6. Kết cấu của luận văn
2.4. Thực trạng sự tác động cung tiền của Ngân hàng nhà nước đến giá cả và
2.4.1. Thực trạng sự tác động của cung tiền đến giá cả
Trong giai đoạn 2000-2005, cung tiền không tác động đến giá cả, bằng chứng là cung tiền tăng khá cao, trong khi đó giá cả lại khơng tăng. Tuy nhiên, trong giai đoạn 2006-2012, giá cả tăng cao, đạt bình qn hai con số và chính sách tiền tệ của NHNH chỉ chạy theo diễn biến của thị trường, nên đã làm giảm hiệu quả của chính sách tiền tệ vì thời điểm truyền tải của chính sách đối với sự thay đổi của giá cả chưa có sự tương thích lẫn nhau. Sự hạn chế này đã tạo ra những phản ứng phụ trong nền kinh tế. Với giá cả tăng cao trong những tháng đầu năm 2008, NHTM tiếp tục thực hiện chính sách tiền tệ thắt chặt. Ngày 12 tháng 3 năm 2008, NHTM muốn thu hẹp khối tiền nên yêu cầu các NHTM mua tín phiếu bắt buộc trị giá 23.000 tỷ đồng.
Hành động này đã tác động đến tính an tồn thanh khoản và buộc các NHTM phải nâng lãi suất tiết kiệm để thu hút nguồn tiền trong lưu thông và cuộc đua huy động tiết kiệm bằng cách tăng lãi suất đã diễn ra. Để hạn chế việc chạy đua lãi suất, NHNN lại chỉ đạo các NHTM không được huy động với lãi suất vượt 12%. Tuy nhiên, trên thực tế các NHTM đã lách quy định này bằng cách cộng phần lãi suất
tăng thêm cho người gửi tiền nhưng khơng hoạch tốn vào sổ sách, đảm bảo tỷ lệ lãi suất huy động là 12%.
Ngày 16 tháng 5 năm 2008, NHNN ra quyết định số 16/2008/QĐ-NHNN quy định lãi suất cho vay không vượt quá 150% lãi suất cơ bản, lãi suất cơ bản tại thời điểm này là 8,75%/năm. Ngày 19 tháng 05 năm 2008, NHNN tiếp tục thắt chặt lãi suất cho vay bằng cách tăng lãi suất cơ bản lên 12%/năm từ mức 8,5%/năm. Ngồi ra, Chính phủ chỉ đạo NHNN giữ tốc độ tăng trưởng tín dụng năm 2008 khơng được vượt q 30%. Để tiếp tục kiểm soát giá cả gia tăng, ngày 10 tháng 6 năm 2008, NHNN lại nâng lãi suất cơ bản lên 14%/năm. Như vậy, trong một khoảng thời gian rất ngắn NHNN đã thực hiện nhiều biện pháp hành chính trong điều hành chính sách tiền tệ nhằm mục đích đạt được mục tiêu trung gian là thu hẹp cung tiền và tín dụng để kiềm chế lạm phát năm 2008.
Tuy nhiên, chính sách thắt chặt này ảnh đã ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp. Những tháng còn lại của năm 2008, với xu hướng giá cả giảm xuống, NHNN từng bước nới lõng tiền tệ để kích thích tăng trưởng sản lượng. Ngày 20 tháng 10 năm 2008 là ngày lãi suất cơ bản giảm từ mức 14%/năm giảm xuống cịn 13%/năm và NHNN cũng thơng báo là sẽ thanh tốn tín phiếu trị giá 20.300 tỷ đồng đã phát hành trước đây để giảm áp lực thanh khoản cho các NHTM. Ngày 05 tháng 11 năm 2008, theo quyết định 2559/QĐ-NHNN của NHNN, lãi suất cơ bản giảm từ 13%/năm xuống 12%/năm, lãi suất cho vay tối đa giảm từ 19,5%/năm xuống còn 18%/năm. Đến ngày 20 tháng 11 năm 2008, NHNN tiếp tục hạ lãi suất cơ bản từ 12%/năm xuống còn 11%/năm và lãi suất cho vay từ 18%/năm xuống còn 16.5%/năm. Với diễn biến lạm phát những tháng cuối năm bắt đầu giảm so với cùng kỳ năm trước, NHNN quyết định cắt giảm lãi suất cơ bản từ 10%/năm xuống còn 8,5%/năm, hiệu lực từ ngày 22 tháng 12 năm 2008.
Đầu năm 2009, do diễn biến giá cả chưa có dấu hiệu tăng nên NHNN có điều kiện tiếp tục nới lõng lãi suất cơ bản từ mức 8,5%/năm xuống cịn 7%/năm có hiệu lực từ ngày 23 tháng 1 năm 2009. Mặc dù, lãi suất cơ bản và các loại lãi suất chủ chốt khác được NHNN kiểm soát theo xu hướng giảm dần. Tuy nhiên, lãi suất cho
vay thực tế vẫn tương đối cao, bình quân năm 2009 khoảng 18%/năm. Do vậy, các doanh nghiệp vẫn rất khó tiếp cận được nguồn vốn tín dụng. Trong tình trạng lãi suất cho vay rất cao và để hỗ trợ hoạt động sản xuất kinh doanh, Chính phủ đã thực hiện chính sách hỗ trợ đối với các doanh nghiệp sản xuất, với mức lãi suất hỗ trợ là 4%/năm. Khi doanh nghiệp vay với lãi suất 17%/năm, thì doanh nghiệp chỉ trả lãi cho NHTM 13%, 4% sẽ do NHNN chi trả cho NHTM.
Ngày 24 tháng 2 năm 2009, NHNN đã quyết định hạ tỷ lệ dự trữ bắt buộc cịn 1% từ mức 2% có hiệu lực từ ngày 1 tháng 3 năm 2009 để giúp các NHTM có điều kiện cung ứng tín dụng ra nền kinh tế và giúp các doanh nghiệp có điều kiện tiếp cận được nguồn vốn tín dụng. Với những biện pháp nới lõng tiền tệ trong những tháng đầu năm 2009, dẫn đến cung tiền gia tăng có thể kích thích giá cả tăng trở lại. Ngày 10 tháng 8 năm 2009, NHNN ban thành thông tư 15/2009/TT-NHNN quy định tỷ lệ nguồn vốn ngắn hạn cho vay trung và dài hạn ở mức 30%. Quy định này sẽ hạn chế các NHTM dùng vốn ngắn hạn để cho vay trung và dài hạn, bởi vì nếu thực hiện điều này sẽ có thể làm tăng rủi ro thanh khoản cho các NHTM. Ngoài ra, NHNN đã quyết định điều chỉnh lãi suất cơ bản lên 8% từ mức 7% có hiệu lực từ ngày 01 tháng 12 năm 2009. Ngày 5 tháng 11, NHNN tiếp tục tăng lãi suất cơ bản lên 9% sau 11 tháng giữ ở mức 8%.
Bảng 2.8: Chênh lệch lãi suất huy động và cho vay giai đoạn 2000-2012
Đơn vị: %
Năm 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006
Chênh lệch lãi suất 2,89 3,14 3,23 3,12 4,10 3,42 4,63
Năm 2007 2008 2009 2010 2011 2012
Chênh lệch lãi suất 4,45 4,62 2,50 5,23 6,0 4,45 (Nguồn: UBKT và GSO) Trong năm 2010, NHNN đã linh hoạt trong điều hành chính sách tiền tệ. Vào những tháng gần cuối năm, tình hình thanh khoản của hệ thống ngân hàng gặp nhiều khó khăn, buộc các NHTM phải đi vay với lãi suất cao lên đến 17%/năm trên thị trường liên ngân hàng, có thời điểm lãi suất trên thị trường liên ngân hàng vượt 25%/năm. Thời điểm này, nhiều NHTM đã tăng lãi suất huy động lên đến
13,5%/năm, thậm chí có ngân hàng huy động lãi suất lên đến 14,5%/năm, nhằm thu hút nguồn vốn để đảm bảo an toàn thanh khoản.
Với tình hình thanh khoản có nhiều căng thẳng trong năm 2010, buộc NHNN phải hỗ trợ bằng cách chào mua giấy tờ có giá để hỗ trợ vốn cho các NHTM. Tuy nhiên, trên thực tế, biện pháp này khơng giải quyết được vấn đề vì các ngân hàng nhỏ là những đối tượng bị mất thanh khoản nhưng lại khơng nắm giữ nhiều giấy tờ có giá như trái phiếu, tín phiếu để bán lại cho NHNN. Trong khi đó, các ngân hàng lớn khơng rơi vào tình trạng thiếu thanh khoản lại nắm giữ lượng trái phiếu có giá trị lớn.
Ba tháng đầu năm 2011, mức tăng bình quân của giá cả là tương đối cao, khoảng 2%/tháng. Để kiểm soát giá cả, Chính phủ ban hành nghị quyết 11/2011/NQ-CP về thực hiện chính sách thắt chặt tiền tệ. Theo đó, mục tiêu tăng trưởng cung tiền năm 2011 dưới 15% và tăng trưởng tín dụng dưới 20%. Để triển khai nghị quyết của Chính phủ, NHNN thực hiện nhiều biện pháp thắt chặt tiền tệ như tăng tỷ lệ tái cấp vốn tăng lên 11%, từ mức hiện tại 9%, có hiệu lực từ ngày 17 tháng 2 năm 2011. Đến ngày 3 tháng 3 năm 2011, NHNN ban hành thông tư 02/2011/TT-NHNN quy định lãi suất huy động của NHTM không được vượt quá 14%/năm, mục đích của biện pháp này là để NHTM không chạy đua tăng lãi suất huy động, giúp kiểm soát lạm phát cũng như đảm bảo an toàn của hệ thống ngân hàng. Ngày 31 tháng 3 năm 2011, NHNN ban hành quyết định 692/2011/QĐ- NHNN theo đó lãi suất tái cấp vốn, lãi suất cho vay qua đêm là 13%. Trước dấu hiệu giá cả có xu hướng giảm, Ngày 29 tháng 4 năm 2011, NHNN tiếp tục tăng lãi suất tái cấp vốn lên 14% từ mức 13%, lãi suất chiết khấu tăng lên 13%, tăng thêm 1%.
Đến tháng 9/2011, NHNN tiếp tục tăng lãi suất cho vay tái cấp vốn lên 15%/năm và lãi suất cho vay qua đêm là 16%/năm. Thực hiện chính sách thu hẹp tiền tệ trong năm 2011 để kiềm chế giá cả gia tăng, NHNN đã giữ tốc độ tăng trưởng cung tiền và tín dụng khá thấp, 12,07% và 13,87%. Với những diễn biến về điều chỉnh thị trường tiền tệ cho thấy rằng NHNN ln phải ứng phó với hai mục
tiêu quan trọng là giá cả và sản lượng chứ chưa tiên liệu được diễn biến vĩ mô nên đã gặp rất nhiều khó khăn trong q trình điều hành chính sách tiền tệ. Ngồi ra, chính sách tiền tệ ln có độ trễ nhất định và việc NHNN không tiên liệu được những diễn biến vĩ mơ nên ln phải đối phó bằng những biện pháp tình thế là khi giá cả có xu hướng giảm thì thực hiện chính sách tiền tệ mở rộng thơng qua cơng cụ lãi suất và khi giá cả có xu hướng tăng lại thực hiện chính sách thắt chặt tiền tệ. Hay nói cách khác, NHNN ln bị động trong q trình ra quyết định điều hành chính sách tiền tệ.
Năm 2012, tốc độ tăng trưởng cung tiền khá cao, khoảng 22,4%, cao hơn mục tiêu ban đầu 14 - 16%, trong khi đó, tăng trưởng tín dụng chỉ đạt 8,91%. Tăng trưởng cung tiền cao hơn so với mục tiêu ban đầu là do NHNN muốn tăng cung tiền để ổn định lãi suất trên thị trường. Lãi suất huy động giảm đã tạo điều kiện cho các NHTM có thể hạ lãi suất cho vay. Lãi suất cho vay bình quân khoảng 15%, giảm mạnh so với mức 20-22% vào cuối năm 2011. Cung tiền tăng lên nhưng tín dụng khơng tăng do một phần rất khó đẩy tín dụng vì sức cầu thị trường giảm xuống nên các doanh nghiệp thận trọng hơn trong hoạt động đầu tư, một phần do nợ xấu tăng cao, dẫn đến các NHTM thận trọng hơn trong hoạt động cho vay. Trong năm 2012, NHNN còn cung tiền đồng ra để mua khoảng 10 tỷ USD cho dự trữ ngoại hội và ổn định tỷ giá thị trường.
Ngoài ra, các lãi suất chủ chốt trong năm 2012 như lãi suất chiết khấu được giảm liên tục 6 lần còn 7%/năm từ mức 14%/năm, lãi suất tái cấp vốn cũng giảm 6 lần còn 9%/năm từ mức 14%/năm. Biện pháp hạ lãi suất chính sách này nhằm mục đích là hỗ trợ thanh khoản cho các NHTM khi đi vay tại NHNN. Khi tình trạng thanh khoản của các NHTM đã được cải thiện thì có thể hạn chế tình trạng tăng lãi suất huy động của các NHTM. Thật vậy, biện pháp mở rộng tiền tệ và hạ lãi suất chính sách đã mang lại hiệu quả, bởi vì lãi suất huy động trên thị trường đã giảm khá mạnh, khoảng 4-6%/năm so với năm 2011. Mặc dù vậy, NHNN vẫn chưa chấm dứt quy định về trần lãi suất huy động ngắn hạn là 8%, mức này thấp hơn khá nhiều so với mức trần 14%/năm vào cuối năm 2011.