CHƢƠNG III: DỮ LIỆU VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.3.1.2. Lý do chọn mô hình SDSVaR
VaR là cơng cụ đo lƣờng rủi ro đƣợc sử dụng phổ biến trong việc đo lƣờng rủi ro của các tổ chức tài chính. Tuy nhiên, nhƣợc điểm của VaR là chỉ đo lƣờng rủi ro của một tổ chức riêng lẻ, chứ khơng trình bày đƣợc cho ngƣời sử dụng là liệu rằng, rủi ro của tổ chức đó đóng góp bao nhiêu vào trong rủi ro hệ thống. Hơn nữa, VaR cũng chỉ đo lƣờng khả năng tổn thất với điều kiện thị trƣờng hoạt động bình thƣờng, điều này là trái với quy luật hoạt động biến động trên thị trƣờng tài chính.
Một trong những bài học quan trọng từ cuộc khủng hoảng tài chính 2007 - 2009 là rủi ro hệ thống và hiệu ứng lan tỏa đƣợc đánh giá quá thấp trong đo lƣờng rủi ro. Qua đó, các nhà nghiên cứu đánh giá rằng những công cụ đo lƣờng rủi ro tiêu chuẩn đƣợc sử dụng rộng rãi nhất, trong đó có VaR cần phải đƣợc điều chỉnh để phản ánh đầy đủ rủi ro tổng thể.
Dựa theo bài nghiên cứu “Spillover Effects among Financial Institutions: A State-Dependent Sensitivity Value-at-Risk Approach” của Adams, Füss
và Gropp (2010, 2012), tơi sử dụng mơ hình SDSVaR để ƣớc lƣợng các tác động lan tỏa giữa các ngành: ngân hàng, bảo hiểm, quỹ đầu tƣ, chứng khoán trong giai đoạn 2007-2013. Những ƣu điểm của SDSVaR so với phƣơng pháp tiếp cận VaR truyền thống là có thể ƣớc lƣợng đƣợc hệ số lan tỏa giữa tổ chức i và tổ chức j, và liệu rằng hiệu ứng lan tỏa này có phụ thuộc vào tình trạng nền kinh tế hay không. Sau đây tôi sẽ giới thiệu cụ thể về mơ hình SDSVaR, và trình bày phƣơng pháp ƣớc lƣợng.