Đánh giá những kết quả đạt đƣợc và tồn tại của hoạt động tài trợ XNK tạ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển hoạt động tài trợ xuất nhập khẩu tại ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển việt nam (Trang 56 - 60)

2.2 TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG TÀI TRỢ XUẤT KHẨU TẠI BIDV

2.2.3 Đánh giá những kết quả đạt đƣợc và tồn tại của hoạt động tài trợ XNK tạ

tại BIDV

Những kết quả đạt đƣợc

Tiếp tục đa đạng hóa các sản phẩm tài trợ thƣơng mại nhƣ triển khai hình thức chiết khấu miễn truy đòi, chiết khấu trade card, tài trợ cho các khách hàng nhập khẩu nơng sản theo chƣơng trình của Hiệp hội lƣơng thực Mỹ khi thanh toán bằng phƣơng thức L/C (GSM 102 – 103) nhờ đó phát triển thêm nhiều khách hàng mới tăng doanh số thanh toán XNK, mua bán ngoại tệ qua BIDV

BIDV xác định doanh nghiệp xuất khẩu là đối tƣợng đƣợc khuyến khích hàng đầu cung cấp các sản phẩm dịch vụ ngân hàng, luôn ƣu tiên tài trợ vốn và thực hiện

các chính sách ƣu đãi nhất cho tài trợ xuất khẩu.

Các sản phẩm tín dụng, tài trợ, dịch vụ phục vụ cho hoạt động hỗ trợ xuất khẩu của BIDV tƣơng đối đầy đủ, linh hoạt và có sức cạnh tranh.

Dịch vụ tài trợ thƣơng mại cung cấp cho các khách hàng là định chế tài chính tiếp tục đƣợc đẩy mạnh,mặc dù trong những năm qua nền kinh tế vẫn cịn gặp nhiều khó khăn tuy nhiên BIDV vẫn giữ đƣợc uy tín và duy trì đƣợc 1 số khách hàng thƣờng xuyên, tiếp tục thu hút thêm 1 số khách hàng ĐCTC mới, tăng thu dịch vụ và nâng cao hình ảnh của BIDV trong hoạt động ngân hàng quốc tế. Ngày càng có nhiều ngân hàng trong nƣớc sử dụng dịch vụ tài trợ TM và xác nhận L/C của BIDV nhƣ: Bảo Việt, PG Bank, VP Bank, Việt Á, NH Vattanac,BIDC...)

Bên cạnh việc duy trì mối quan hệ với các đối tác nƣớc ngoài thƣờng xuyên giao dịch, BIDV tiếp tục mở rộng các mối quan hệ với các định chế tài chính lớn nhƣ WB, ADB, JBIC, IMF, ECB, và thành lập các chi nhánh, mở rộng hoạt động kinh doanh tại các nƣớc bạn nhƣ Lào, Campuchia, Myanmar..

Những vấn đề còn tồn tại

Việc cạnh tranh giữa các ngân hàng lĩnh vực ngân hàng nói chung và lĩnh vực tài trợ thƣơng mại nói riêng tiếp tục diễn ra khá gay gắt. BIDV hiện tại vẫn phải đối mặt với nhiều áp lực cạnh tranh lớn từ các ngân hàng nƣớc ngoài về nguồn vốn,nguồn nhân lực, tỷ giá, kỹ thuật hiện đại…Ngoài ra, một số các đối thủ cạnh tranh khác đều quan tâm đến hoạt động tài trợ xuất khẩu, triển khai rất nhiều chƣơng trình hỗ trợ xuất khẩu, giảm giá phí nhằm thu hút khách hàng, đã và đang cho ra đời các sản phẩm mới hiện BIDV chƣa có, nhƣ VCB và Vietinbank với sản phẩm bao thanh toán xuất nhập khẩu…

Một số doanh nghiệp xuất khẩu có năng lực tài chính cịn hạn chế, tài sản bảo đảm thấp, chƣa đáp ứng đủ điều kiện về chính sách cấp tín dụng của BIDV. Có những doanh nghiệp Việt Nam chƣa có kinh nghiệm thực tiễn trong quản lý doanh nghiệp, thiếu sự am hiểu về thị trƣờng xuất khẩu, thông lệ/tập quán kinh doanh quốc tế dẫn đến những bất lợi khi ký kết hợp đồng và khó khăn khi phát sinh tranh chấp hợp đồng.

Việc phối hợp trong cộng đồng, trong cùng Hiệp hội doanh nghiệp xuất khẩu của Việt Nam chƣa cao, đôi khi cịn có hiện tƣợng cạnh tranh không lành mạnh nên dễ bị đối tác nƣớc ngoài lợi dụng ép giá.

Sản phẩm tài trợ thƣơng mại đi liền với cơ chế về tín dụng và chính sách tỷ giá. Giới hạn tăng trƣởng tín dụng khống chế trong khi các doanh nghiệp xuất khẩu có nhu cầu tín dụng cao vào thời điểm mùa vụ, yêu cầu về đảm bảo chỉ tiêu an toàn cho vay/huy động vốn đã ảnh hƣởng không nhỏ đến việc phát triển hoạt động tài trợ thƣơng mại tại các chi nhánh. Bên cạnh đó, tỷ giá mua bán ngoại tệ kém cạnh tranh, cơ chế tài sản đảm bảo còn nhiều vƣớng mắc cũng gây khó khăn cho hoạt động tài trợ thƣơng mại, một số khách hàng đã chuyển sang quan hệ với các ngân hàng khác làm cho nền khách hàng của chi nhánh bị thu hẹp

Một số sản phẩm tài trợ thƣơng mại nhƣ bao thanh toán… vẫn chƣa đƣợc triển khai

Đối với các doanh nghiệp xuất khẩu lớn, tài sản đảm bảo nợ vay chủ yếu là hàng hóa tồn kho. Đây là tài sản luân chuyển trong quá trình sản xuất kinh doanh, dễ hƣ hỏng và mất giá (nhƣ cà phê, cao su, thủy sản, lúa gạo), đồng thời hàng hóa thƣờng đƣợc luân chuyển nhanh, ngân hàng khó kiểm sốt nên rất khó khăn trong quản lý hàng tồn kho.

Các doanh nghiệp xuất khẩu thuộc các ngành hàng xuất khẩu chủ lực, nhƣ cà phê, thuỷ hải sản… thƣờng có nhu cầu vốn lớn, đặc biệt khi vào mùa vụ, đồng thời các doanh nghiệp này cũng có quan hệ với nhiều tổ chức tín dụng nên ngân hàng khó kiểm sốt dịng tiền thanh tốn từ các hợp đồng xuất khẩu, đặc biệt là đối với những ngành xuất khẩu thƣờng sử dụng các phƣơng thức thanh toán TTR

Nguyên nhân các tồn tại trong hoạt động tài trợ xuất nhập khẩu

Mơi trƣờng kinh tế ổn định là địn bẩy cho hoạt động ngân hàng. Nhƣng hiện nay, mơi trƣờng kinh tế ở nƣớc ta vẫn cịn nhiều biến động và bất ổn. Nhiều chính sách và cơ chế quản lý của Chính phủ cịn trong q trình sửa đổi và điều chỉnh. Ngoài ra những ảnh hƣởng gần đây của thị trƣờng thế giới khiến cho tỉ giá và giá cả trong nƣớc biến động bất thƣờng. Đây cũng là nguyên nhân tác động đến hoạt

động tài trợ xuất nhập khẩu..

Hệ thống văn bản quy phạm pháp luật chƣa hoàn thiện, thống nhất. Luật TCTD chƣa phân biệt rõ hoạt động tín dụng và hoạt động chiết khấu,bảo lãnh. Ở Việt Nam chƣa có bộ luật riêng cho nghiệp vụ bảo lãnh mà chịu sự điều chỉnh của các văn bản dƣới luật của NHNN. Các văn bản này khơng có sự đồng bộ hay thay đổi lại chƣa chặt chẽ. Chƣa xây dựng đƣợc một cơ chế quản lý rủi ro đối với nghiệp vụ bảo lãnh ngân hàng. Điều này cũng tác động đến hoạt động bảo lãnh.

Hoạt động tài trợ xuất nhập khẩu của ngân hàng bị hạn chế một phần phụ thuộc vào yếu tố khách hàng, phạm vi ngân hàng khó có thể kiểm sốt đƣợc. Năng lực tài chính của doanh nghiệp cịn hạn chế, hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp cịn thấp. Ngồi ra, khách hàng chƣa hiểu rõ về tính năng, tiện ích của các sản phẩm dịch vụ do NHTM cung ứng ra thị trƣờng. Tâm lý chung của khách hàng vẫn ngại các thủ tục trong quy trình tín dụng cũng nhƣ bảo lãnh,chiết khấu của NHTM.

Thông tin bất cân xứng ảnh hƣởng đến hiệu quả công tác thẩm định. Việc thu thập thông tin khách hàng phần lớn phụ thuộc nhiều vào khả năng nắm bắt thơng tin tín dụng NHNN (CIC). Các thơng tin khác vẫn dựa vào thông tin do khách hàng cung cấp và tìm kiếm trên các phƣơng tiện thông tin đại chúng, tuy nhiên, chất lƣợng các thông tin này thƣờng không cao

Việc thẩm định các dự án phải dựa nhiều vào kinh nghiệm của cán bộ tín dụng mà kinh nghiệm thì khơng tránh khỏi những sai sót. Nhiều chi nhánh vẫn chƣa có bộ phận chuyên trách về tài trợ xuất nhập khẩu, nhân viên tác nghiệp phải kiêm nhiệm nhiều. Điều này làm tăng áp lực cho nhân viên và giảm hiệu quả cơng việc. Bên cạnh đó, thiếu chun mơn hóa sẽ gia tăng rủi ro trong tác nghiệp và giảm chất lƣợng phục vụ khách hàng.

Ngân hàng chƣa chú trọng đúng mức đến chính sách Marketing. Hoạt động quảng bá ngân hàng chƣa có chiến lƣợc cụ thể,chỉ tập trung quan tâm vào các doanh nghiệp lớn có quan hệ lâu năm, chƣa thực sự quan tâm vào các doanh nghiệp vừa và nhỏ, khách hàng tiềm năng. Chƣa xây dựng đƣợc chiến lƣợc Marketing cụ

thể để tiếp thị, thu hút khách hàng mà phần lớn chỉ trông chờ khách hàng đến đặt quan hệ. Chƣa thực hiện điều tra nhu cầu của khách hàng trên địa bàn để xây dựng chiến lƣợc đầu tƣ phù hợp.

Sự bất cập về trình độ cán bộ ngân hàng trong cơ chế mới. Trong hoạt động tài trợ xuất nhập khẩu, tuy phần đơng cán bộ tín dụng đƣợc đào tạo bài bản và có trình độ nhƣng thƣờng thiếu kiến thức chun sâu về thanh tốn quốc tế do đó chƣa tiếp thị một cách đầy đủ đến khách hàng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển hoạt động tài trợ xuất nhập khẩu tại ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển việt nam (Trang 56 - 60)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)