Tăng cƣờng quản trị rủi ro trong hoạt động tài trợ XNK

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển hoạt động tài trợ xuất nhập khẩu tại ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển việt nam (Trang 79 - 83)

3.2.1 Giải pháp nhằm mở rộng thị trƣờng

3.2.1.4 Tăng cƣờng quản trị rủi ro trong hoạt động tài trợ XNK

Cải thiện quy trình, thủ tục tài trợ

Ngân hàng cần thiết phải tạo sự thuận lợi cho khách hàng, đơn giản hóa thủ tục song vẫn đảm bảo chất lƣợng tài trợ. Việc thiết lập và khơng ngừng hồn thiện quy trình có ý nghĩa quan trọng đối với hoạt động bảo lãnh của ngân hàng. Về mặt hiệu quả, quy trình tài trợ hợp lý vừa góp phần nâng cao chất lƣợng, giảm thiểu rủi ro trong hoạt động bảo lãnh vừa đảm bảo xử lý thủ tục hồ sơ đơn giản, nhanh chóng cho khách hàng, tạo điều kiện phát triển hoạt động bảo lãnh.

Nâng cao chất lượng thẩm định tài trợ xuất nhập khẩu tại ngân hàng

Mặc dù hiện tại, rủi ro hoạt động tài trợ xuất nhập khẩu của ngân hàng ở mức khá thấp, song hoạt động này vẫn tiềm ẩn rủi ro trong tƣơng lai. Việc nâng cao chất lƣợng thẩm định tại ngân hàng cần phải đƣợc thực hiện song song bên những giải pháp có tính chất tăng trƣởng hoạt động tài trợ xuất nhập khẩu

Để nâng cao chất lƣợng thẩm định, chất lƣợng tín dụng cũng nhƣ chất lƣợng tài trợ, hạn chế tới mức thấp nhất những rủi ro có thể xảy ra, đòi hỏi cán bộ làm công tác thẩm định phải tinh thông nghiệp vụ, hiểu biết pháp luật, nắm bắt kịp thời nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội của đất nƣớc, của từng địa phƣơng trong từng thời kỳ, các thông tin dự báo, thông tin kinh tế kỹ thuật, thị trƣờng và khả năng phân tích tài chính đối với từng loại doanh nghiệp.

Nghiệp vụ tài trợ xuất nhập khẩu về bản chất cũng mang những đặc điểm giống nhƣ hoạt động tín dụng. Khi ngân hàng chấp nhận tài trợ cho doanh nghiệp nghĩa là ngân hàng đã chấp nhận rủi ro. Vì vậy, cán bộ tín dụng phải thẩm định dự án một cách cẩn thận và kỹ càng trƣớc khi trình ký nhằm đảm bảo an tồn cho hoạt động.

Để cơng tác thẩm định đƣợc tiến hành đúng quy trình và đảm bảo chính xác, ngân hàng nên phân định rõ chức năng, phân công trách nhiệm cụ thể. Một mặt tiến hành thẩm định trên hồ sơ mà doanh nghiệp đệ trình, mặt khác cần phải có cán bộ đi thực tế, tìm hiểu và thẩm định năng lực thực sự của doanh nghiệp. Không chỉ căn cứ vào thông tin một chiều từ phía khách hàng cung cấp, ngân hàng phải có đƣợc thơng tin đa chiều để so sánh, đối chiếu và phân tích để quyết định việc tài trợ

hay không tài trợ.

Cần phối hợp chặt chẽ với các cơ quan, ban ngành nhƣ cơ quan Thuế, Sở Kế hoạch và Đầu tƣ… để nắm bắt thơng tin kịp thời, chính xác nhằm hỗ trợ cho việc ra quyết định đầu tƣ. Ngoài ra. các dữ liệu thơng tin khách hàng, ngân hàng có thể thu thập qua các tổ chức kiểm tốn, các cơng ty tƣ vấn, các luật sƣ và phƣơng tiện thông tin đại chúng. Chẳng hạn, qua cơ quan Thuế, ngân hàng sẽ loại đƣợc những đối tƣợng khách hàng xấu nhƣ trốn và nợ Thuế.

Tổ chức và khai thác một cách có hiệu quả cơng tác thơng tin tín dụng của NHNN nhằm nắm bắt thơng tin về tình hình quan hệ tín dụng, năng lực tài chính, hồ sơ pháp lý, tình hình nợ xấu…để phòng tránh các rủi ro xảy ra do thiếu thông tin, thông tin bất cân xứng.

Doanh nghiệp thƣờng chỉ muốn ký quỹ một phần, còn lại sử dụng tài sản đảm bảo để thế chấp. Vì vậy, cán bộ thẩm định phải là những ngƣời có kinh nghiệm, đánh giá đƣợc chất lƣợng của tài sản đảm bảo cũng nhƣ hao mịn vơ hình, hao mịn hữu hình có thể có.

Cơng tác thẩm định ảnh hƣởng rất lớn tới chất lƣợng hoạt động tài trợ. Vì thế, ngân hàng phải thực hiện quy trình thẩm định một cách nghiêm túc đồng thời phải dựa trên một số tiêu chí cụ thể để đánh giá. Đặc biệt ngân hàng phải chú trọng tới các chỉ tiêu về hiệu quả sử dụng vốn bao gồm: chỉ tiêu hoàn vốn, chỉ tiêu về lợi nhuận. Trên cơ sở đó, ngân hàng có thể đánh giá đƣợc mức độ hiệu quả của dự án mà ngân hàng định đầu tƣ, xem xét các rủi ro có thể xảy ra cũng nhƣ khả năng thực hiện nghĩa vụ đã cam kết của doanh nghiệp đó.

Cơng tác thẩm định rất phức tạp, địi hỏi cán bộ thẩm định phải có trình độ chun môn nghiệp vụ cao. Đối với những dự án vƣợt quá khả năng và phạm vi của ngân hàng thì cần phải có sự phối hợp chặt chẽ của cơ quan có liên quan để cùng tiến hành thẩm định. Chỉ có nhƣ vậy, ngân hàng mới có thể ngày càng nâng cao chất lƣợng cơng tác thẩm định, đảm bảo phƣơng châm tăng trƣởng an toàn và hiệu quả trong hoạt động bảo lãnh.

Cần phải thực hiện kiểm tra hoạt động tài trợ xuất nhập khẩu thƣờng xuyên, kiểm tra việc chấp hành các quy chế, quy trình tài trợ, phát hiện các sai sót trong xử lý quy trình nghiệp vụ từ đó kịp thời có những điều chỉnh cho phù hợp nhằm hạn chế rủi ro có thể xảy ra. Trong q trình kiểm tra, có thể kết hợp hƣớng dẫn nghiệp vụ cho các chi nhánh phụ thuộc nghiệp vụ còn non yếu. Bộ phận kiểm tra kiểm toán nội bộ phải ngày một nâng dần về chất, phát triển về lực nhằm đủ sức hoàn thành nhiệm vụ đƣợc giao, thật sự trở thành cơng cụ quản lý có hiệu quả BIDV.

Ngồi hoạt động kiểm sốt nội bộ thì cần quan tâm đến khâu kiểm tra, giám sát việc khách hàng giao hàng hoặc sản xuất hàng hóa, đảm bảo phù hợp với hợp đồng, tránh trƣờng hợp các giao dịch ngoại thƣơng giả mạo hay việc nhà xuất khẩu giao hàng không đúng. Tuy nhiên, nhiệm vụ này thƣờng bị bng lỏng. Vì vậy, sau khi chấp nhận tài trợ, cán bộ ngân hàng cần xuống kiểm tra định kỳ hoặc đột xuất nhằm đôn đốc việc thực thi các nghĩa vụ mà khách hàng đã cam kết, đảm bảo rằng việc sử dụng vốn của khách hàng là đúng mục đích. Trƣờng hợp phát hiện ra khách hàng sử dụng vốn sai mục đích thì ngân hàng phải có biện pháp xử lý kịp thời, thu hồi nợ, đồng thời có biện pháp xử lý thích đáng đối với doanh nghiệp. Trong quá trình giám sát việc sử dụng vốn của doanh nghiệp, ngân hàng cũng có thể tƣ vấn cho khách hàng cách sử dụng vốn có hiệu quả hơn, đồng thời giúp doanh nghiệp giải quyết những khó khăn phát sinh. Điều đó sẽ làm cho mối quan hệ giữa ngân hàng và khách hàng càng trở nên mật thiết và quá trình hoạt động bảo lãnh diễn ra thuận lợi hơn.

Ngoài việc thẩm định khách hàng là những doanh nghiệp XNK trong nƣớc, ngân hàng phải thẩm định các đối tác của KH ở nƣớc ngồi – thơng qua việc thu thập thông tin từ nhiều nguồn nhƣ từ khách hàng, từ thơng tin tín dụng của những ngân hàng khác thơng qua Trung tâm thơng tin tín dụng, thơng qua các ngân hàng đại lý...

Bên cạnh đó, các ngân hàng cần yêu cầu nhà nhập khẩu mua bảo hiểm hàng hóa, đƣa ra những biện pháp đối phó nhanh nhạy trƣớc rủi ro về tỷ giá, lãi suất, rủi ro chính trị…

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển hoạt động tài trợ xuất nhập khẩu tại ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển việt nam (Trang 79 - 83)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)