Nhân tố lãi suất

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu tác động lạm phát ảnh hưởng đến huy động vốn của ngân hàng thương mại cổ phần việt nam (Trang 33 - 35)

DANH MỤC HÌNH VÀ ĐỒ THỊ

1.3.1.3. Nhân tố lãi suất

Chính sách tiền tệ thơng qua các cơng cụ của mình và qua các kênh truyền dẫn, để tác động đến mức sản lượng và giá cả trong nền kinh tế. Tại hầu hết các cơng nghiệp có thị trường tài chính phát triển, đặc biệt là tại các nước theo đuổi khuôn khổ mục tiêu lạm phát, công cụ phổ biến của chính sách tiền tệ là lãi suất. Việc thay đổi lãi suất điều hành của ngân hàng trung ương sẽ tác động đến sản lượng và giá cả theo bốn kênh chủ yếu : lãi suất thị trường, tín dụng, giá tài sản và tỷ giá.

Lãi suất là biến số kinh tế nhạy cảm, sự thay đổi của lãi suất sẽ tác động làm thay đổi hành vi sản xuất tiêu dùng của xã hội. Một sự gia tăng về lãi suất làm giảm sức hấp dẫn trong việc chi tiêu hiện tại hơn là chi tiêu trong tương lai của các nhân và cơng ty, tín dụng trong nước, tổng lượng tiền và cầu thực tế đều giảm. Ngược lại khi lãi suất giảm xuống sẽ có tác động ngược lại. Như vậy sự thay đổi của lãi suất thực sẽ có tác động nhạy cảm đến sản lượng và giá cả. Vì vậy, NHTW rất coi trọng việc điều tiết lãi suất nhằm đạt được mục tiêu cuối cùng của chính sách tiền tệ là kiềm chế lạm phát và góp phần tăng trưởng kinh tế.

22

Các loại lãi suất của chính sách tiền tệ có : lãi suất cơ bản, lãi suất tái cấp vốn, lãi suất tái chiết khấu.

Lãi suất cơ bản là một công cụ để thực hiện chính sách tiền

tệ của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam trong ngắn hạn. Theo Luật Ngân hàng Nhà nước, lãi suất cơ bản chỉ áp dụng cho Đồng Việt Nam, do Ngân hàng Nhà nước cơng bố, làm cơ sở cho các tổ chức tín dụng ấn định lãi suất kinh doanh. Lãi suất cơ bản được xác định dựa trên cơ sở lãi suất thị trường liên ngân hàng, lãi suất nghiệp vụ thị trường mở của Ngân hàng Nhà nước, lãi suất huy động đầu vào của tổ chức tín dụng và xu hướng biến động cung-cầu vốn. Theo Luật Dân sự, các tổ chức tín dụng khơng được cho vay với lãi suất cao gấp rưỡi lãi suất cơ bản.

Tuy được nhắc đến trong Luật Ngân hàng Nhà nước và luật này có hiệu lực từ ngày 1 tháng 10 năm 1998, song lãi suất cơ bản chỉ được công bố lần đầu vào ngày 30 tháng 5 năm 2000. Trong lần đầu được công bố, lãi suất cơ bản ở mức 7,2%/năm. Vào thời điểm tháng 6 năm 2008, lãi suất cơ bản là 14%/năm. Điều này có nghĩa là các tổ chức tín dụng có thể quyết định mức lãi suất cho vay của mình cao tới 21%/năm.

Các cơng cụ điều hành chính sách tiền tệ của các ngân hàng trung ương nước ngoài tương tự như lãi suất cơ bản của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam là Fed Funds Rate của Hoa Kỳ, London Interbank Offered Rate (LIBOR) của Anh, Tokyo Inter-Bank Offered Rate (TIBOR) của Nhật Bản, Euro Interbank Offered Rate của Liên minh châu Âu. Các lãi suất trên đôi khi cũng được dịch sang tiếng Việt là lãi suất cơ bản.

Lãi suất tái chiết khấu : là lãi suất thực hiện trên cơ sở đối tượng là

các giấy tờ có giá. VD: Hối phiếu, lệnh phiếu, trái phiếu, ...Các ngân hàng sẽ chấp nhận trả tiền cho người cầm (hoặc sở hữu các giấy đó để đổi lại một khoản lời mà ta gọi là lãi suất chiết khấu và thu lại khoản tiền của họ đối với người thanh tốn ghi trên đó khi đến hạn. Các ngân hàng này lại cần tiền nhưng các giấy tờ đó chưa đến hạn thanh tốn họ bán lại các khoản sẽ thu này

23

cho NH TW để đổi lấy tiền mặt và bớt lại cho NHTW một khoản, ta gọi đó là lãi suất tái chiết khấu.

Lãi suất tái cấp vốn cũng gần giống như vậy nhưng đối tượng ở đây là

các khoản cho vay của các NHTM, và sau đó họ bán lại các khoản này cho NHTW để đổi lấy lương tiền mặt.

Trong phạm vi nghiên cứu của bài, tác giả sử dụng lãi suất tái cấp vốn để nghiên cứu các nhân tố của lạm phát ảnh hưởng huy động vốn của NHTM, vì những nhược điểm của lãi suất cơ bản và vì ở thị trường Việt Nam lãi suất cơ bản gần như không tồn tại.

Khi lạm phát tăng lên, NHTW thực hiện chính sách tiền tệ thắt chặt bằng cách tăng lãi suất tái cấp vốn lên nhằm mục đích hạn chế việc đi vay của các NHTM, từ đó hạn chế việc tạo tiền của NHTM, tiền ra lưu thông sẽ được hạn chế. Khi NHTW tăng lãi suất lên, lãi suất trên thị trường cũng có xu hướng tăng lên. Lúc này các NHTM vì muốn huy động được vốn, thu hút hút khách hàng gửi tiền và để cạnh tranh với các kênh đầu tư khác đã tăng lãi suất tiền gửi lên, từ đó huy động vốn của NHTM có thể sẽ được tăng lên.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu tác động lạm phát ảnh hưởng đến huy động vốn của ngân hàng thương mại cổ phần việt nam (Trang 33 - 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(86 trang)