Kết quả nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phân tích sự tác động cung tiền của ngân hàng nhà nước đến giá cả và sản lượng tại việt nam (Trang 59 - 62)

6. Kết cấu của luận văn

2.5. Đo lường sự tác động cung tiền đến giá cả và sản lượng tại Việt Nam

2.5.5. Kết quả nghiên cứu

Kết quả mơ hình hồi quy của phương trình (2.1):

CPI = -25,78 + 0,59 CPI𝑖𝑖−1 + 0,01 GDP𝑖𝑖−1 + 1,73 M2+ ε là phương trình hồi quy đánh giá sự tác động của cung tiền đến giá cả.

Trong phương trình này, hệ số R2 = 89,64%. Điều này lý giải các biến độc lập như biến giá cả của năm trước, sản lượng của năm trước và cung tiền giải thích 89,64% sự thay đổi lên giá cả trong nền kinh tế Việt Nam trong giai đoạn 2000- 2012. Như vậy, ngoài các biến độc lập nêu trên, giá cả cũng phụ thuộc vào các biến khác. Tuy nhiên, mức độ tác động của các biến khác chỉ giải thích khoảng 10,36% sự thay đổi của giá cả trong nền kinh tế. Điều này hàm ý rằng, nhân tố tiền tệ là nhân tố chính tác động đến giá cả, các yếu tố còn lại là các biến ngoại sinh tác động không lớn đến sự thay đổi của giá cả.

Kết quả hồi quy cho thấy, biến cung tiền năm trước tác động mạnh mẽ lên sự thay đổi mức giá của năm nay. Cụ thể, 1% tăng trưởng trong cung tiền của năm trước làm cho mức giá tăng lên 1,73%. Trong khi đó, biến sản lượng tác động không đáng kể lên sự thay đổi của mức giá, sản lượng tăng 1% chỉ làm cho mức giá tăng 0,01%. Ngoài ra, giá cả năm trước cũng tác động đến giá cả của năm nay, mức giá năm trước tăng 1% sẽ làm cho mức giá năm nay tăng lên 0,59%.

Kết quả mơ hình hồi quy của phương trình (2.2):

GDP = -36,20 + 0,09CPI𝑖𝑖−1 + 0,23M2 + θ là phương trình hồi quy đo lường sự tác động của cung tiền đến sản lượng trong nền kinh tế Việt Nam.

Hệ số của phương trình (2.2) có R2 = 76,26% cho thấy biến cung tiền và giá cả năm trước giải thích 76,26% sự biến động của sản lượng. Ngồi cung tiền và giá cả, cịn nhiều biến khác cũng tác động đến sự thay đổi của sản lượng. Tuy nhiên, cung tiền và giá cả là hai nhân tố giải thích chính sự thay đổi của sản lượng, các biến khác giải thích khoảng 23,74% sự thay đổi lên sản lượng.

Hệ số từ phương trình hồi quy (2.2) cho thấy cung tiền tăng 1% sẽ làm cho sản lượng tăng lên 0,23% và giá cả tăng 1% sẽ làm cho sản lượng tăng 0,09%. Như vậy, giữa hai biến cung tiền và sản lượng thì sự tăng lên của cung tiền tác động khá mạnh lên sự thay đổi của sản lượng, yếu tố giá cả tác động yếu hơn. Kết quả này

cũng phù hợp với các lý thuyết kinh tế là cung tiền và giá cả cũng tác động lên sự thay đổi của sản lượng.

Kết quả phân tích trên cho thấy:

- Cung tiền có hệ số hồi quy dương cho thấy cung tiền có quan hệ cùng chiều với giá cả và sản lượng. Khi cung tiền tăng lên bên cạnh làm cho sản lượng tăng lên thì giá cả cũng tăng theo. Sự tăng lên của sản lượng là do khi cung tiền tăng lên các NHTM có điều kiện để mở rộng tín dụng đối với tổ chức và cá nhân trong nền kinh tế, qua đó kích thích đầu tư và giúp sản lượng trong nền kinh tế tăng lên.

- Giá cả năm trước cũng tác động lên sự thay đổi của giá cả. Điều này được giải thích là do sự kỳ vọng của người dân, khi giá cả trong quá khứ tăng lên thì người dân cũng kỳ vọng rằng giá cả năm tới cũng sẽ tăng theo. Đây chính là hiệu ứng tâm lý kỳ vọng về giá cả, khi giá cả đang tăng cao, trong ngắn hạn người ta sẽ không kỳ vọng giá cả sẽ giảm ngay.

- Sản lượng tác động không mạnh đến sự thay đổi của giá cả. Khi sản lượng tăng lên, hay nói cách khác tổng cầu tăng lên, tổng cầu tăng vượt sản lượng tiềm năng đã tác động và góp phần làm cho giá cả tăng lên.

Kết luận chương 2

Chương 2 trình bày kết quả nghiên cứu về mối quan hệ giữa cung tiền, giá cả và sản lượng. Kết quả cho thấy cung tiền có mối quan hệ nhân quả với giá cả và sản lượng. Khi NHNN thực hiện một chính sách tiền tệ mở rộng thì thời gian truyền tải chính sách đến giá cả khoảng 3 tháng và tác động mạnh nhất tại tháng thứ 9. Sự truyền tải của cung tiền tác động lên sản lượng có dạng hình sin. Có nghĩa là khi NHNN tăng cung tiền sẽ làm cho sản lượng tăng lên từ quý I đến quý II, sau đó giảm dần từ quý II đến quý III và tăng lên trong quý còn lại.

Phân rã phương sai cho thấy cung tiền là nhân tố chính đóng góp đến sự thay đổi của giá cả nhưng lại tác động rất ít đến sản lượng. Kết quả nghiên cứu này cùng với những phản ứng chính sách trong thời gian qua cho thấy NHNN luôn ở trạng thái bị động trong điều hành chính sách tiền tệ.

CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP KIỂM SOÁT CUNG TIỀN CỦA NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC NHẰM ỔN ĐỊNH GIÁ CẢ VÀ NÂNG CAO

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phân tích sự tác động cung tiền của ngân hàng nhà nước đến giá cả và sản lượng tại việt nam (Trang 59 - 62)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(88 trang)