6. Kết cấu của luận văn
2.1. Thực trạng nền kinh tế Việt Nam
Việt Nam chính thức bắt đầu đổi mới kinh tế, chuyển từ một nền kinh tế kế hoạch tập trung sang nền kinh tế thị trường vào năm 1986, nhưng đến năm 1991 mới là năm chính thức của sự chuyển đổi. Sự chuyển đổi mơ hình quản lý kinh tế đã mang lại cho Việt Nam những kết quả tích cực như tốc độ tăng trưởng kinh tế cao và lạm phát đã được kiểm soát. Tốc độ tăng trưởng kinh tế đạt 7,4%/năm trong giai đoạn 1991-1999. Trước năm 1991, nền kinh tế Việt Nam rơi vào tình trạng siêu lạm phát, bình quân giai đoạn 1986-1990 khoảng 300%/năm, đặc biệt năm 1986, tỷ lệ lạm phát lên đến 453,5%. Tuy nhiên, sau khi chính thức chuyển đổi, với những chính sách đúng đắn như chấm dứt việc in tiền để tài trợ thâm hụt ngân sách từ năm 1993, thực hiện thắt chặt tiền tệ, cải cách hệ thống ngân hàng và cùng với những thuận lợi của kinh tế vĩ mô đã giúp Việt Nam đã kiểm sốt được tình trạng siêu lạm phát.
Với những cải cách sâu rộng, giai đoạn 1991-1999, nền kinh tế Việt Nam đã có những bước phát triển ổn định, tốc độ tăng trưởng kinh tế khá cao, bình quân đạt 7,4%/năm, lạm phát đã được kiểm soát ở mức hai con số, 15,05%/năm. Trong đó, giai đoạn 1991-1996, tỷ lệ lạm phát khoảng 26,7%/năm, giai đoạn 1997-1999, lạm phát chỉ còn một con số với tỷ lệ khá thấp 3,4%/năm. Mặc dù lạm phát đã được kiểm soát và tốc độ tăng trưởng kinh tế cao, nhưng nhìn chung, nền kinh tế Việt Nam giai đoạn này vẫn còn những dấu hiệu chưa bền vững như hàng xuất khẩu chủ yếu là những sản phẩm gia cơng và sơ chế có giá trị gia tăng thấp, nguyên vật liệu sản xuất thiếu phải nhập khẩu từ nước ngoài dẫn đến cán cân thương mại liên tục bị thâm hụt. Thị trường tài chính chưa phát triển, quy mơ về tài sản và vốn của hệ thống ngân hàng cịn nhỏ cùng với sự phân bổ tín dụng chủ yếu tập trung vào các DNNN là một trong những nhân tố dẫn đến quy mơ của khu vực kinh tế tư nhân
Hình 2.1: Thâm hụt thương mại của Việt Nam giai đoạn 1991-1999
Đơn vị: Triệu USD
(Nguồn: IMF) Ngoài ra, trong hai nhân tốc tác động đến tăng trưởng kinh tế thì yếu tố vốn chiếm tỷ trọng khá lớn, trong khi đó nhân tố năng suất tổng hợp (TFP) chiếm tỷ trọng rất thấp, điều này cho thấy trong giai đoạn này, tốc độ tăng trưởng kinh tế Việt Nam chủ yếu được dẫn dắt bởi yếu tố vốn đầu tư, chứ chưa dựa trên yếu tố năng suất.
Hình 2.2: Các nhân tố đóng góp vào tăng trưởng kinh tế Việt Nam giai đoạn 1991-1999
Đơn vị: %
(Nguồn: ADB) Giai đoạn 2000-2012, Việt Nam đã đạt được những yếu tố tích cực như tốc độ tăng trưởng kinh tế cao, TTCK đã được hình thành đã giúp các doanh nghiệp Việt Nam huy động được một nguồn vốn từ các nhà đầu tư trong và ngồi nước, qua đó có thể giúp gia tăng quy mơ hoạt động. Hệ thống ngân hàng đã có sự phát triển về số lượng, nhiều ngân hàng mới được thành lập như Ngân hàng Tiên Phong,
0 500 1000 1500 2000 2500 3000 3500 4000 4500 1991 1992 1993 1994 1995 1996 1997 1998 1999 0 20 40 60 80 1991-1995 1996-1999
Ngân hàng Bảo Việt, Ngân hàng Liên Việt và 5 ngân hàng 100% vốn nước ngoài đã được thành lập tại Việt Nam, cùng với quy mô tổng tài sản của hệ thống ngân hàng gia tăng đã giúp cung ứng vốn cho nền kinh tế.
Bảng 2.1: Huy động vốn qua TTCK, nguồn vốn FDI và FPI tại Việt Nam giai đoạn 2000-2012 Đơn vị: Tỷ USD Năm 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 Huy động vốn qua TTCK - - - - 0,04 0,06 0,43 Nguồn vốn FDI 2,4 2,4 2,5 2,6 2,8 3,3 4,1 Nguồn vốn FPI - - - - - 0,9 1,3 Năm 2007 2008 2009 2010 2011 2012 Huy động vốn qua TTCK 3,94 0,75 1,24 4,37 0,88 0,86 Nguồn vốn FDI 8 11,5 10 11 11 12,72 Nguồn vốn FPI 6,2 -0,6 -0,1 2,4 1,4 1,8
(Nguồn: ADB, UBCK và UBKT) Với những cải cách về thể chế kinh tế, thủ tục hành chính và phát triển cơ sở hạ tầng, Việt Nam đã thu hút sự quan tâm của nhiều nhà đầu tư nước ngoài đến đầu tư tại Việt Nam. Ngoài ra, việc gia nhập WTO đã mở ra cho Việt Nam một thị trường hàng hóa dịch vụ rộng lớn, tốc độ tăng trưởng xuất khẩu giai đoạn này khá cao, bình quân khoảng 20,55%/năm. Bên cạnh những thành quả đáng ghi nhận như vậy, nhìn chung nền kinh tế Việt Nam vẫn còn những bất ổn nội tại, những tồn tại này đã ảnh hưởng đến tăng trưởng kinh tế và gây bất ổn vĩ mô đối với nền kinh tế, đặc biệt trong những năm từ 2008 đến 2012.
Hiệu quả đầu tư của nền kinh tế Việt Nam thấp. Giai đoạn 2000-2012, mơ
hình tăng trưởng kinh tế của Việt Nam vẫn chủ yếu vẫn dựa trên việc mở rộng nguồn vốn đầu tư. Tỷ trọng tổng đầu tư/GDP cả nền kinh tế giai đoạn này khá cao, khoảng 38,87%/năm, trong đó, từ năm 2005 đến 2010, tỷ trọng này lên đến 42,52%/năm. Mặc dù, tỷ trọng vốn đầu tư ngày càng cao, nhưng tốc độ tăng trưởng kinh tế của Việt Nam lại thấp hơn so với giai đoạn 1991-2000. Điều này cho thấy hiệu quả đầu tư của Việt Nam ngày càng giảm. Trong giai đoạn này, để tạo ra 1%
đồng vốn là có thể tạo được 1% tăng trưởng kinh tế. Nếu so với các nước công nghiệp mới (NICs), trong giai đoạn cơng nghiệp hóa nền kinh tế (1961-1980) tương tự như giai đoạn hiện tại của Việt Nam thì hiệu quả đầu tư của các nước này cao hơn rất nhiều. Cụ thể, để tạo ra 1% tăng trưởng kinh tế, Đài Loan chỉ cần 2,7 đồng vốn, Hàn Quốc cần 3 đồng vốn. Nếu so với Thái Lan thì hiệu quả kinh tế của Việt Nam cũng khá thấp, trong giai đoạn 1981-1995, giai đoạn chuyển đổi của Thái Lan tương tự như giai đoạn hiện tại của Việt Nam, Thái Lan chỉ cần đầu tư 4,1 đồng vốn là có thể tạo ra 1 % tăng trưởng (UBKT và UNDP, 2013).
Phân tích các thành tố đóng góp vào tăng trưởng kinh tế cho thấy, giai đoạn 2000-2012, năng suất của nền kinh tế Việt Nam ngày càng giảm so với giai đoạn trước. Vốn đầu tư vẫn là nhân tố quyết định tăng trưởng kinh tế. Việc dựa vào vốn để đạt được mục tiêu tăng trưởng buộc Việt Nam phải thực hiện chính sách tiền tệ mở rộng và gia tăng vay nợ trong và ngoài nước để thực hiện các dự án. Yếu tố năng suất tổng hợp đóng góp vào tăng trưởng thấp và giảm dần về dài hạn sẽ làm mất tính cạnh tranh của nền kinh tế và Việt Nam sẽ gặp rất nhiều khó khăn trong việc gia tăng tỷ lệ đầu tư để đạt được mục tiêu tăng trưởng. Bởi vì nếu liên tục mở rộng tiền tệ và vay nợ để tài trợ đầu tư mà hiệu quả thấp sẽ mang lại những bất ổn vĩ mơ. Vì vậy, việc thay đổi mơ hình tăng trưởng kinh tế của Việt Nam sẽ là một lựa chọn bắt buộc trong tương lai.
Bảng 2.2: Các nhân tố đóng góp vào tăng trưởng kinh tế Việt Nam giai đoạn 2000-2012
Đơn vị: %
2000-2005 2006-2012
Đóng góp điểm phần trăm vào tốc độ tăng GDP (%)
GDP 7,51 6,57
Vốn 4,95 5,24
Lao động 1,28 0,74
TFP 1,28 0,59
Đóng góp phần trăm vào tốc độ tăng GDP (%)
GDP 100,00 100,00
Vốn 65,76 79,79
Lao động 17,23 11,29
TFP 17,01 8,92
Bên cạnh vốn đầu tư lớn để đảm bảo tốc độ tăng trưởng kinh tế, tỷ trọng vốn đầu tư của khu vực nhà nước so với tổng đầu tư của cả nền kinh tế cũng khá cao và việc phân bổ nguồn vốn tín dụng lại thiên về các DNNN, trong khi đó hiệu quả sử dụng vốn của khu vực kinh tế này lại thấp hơn khu vực kinh tế tư nhân và khu vực đầu tư nước ngoài. Trước khi gia nhập WTO, cơ cấu vốn đầu tư của khu vực kinh tế nhà nước chiếm tỷ trọng tương đối cao. Sau khi gia nhập WTO, tỷ trọng cơ cấu vốn đầu tư của khu vực kinh tế nhà nước thấp hơn so với giai đoạn trước, trong khi đó cơ cấu vốn đầu tư của khu vực kinh tế tư nhân lại tăng lên, nhưng tỷ trọng của khu vực nhà nước bình qn ln lớn hơn khu vực kinh tế tư nhân.
Bảng 2.3: Cơ cấu đầu tư theo từng khu vực kinh tế tại Việt Nam giai đoạn 2000-2012
Đơn vị: %
Năm Kinh tế nhà nước Kinh tế tư nhân Kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài Trước khi gia nhập WTO 2000 60.12 21.9 17.9 2001 59,8 22,6 17,6 2002 57,3 25,3 17,4 2003 52,9 31,1 16,0 2004 48,1 37,7 14,2 2005 47,1 38,0 14,9 2006 45,7 38,1 16,2
Sau khi gia nhập WRO 2007 37,2 38,5 24,3 2008 33,9 35,2 30,9 2009 40,6 33,9 25,6 2010 38,1 36,1 25,8 2011 38,9 35,2 25,8 2012 37,8 38,9 23,3
(Nguồn: GSO và UBKT) Xét trên hiệu quả sử dụng đồng vốn của ba khu vực thì khu vực nhà nước có hiệu quả thấp nhất. Khu vực nhà nước cần đầu tư 7,26 đồng vốn để tạo ra 1% tăng trưởng, trong khi đó khu vực kinh tế tư nhân chỉ cần 5,01 đồng vốn. Sự lớn mạnh của khu vực kinh tế tư nhân của giai đoạn sau khi gia nhập WTO một phần dựa vào sự phát triển của thị trường chứng khoán từ năm 2006 đã giúp các doanh nghiệp tư nhân huy động được nguồn vốn từ các nhà đầu tư. Ngoài ra, sự gia tăng về vốn, số
lượng và mạng lưới ngân hàng đã giúp các doanh nghiệp dễ dàng tiếp cận được nguồn vốn tín dụng.
Tuy nhiên, mặt trái của vấn đề cũng đã xuất hiện, các DNTN do huy động được nguồn vốn lớn nên đã thực hiện đa dạng hóa ngành nghề kinh doanh bằng cách đầu tư vào thị trường bất động sản và đầu tư tài chính. Từ giữa năm 2008, sau một thời gian tăng trưởng quá nóng cùng với khủng hoảng nợ dưới chuẩn bắt nguồn từ Mỹ và lan sang tồn cầu đã tác động và góp phần làm cho TTCK Việt Nam rơi vào khủng hoảng. Ngoài ra, dưới áp lực lạm phát trong giai đoạn này, Việt Nam đã thực hiện chính sách tiền tệ thắt chặt để kiểm sốt giá cả cùng với tình trạng mất thanh khoản của hệ thống ngân hàng đã làm cho lãi suất cho vay tăng cao. Điều này đã ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp sản xuất do chi phí đầu vào tăng. Hơn nữa, lãi suất quá cao đã gây áp lực rất lớn lên thị trường bất động sản và từ năm 2009 thị trường này bắt đầu gặp khủng hoảng. Các doanh nghiệp đã đầu tư vào bất động sản gặp rất nhiều khó khăn do lãi suất vay quá cao cùng với nhu cầu thị trường giảm. Trong giai đoạn 2007-2012, đặc biệt từ năm 2010 rất nhiều doanh nghiệp rơi vào tình trạng phá sản, theo số liệu từ GSO, năm 2012 có khoảng 55 ngàn doanh nghiệp phá sản và các doanh nghiệp nào còn tồn tại cũng chịu áp lực trả nợ vay rất lớn.
TTCK chưa phát triển. TTCK của Việt Nam hình thành đã góp phần tích cực vào sự phát triển của nền kinh tế. Đây là kênh huy động hiệu quả nguồn vốn dài hạn cho các doanh nghiệp trong nước. Tuy nhiên, trong thời gian qua, TTCK Việt Nam liên tục bị tác động bởi các chính sách tiền tệ của NHNN và diễn biến vĩ mô không thuận lợi của Việt Nam. Ngoài ra, các yếu tố bên ngoài như cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới vào năm 2008 đã ảnh hưởng đến nền kinh tế Việt Nam, qua đó cũng đã tác động đến TTCK.
Quy mô TTCK Việt Nam cịn khá nhỏ. Tỷ lệ vốn hóa so với GDP năm 2012 chỉ khoảng 23%, từ năm 2000-2012, mức cao nhất cũng chỉ đạt 55%. Nếu so với TTCK của Maylasia năm 2012 đạt trên 130% thì quy mơ thị trường của Việt Nam là tương đối nhỏ. Số lượng công ty niêm yết trên cả hai sở giao dịch chứng khoán
thành phố Hồ Chí Minh và Hà Nội năm 2008 chỉ khoảng 342 đến năm 2012 đạt 946. Tuy nhiên, nếu so với các TTCK của các nước như Thái Lan, Malaysia thì số lượng cơng ty niêm yết của Việt Nam là thấp. Ngồi ra, Việt Nam hiện có khoảng 50 ngàn cơng ty thì số lượng cơng ty niêm yết hiện tại chiếm khoảng 1,89%. Đối với các TTCK của các nước phát triển, các nhà đầu tư cá nhân tham gia vào thị trường khoảng 30% còn lại là các nhà đầu tư tổ chức, trong khi đó, Việt Nam ngược lại, hiện tại số lượng nhà đầu tư cá nhân chiếm khoảng trên 65%.
Bảng 2.4: Kết quả hoạt động TTCK Việt Nam giai đoạn 2000-2012
Đơn vị: %
Năm 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006
Tỷ lệ vốn hóa/GDP, % 0,003 0,004 0,003 0,04 6 22 0,01 Số lượng công ty niêm yết 2 3 5 9 15 41 193
Năm 2007 2008 2009 2010 2011 2012
Tỷ lệ vốn hóa/GDP, % 43 19 55 28,3 20 26
Số lượng công ty niêm yết 249 342 453 647 708 946 (Nguồn: UBCKNN) Hiện tại, Việt Nam chỉ có ba hàng hóa chủ yếu là cổ phiếu, chứng chỉ quỹ và trái phiếu. Trong đó, thị trường trái phiếu chưa phải là kênh đầu tư của các nhà đầu tư cá nhân do giá trị giao dịch lớn. Các sản phẩm chứng khoán phái sinh như quyền chọn, hợp đồng giao sau, hợp đồng kỳ hạn chưa ra đời chính thức. Các sản phẩm này nếu được hình thành sẽ làm đa dạng hóa sản phẩm và giúp các nhà đầu tư có thể bảo hiểm rủi ro khi tham gia đầu tư vào TTCK. Ngoài ra, kết quả hoạt động kinh doanh của rất nhiều doanh nghiệp chưa tốt do nhiều nguyên nhân như đầu tư dàn trải, chưa tập trung vào hoạt động kinh doanh cốt lõi, quản trị yếu kém và những yếu tố vĩ mô tác động như lãi suất vay tăng cao, lạm phát và sức cầu thị trường yếu đi.
Các doanh nghiệp niêm yết có quy mơ vốn tương đối nhỏ, khoảng 50% các doanh nghiệp có vốn đầu tư dưới 100 tỷ đồng. Trong hơn 12 năm qua, mặc dù UBCKNN và BTC đã liên tục ban hành các văn bản điều chỉnh đến hoạt động của TTCK, tuy nhiên, có nhiều văn bản chậm ban hành như các văn bản liên quan đến quỹ mở, các văn bản xử lý vi phạm trên TTCK, các quy định liên quan đến công bố ủa các doanh nghiệp niêm yết chưa hoàn thiện. Ngồi ra, vấn đề cơng bố
thông tin chậm của các doanh nghiệp niêm yết cũng ảnh hưởng đến các nhà đầu tư tham gia thị trường.
Nợ xấu của hệ thống NHTM Việt Nam khá cao. Với tốc độ tăng trưởng tín dụng cao trong giai đoạn vừa qua, cùng với việc các Ngân hàng nông thôn được chuyển thành các Ngân hàng đô thị như Ngân hàng nông thôn Hải Hưng được đổi tên thành Ngân hàng Đại Dương, Ngân hàng Nam Việt, Ngân hàng nông thông Nhơn Ái được đổi tên thành thành Ngân hàng Sài Gòn - Hà Nội, Ngân hàng Phương Tây. Tuy nhiên, trình độ quản trị ngân hàng cịn yếu, cùng với vấn đề sở hữu chéo giữa các ngân hàng và các ngân hàng này bị chi phối với các cổ đông lớn là chủ của các doanh nghiệp làm hoạt động cho vay đối với các đối tượng này có nhiều rủi ro. Ngoài ra, hoạt động thanh tra giám sát và vấn đề quản trị hoạt động cho vay của nhiều ngân hàng còn nhiều bất cập nên đã dẫn đến vấn đề nợ xấu. Từ năm 2007 đến 2011, tỷ lệ nợ xấu theo báo cáo của NHNN dưới 1,94%, nằm dưới mức quy định của NHNN là dưới 3%.
Hình 2.3: Tỷ lệ nợ xấu của hệ thống NHTM tại Việt Nam giai đoạn 2000-2012
Đơn vị: %
(Nguồn: NHNN) Tuy nhiên, đến năm 2012, tỷ lệ nợ xấu của Việt Nam tăng vọt lên 8,1% từ mức 2,5% của năm 2011, nhưng theo tính tốn của các tổ chức quốc tế, tỷ lệ nợ xấu của Việt Nam có thể cao hơn nhiều, khoảng 11%. Theo báo cáo của NHNN, trong