Nhân tố tỷ giá

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu tác động lạm phát ảnh hưởng đến huy động vốn của ngân hàng thương mại cổ phần việt nam (Trang 35 - 36)

DANH MỤC HÌNH VÀ ĐỒ THỊ

1.3.1.4. Nhân tố tỷ giá

Tỷ giá hối đoái thường gọi tắt là tỷ giá, là sự so sánh về mặt giá cả giữa hai đồng tiền của hai nước khác nhau. Cũng có thể gọi tỷ giá hối đối là giá của một đồng tiền này tính bằng giá của một đồng tiền khác.

Xét về mặt lý thuyết, nếu các yếu tố khác như nhau, khi tỷ lệ lạm phát của một nước tăng tương đối so với lạm phát của một nước khác, mức cầu đồng tiền nước đó giảm do xuất khẩu giảm vì giá cao hơn so với nước kia. Ngoài ra, người tiêu dùng và các doanh nghiệp trong nước có lạm phát cao có xu hướng tăng nhập khẩu. Cả hai yếu tố này tạo áp lực giảm giá đồng tiền của nước có lạm phát cao. Tỷ lệ lạm phát thường khác nhau giữa các quốc gia, tạo nên các kiểu mậu dịch quốc tế để điều chỉnh thích hợp ảnh hưởng của lạm phát đến tỷ giá hối đối.

24

Bởi vì tỷ giá hối đoái cân bằng sẽ thay đổi theo thời gian khi cung-cầu các đồng tiền thay đổi. Sự thay đổi trong tỷ lệ lạm phát tương đối sẽ ảnh hưởng đến các hoạt động thương mại, từ đó tác động đến cung-cầu tiền, và vì thế tác động đến tỷ giá hối đối.

Ví dụ: Trong năm 2008 tỷ lệ lạm phát của Việt Nam rất cao so với các năm trước đó trong khi tỷ lệ lạm phát của Mỹ, Trung Quốc, Thái Lan… và một số nước vẫn ở mức bình thường, do đó trong năm 2008 nhu cầu nhập khẩu của Việt Nam tăng cao dẫn tới nhu cầu USD tăng làm cho tỷ giá USD/VND tăng cao.

Tác động lạm phát đến tỷ giá ảnh hưởng đến mọi hoạt động của nền kinh tế, trong đó có việc tạo vốn của ngân hàng. Khi tỷ giá tăng lên, tức là đồng Việt Nam mất giá dân chúng không muốn giữ đồng nội tệ mà chuyển sang cất giữ đồng ngoại tệ và vàng, vì vậy huy động vốn nội tệ trong dân cư sẽ giảm.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu tác động lạm phát ảnh hưởng đến huy động vốn của ngân hàng thương mại cổ phần việt nam (Trang 35 - 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(86 trang)