và dư nợ tín dụng, mà còn cả tỷ giá ở một chừng mực nhất định. Điều đó trái với nguyên tắc của cơ chế MTLP. Tỷ giá thả nổi được xem là cần thiết trong việc thực hiện cơ chế MTLP nhưng kinh nghiệm quốc tế cho thấy, các nước phải giữ tỷ giá thả nổi ổn định, tránh các dao động mạnh của tỷ giá, làm biến động mạnh chi phí nhập khẩu hàng hóa. Vì vậy khi áp dụng cơ chế tỷ giá thả nổi, cần thực thi đồng thời những

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu tác động lạm phát ảnh hưởng đến huy động vốn của ngân hàng thương mại cổ phần việt nam (Trang 74 - 76)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(86 trang)