6. Kết cấu của luận văn
2.4. Thực trạng sự tác động cung tiền của Ngân hàng nhà nước đến giá cả và
2.4.2. Thực trạng sự tác động của cung tiền đến sản lượng
Với mơ hình tăng trưởng thiên về chính sách tiền tệ mở rộng và sử dụng công cụ tiền tệ tài trợ cho hoạt động tài khóa để đạt được mục tiêu tăng trưởng kinh tế, nhưng do hiệu quả sử dụng nguồn vốn khơng hiệu quả và lãng phí trong hoạt động đầu tư nên đã gây ra lạm phát cao trong khoảng thời gian 2008-2012. Như vậy, việc chạy theo mục tiêu tăng trưởng trong ngắn hạn mà không chú trọng đến tăng trưởng dài hạn và hiệu quả đầu tư về lâu dài sẽ gây ra những trục trặc trong nền kinh tế, điều này chắc chắn sẽ ảnh hưởng đến mục tiêu tăng trưởng trong dài hạn.
Bảng 2.9: Tăng trưởng GDP và cung tiền theo quý giai đoạn 2000-2012
Đơn vị: %
Quý I Quý II Quý III Quý IV
2000 Tăng trưởng GDP 5,6% 6,7% 6,9% 7,6%
Tăng trưởng cung tiền 29,6 59,24 57,35 35,4
2001 Tăng trưởng GDP 7,1% 7,0% 7,1% 6,4%
Tăng trưởng cung tiền 36,3 34,8 31,0 27,3
2002 Tăng trưởng GDP 6,5% 6,5% 7,6% 7,6%
Tăng trưởng cung tiền 18,4 16,3 14,6 13,3
2003 Tăng trưởng GDP 6,9% 7,0% 7,3% 8,0%
Tăng trưởng cung tiền 17,5 23,0 26,6 33,1
2004 Tăng trưởng GDP 7,0% 7,0% 8,2% 8,4%
Tăng trưởng cung tiền 34,3 29,5 30,5 31,1
2005 Tăng trưởng GDP 7,4% 8,0% 9,3% 9,1%
Tăng trưởng cung tiền 27,9 29,6 29,7 30,9
2006 Tăng trưởng GDP 7,3% 7,4% 8,8% 8,9%
Tăng trưởng cung tiền 35,4 33,5 30,3 29,7
2007 Tăng trưởng GDP 7,5 5,8 6,5 5,6
Tăng trưởng cung tiền 35,6 41,6 47,5 49,1
2008 Tăng trưởng GDP 7,7 8,0 8,7 9,3
Tăng trưởng cung tiền 37,0 25,8 21,3 20,7
2009 Tăng trưởng GDP 3,1 4,4 6,0 7,0
Tăng trưởng cung tiền 26,5 37,1 36,7 26,2
2010 Tăng trưởng GDP 5,8 6,4 7,2 7,3
Tăng trưởng cung tiền 20,5 22,0 26,2 29,7
2011 Tăng trưởng GDP 5,5 5,7 6,0 6,2
Tăng trưởng cung tiền 25,9 17,5 15,0 14,4
2012 Tăng trưởng GDP 4,6 4,8 5,1 5,4
Tăng trưởng cung tiền 23,6 29,9 27,5 30,6 (Nguồn: ADB, số liệu năm 2012 từ UBKT)
Trong thời gian qua, có những thời điểm để chống lạm phát, Việt Nam đã hy sinh mục tiêu tăng trưởng như trong năm 2008 và 2011. Khi mức giá tăng cao, NHNN đã thực hiện thắt chắt tiền tệ bằng các cơng cụ như lãi suất chính sách và hoạt động thị trường mở để kiểm sốt lượng cung tiền và cung tín dụng đối với nền kinh tế. Năm 2007 tăng trưởng cung tiền theo quý là tương đối cao đã mang lại tốc độ tăng trưởng sản lượng cao trong năm 2008. Năm 2008, đi kèm với tốc độ tăng trưởng kinh tế cao thì mức giá cũng tăng lên buộc NHNN phải thu hẹp tiền tệ, từ quý II đến quý IV, tốc độ tăng trưởng cung tiền chỉ từ 20,7% đến 25,8% so với cùng kỳ năm trước. Điều này dẫn đến tăng trưởng sản lượng quý I và quý II của năm 2009 giảm đi, lần lượt là 3,1% và 4,4% so với cùng kỳ năm trước. Khi sản lượng bắt đầu có xu hướng giảm, NHNN lại mở rộng cung tiền để kích thích hoạt động sản xuất trong nền kinh tế. Năm 2011, do giá cả tăng trở lại nên NHNN lại tiếp tục thu hẹp cung tiền, một lần nữa cung tiền giảm năm 2011 đã ảnh hưởng đến tăng trưởng sản lượng vào năm 2012, quý I và quý II tăng trưởng khá thấp, chỉ đạt 4,6% và 4,8% so với cùng kỳ năm trước. Như vậy rõ ràng, việc chạy theo mục tiêu tăng trưởng kinh tế đã làm cho NHNN phụ thuộc vào diễn biến của nền kinh tế và bị nền kinh tế dẫn dắt chính sách tiền tệ.
2.5. Đo lường sự tác động cung tiền đến giá cả và sản lượng tại Việt Nam 2.5.1. Mơ hình nghiên cứu