Mục tiêu lạm phát đến năm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu tác động lạm phát ảnh hưởng đến huy động vốn của ngân hàng thương mại cổ phần việt nam (Trang 59 - 62)

KẾT LUẬN CHƯƠNG

3.1. Mục tiêu lạm phát đến năm

Tại Việt Nam, những ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính và suy thối kinh tế tồn cầu, diễn biến xấu của kinh tế thế giới do khủng hoảng nợ công và lạm phát cao trong thời gian gần đây và những yếu kém nội tại của nền kinh tế đã tích tụ trong nhiều năm qua sẽ tác động đến sự phát triển của đất nước. Những yếu tố cơ bản gây bất ổn định kinh tế vĩ mô vẫn chưa được giải quyết. Cơ cấu kinh tế bất hợp lý; chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh của nền kinh tế yếu kém… Tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế bị chậm lại. Chất lượng tăng trưởng, hiệu quả, sức cạnh tranh của nền kinh tế còn thấp. Thể chế kinh tế thị trường, chất lượng nguồn nhân lực, kết cấu hạ tầng vẫn là những điểm nghẽn của sự phát triển.

Cả 5 năm 2011-2015, các năm 2013-2015, nền kinh tế Việt Nam có nhiều thuận lợi và cơ hội phát triển, nhưng vẫn tiếp tục đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức.

Quan điểm phát triển, tư tưởng chỉ đạo chung là phải nắm vững và giải quyết tốt mối quan hệ giữa tốc độ tăng trưởng và chất lượng phát triển; giữa tăng trưởng cao và ổn định kinh tế vĩ mô; giữa kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mơ với đổi mới mơ hình tăng trưởng, cơ cấu lại nền kinh tế; giữa phát triển kinh tế với phát triển văn hóa, thực hiện tiến bộ, cơng bằng xã hội, bảo đảm an sinh xã hội; giữa phát triển kinh tế với bảo đảm quốc phòng, an ninh. Trong quản lý, điều hành, cần phấn đấu để đạt kết quả tồn diện, song tùy tình hình mà xếp thứ tự ưu tiên cho hợp lý nhất. Trong năm 2013-2015, ưu tiên hàng đầu là kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô và bảo đảm an sinh xã hội gắn với đổi mới mơ hình tăng trưởng, cơ cấu lại nền kinh tế; tạo tiền đề vững chắc cho tăng trưởng cao hơn ở những năm cuối của kế hoạch 5 năm.

48

Về các chỉ tiêu kinh tế, Quốc hội cơ bản thống nhất với đề xuất của Chính phủ với mức tăng GDP trung bình 5 năm khoảng 6,5-7%, thấp hơn so với mục tiêu Đại hội Đảng đề ra là 7-7,5%. Chỉ số giá tiêu dùng tăng khoảng 5-7% vào năm 2015 trong khi nhập siêu cũng giảm về mức 10% kim ngạch xuất khẩu ở cùng thời điểm.

Đối với ngân sách, Quốc hội cũng cho phép Chính phủ có lộ trình giảm bội chi về dưới 4,5% vào năm cuối của nhiệm kỳ. Nợ công vào cùng thời điểm không được quá 65% GDP (nợ Chính phủ và nợ quốc gia không quá 50%) trong khi tỷ lệ huy động thuế và phí vào ngân sách khơng q 22-23% GDP mỗi năm.

Tuy nhiên, so với kế hoạch được Chính phủ trình trước đó, Nghị quyết xuất hiện nhiều chỉ tiêu mới, được xem cơ sở đo đếm cho mục tiêu phát triển bền vững, gắn với đổi mới mơ hình tăng trưởng và tái cơ cấu nền kinh tế, vốn được thống nhất ngay từ đầu kỳ họp.

Cụ thể, Quốc hội yêu cầu Chính phủ phải có biện pháp điều hành để giảm mức tiêu tốn năng lượng (tính trên GDP) khoảng 2,5-3% mỗi năm, trong khi năng suất lao động xã hội, tính đến 2015, phải tăng 29-32% so với 2010. Tỷ trọng sản phẩm công nghệ cao cũng cần đạt khoảng 30% trong tổng giá trị sản xuất công nghiệp và tỷ lệ đổi mới công nghệ đạt 13% mỗi năm.

Để đạt được những mục tiêu trên, Quốc hội đề nghị đẩy nhanh quá trình tái cơ cấu nền kinh tế, đặc biệt ở 3 khu vực: đầu tư (trọng tâm là đầu tư cơng), thị trường tài chính (trọng tâm là hệ thống ngân hàng thương mại, các tổ chức tài chính) và doanh nghiệp (trọng tâm là các tập đồn kinh tế, tổng cơng ty nhà nước).

Đối với các nhiệm vụ cần thực hiện hàng năm, Quốc hội yêu cầu chính sách tiền tệ phải đặt mục tiêu hàng đầu là ổn định giá trị đồng tiền, kiểm sốt để bảo đảm tương thích giữa tăng tổng phương tiện thanh tốn, tăng dư nợ tín dụng với tốc độ tăng trưởng kinh tế và kiềm chế tăng chỉ số giá tiêu dùng.

49

Giảm dần tỷ lệ huy động vốn đầu tư từ tín dụng ngân hàng, đẩy mạnh kênh huy động vốn qua thị trường chứng khốn và các định chế tài chính khác.

Đối với nhóm các chỉ tiêu xã hội, Quốc hội yêu cầu số lao động được tạo việc làm là 8 triệu người; Tỷ lệ thất nghiệp của lao động trong độ tuổi khu vực thành thị đến năm 2015 dưới 4%; Tỷ lệ lao động qua đào tạo trong tổng số lao động đang làm việc đạt 55%; Thu nhập thực tế của dân cư đến năm 2015 gấp 2-2,5 lần năm 2010; Giảm hộ nghèo bình quân 2% một năm và đối với các hun, xã khó khăn là 4%; Diện tích nhà ở bình qn năm 2015 đạt mức 22m2 sàn một người (đô thị là 26m2); Tốc độ phát triển dân số khoảng 1%; Đến năm 2015 đạt 8 bác sĩ và 23 giường trên một vạn dân...

Về giáo dục, Quốc hội yêu cầu đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục, đào tạo, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, quan tâm đến nhân lực lãnh đạo, quản lý, quản trị doanh nghiệp, khoa học và cơng nghệ, văn hóa nghệ thuật; nâng cao chất lượng giáo dục, nhất là bậc đại học; coi trọng đào tạo nghề, thực hiện đào tạo một triệu lao động nông thôn hàng năm; điều chỉnh chính sách về giáo dục mầm non, giáo dục ở miền núi; làm tốt công tác xã hội hóa giáo dục để bảo đảm nhu cầu học tập của các đối tượng, nhất là giáo dục mầm non.

Bên cạnh đó, cơ quan này nhấn mạnh việc tiếp tục đổi mới cơ chế, chính sách, huy động các nguồn lực, đẩy mạnh đầu tư phát triển mạnh mẽ thúc đẩy hoạt động khoa học công nghệ, đổi mới căn bản cơ chế quản lý khoa học công nghệ, phát triển kinh tế tri thức....

Nghị quyết của Quốc hội cũng khẳng định quyết tâm thực hiện hiệu quả Chương trình quốc gia phịng, chống tội phạm, xử lý nghiêm các hành vi chống người thi hành công vụ; kiên quyết phòng, chống và xử lý nghiêm, hiệu quả nạn tham nhũng, đẩy nhanh tiến độ giải quyết các vụ án tham nhũng trọng điểm. Đến năm 2015, Quốc hội đề ra mục tiêu ngăn chặn, đẩy lùi tội phạm, tệ nạn xã hội, giảm mạnh tai nạn, ùn tắc giao thông.

50

Quốc hội cũng nhất trí quan tâm củng cố quốc phòng, an ninh, đối ngoại vững mạnh, giữ vững độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ, đặc biệt là trên các vùng biển, đảo của Tổ quốc.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu tác động lạm phát ảnh hưởng đến huy động vốn của ngân hàng thương mại cổ phần việt nam (Trang 59 - 62)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(86 trang)