DANH MỤC HÌNH VÀ ĐỒ THỊ
1.3. Tác động lạm phát ảnh hưởng đến huyđộng vốn của NHTM 1 Các nhân tố của lạm phát tác động đến huy động vốn của NHTM
1.3.1.1. Nhân tố giá cả
Tình trạng phát triển của nền kinh tế là một yếu tố vĩ mơ có tác động trực tiếp đến mọi hoạt động của NHTM, trong đó có huy động vốn. Trong điều kiện nền kinh tế phát triển ổn định, thu nhập dân cư được đảm bảo và ổn định thì nguồn tiền vào ra của các NHTM cũng ổn định, số vốn huy động được của NHTM ngày càng tăng lên và cơ hội đầu tư cho vay của NHTM cũng được mở rộng do lòng tin của các nhà đầu tư vào nền kinh tế được đảm bảo.
Nếu nền kinh tế phát triển quá nóng, lạm phát tăng lên, điều đó đồng nghĩa với việc giá cả hàng hóa dịch vụ cũng tăng lên, thì lúc này với mức thu nhập như trước hoặc thậm chí giảm do các doanh nghiệp sa thải bớt lao động các cá nhân sẽ khơng đủ tiền sài, dẫn đến cũng khơng có khoản tiền nhàn rỗi
20
gửi ngân hàng. Còn đối với các doanh nghiệp, trong thời kỳ lạm phát cao, để cắt giảm chi phí các doanh nghiệp thường thanh toán cho nhau bằng tiền mặt nên việc huy động tiền gửi không kỳ hạn của các ngân hàng cũng gặp khó khăn.
Hơn thế nữa, lạm phát làm cho đồng tiền mất giá, người dân sẽ không gửi tiền vào ngân hàng, mà dùng tiền để mua hàng hóa có giá trị để cất trữ như vàng, bất động sản,… khi đó khả năng huy động vốn của ngân hàng không những bị giảm xuống mà lượng tiền dân cư đã ký gửi vào NHTM cũng có nguy cơ bị rút ra. Và như vậy NHTM sẽ gặp khó khăn trong công tác huy động vốn, quản lý dự trữ, và cấp tín dụng.