Lựa chọn biến nghiên cứu phù hợp với điều kiện tại thị trƣờng Việt Nam

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu thực nghiệm về hiệu ứng lan tỏa giữa các tổ chức tài chính ở việt nam (Trang 28 - 31)

CHƢƠNG III: DỮ LIỆU VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.1.2. Lựa chọn biến nghiên cứu phù hợp với điều kiện tại thị trƣờng Việt Nam

Nam

Dựa trên việc tham khảo cách chọn biến của các bài nghiên cứu trƣớc, đồng thời dựa vào điều kiện của thị trƣờng Việt Nam, tôi chọn các biến nghiên cứu nhƣ sau trong bài viết này:

Thứ nhất, chỉ số ngành ngân hàng: Tại các nƣớc trên thế giới, do có sự

phân cách rõ ràng về chức năng của ngân hàng đầu tƣ và ngân hàng thƣơng mại, nên việc chia biến cũng sẽ theo sự khác biệt này. Tuy nhiên, tại Việt Nam, hiện chƣa có sự phân định rõ ràng về ngân hàng thƣơng mại và ngân hàng đầu tƣ. Điều này cũng đã gây ra nhiều tranh cãi trong suốt thời kỳ khủng hoảng tài chính vừa qua, và đƣợc cho là một trong những nguồn gốc của khủng hoảng ngành ngân hàng. Các ngân hàng tại Việt Nam đa số đƣợc thành lập với chức năng của ngân hàng thƣơng mại là thu hút tiền gửi và cho vay. Nhƣng ngoài ra, họ cũng thực hiện đầu tƣ dàn trải vào các hoạt động không cốt lõi, nhất là trong thời kỳ bất động sản có lợi suất cao. Do đó, trong bài nghiên cứu này, tôi sẽ không chia biến thành hai chỉ số riêng là chỉ số ngân

hàng thƣơng mại và chỉ số ngân hàng đầu tƣ nhƣ bài nghiên cứu gốc, mà tôi sẽ gọi chung biến đại diện cho các số liệu thu thập từ các ngân hàng thƣơng mại hiện hữu là chỉ số ngân hàng. Tính đến nay, chỉ có 8 ngân hàng đang đƣợc niêm yết trên thị trƣờng chứng khoán Việt Nam2

, nên tôi sẽ chọn 8 đơn vị này làm cơ sở cho việc tính tốn chỉ số ngành. Việc tính tốn các chỉ số của chỉ số dựa trên quyền số của số lƣợng chứng khốn niêm yết thời kỳ tính tốn của các đơn vị này3.

Thứ hai, chỉ số bảo hiểm: Chọn lọc từ số liệu lợi suất của 7 công ty bảo hiểm

đƣợc niêm yết trên thị trƣờng chứng khốn Việt Nam. Việc tính tốn cũng tƣơng tự nhƣ chỉ số ngân hàng. Trong số 7 công ty đơn vị trong chỉ số này, có tính đến tập đồn Bảo Việt, là một tập đồn đa ngành về tài chính. Tuy nhiên, bảo hiểm vẫn làm ngành nghề kinh doanh chính của tập đồn này. Do đó, tơi giả định rằng điều này sẽ không ảnh hƣởng đến kết quả nghiên cứu.

Thứ ba, chỉ số quỹ đầu tư: Hầu hết các quỹ đầu tƣ đều đƣợc thành lập dựa trên quan hệ góp vốn đầu tƣ của các cá nhân với nhau với một số lƣợng hạn

chế những thành viên tham gia. Do tính đại chúng thấp nên quỹ này ít bị các cơ quan quản lý chứng khoán quản chế nghiêm ngặt. Cũng giống nhƣ các nƣớc trên thế giới, ở Việt Nam, tính minh bạch của hoạt động các quỹ này cũng rất thấp. Hiện nay, có nhiều quỹ đầu tƣ với nhiều hình thức đang hoạt động tại Việt Nam, tuy nhiên để lọc đƣợc dữ liệu về chuỗi lợi suất của các quỹ đầu tƣ, tơi chỉ có thể dựa vào việc chọn lọc dữ liệu từ 6 mã cổ phiếu quỹ đầu tƣ đang niêm yết trên thị trƣờng chứng khoán.

2

Các đơn vị chọn lọc làm cơ sở cho các chỉ số ngành ngân hàng, bảo hiểm, quỹ, chứng khoán: Xem phụ lục 1

3

Thứ tư, chỉ số chứng khoán: Rất ít tài liệu trên thế giới nghiên cứu về tác

động lan tỏa của tổ chức này trong hệ thống tài chính. Tuy nhiên trong bài nghiên cứu này, tơi muốn đƣa biến này vào, bởi nhƣ ở trình bày ở phần 1.1 ở trên, các cơng ty chứng khốn có mối quan hệ sâu sát với các ngân hàng, cụ thể nhƣ cơng ty con và cơng ty mẹ, có mối quan hệ về sỡ hữu chéo. Với luận điểm của các nghiên cứu trên thế giới, cho rằng ngành nào có nguồn tài chính bị phụ thuộc vào bên ngồi thì ngành đó bị ảnh hƣởng nhiều bởi tác động lan tỏa (Kroszner, Laeven, và Klingebiel (2007)) nên không thể tránh khỏi nghi vấn liệu rằng tổ chức này có bị tác động bởi hiệu ứng lan tỏa của tổ chức khác, hay có tác động lan tỏa gì trong hệ thống tài chính hay khơng, đặc biệt là đối với hệ thống ngân hàng. Và chỉ số này sẽ đƣợc lọc từ 23 công ty chứng khoán đang đƣợc niêm yết trên thị trƣờng chứng khốn Việt Nam. Việc tính tốn cũng tƣơng tự nhƣ chỉ số ngân hàng.

Ngoài ra, bài nghiên cứu này cũng đƣa thêm vào biến kiểm sốt: Thay vì sử dụng 3 nhóm chỉ số là chỉ số quỹ bất động sản, chỉ số hàng hóa và chỉ số cổ phiếu nhƣ bài báo gốc, trong bài nghiên cứu thực nghiệm tại Việt Nam, tôi dùng hai chỉ số VN-Index (BKS1) và HNX-Index (BKS2) với vai trò là hai biến kiểm soát của mơ hình. Bài nghiên cứu không quan tâm đến các hệ số lan tỏa của biến kiểm soát. Tuy nhiên theo Adams, Füss và Gropp (2012), việc đƣa biến kiểm soát vào nhằm đảm bảo rằng hiệu ứng lan tỏa của trong mơ hình hồi quy khơng bị ơ nhiễm bởi sự tiếp xúc với các yếu tố phổ biến.

Nhƣ vậy, trong mơ hình này sẽ sử dụng các biến đầu vào bao gồm chỉ số ngân hàng, chỉ số bảo hiểm, chỉ số quỹ đầu tƣ, chỉ số chứng khốn, ngồi ra cịn có hai biến kiểm soát cũng là biến đầu vào của mơ hình. Các biến đƣợc ký hiệu nhƣ sau:

Bảng 3.1: Ký hiệu các biến

Ký hiệu Giải thích

rbh Lợi suất tính theo chỉ số giá ngành bảo hiểm rnh Lợi suất tính theo chỉ số giá ngành ngân hàng rq Lợi suất tính theo chỉ số giá quỹ đầu tƣ

rck Lợi suất tính theo chỉ số giá ngành chứng khoán

rbks1 Lợi suất biến kiểm sốt 1 - Tính theo chỉ số giá của VN-Index rbks2 Lợi suất biến kiểm sốt 2 - Tính theo chỉ số giá của HNX-Index

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu thực nghiệm về hiệu ứng lan tỏa giữa các tổ chức tài chính ở việt nam (Trang 28 - 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(95 trang)