- Vấn đề năng lực, trình độ quản lý hộ, doanh nghiệp: KTTN phát
1.2.1. Thực trạng kinh tế tư nhân ở Việt Nam:
Từ sau Đại hội Đảng lần thứ VI, KTTN có điều kiện để phát triển. Năm 1991, cả nước có 494 doanh nghiệp tư nhân, Công ty trách nhiệm hữu hạn, Công ty cổ phần thì đến năm 2000 con số này lên tới 31.000 doanh nghiệp, từ khi có Luật Doanh nghiệp (năm 2005), từ chỗ chỉ có 4.086 DNTN
(năm 1992), đến hết năm 2010 tổng số DNTN đăng ký ở nước ta đã lên tới con số 544.394 doanh nghiệp. Theo số liệu thống kê hiện nay, tỷ lệ DNTN thành lập mới trong mười năm từ 2000 đến 2010 tăng trung bình khoảng 22%/năm.
Sự phát triển của KTTN khá nhanh cả về số lượng và chất lượng, cho nên khu vực KTTN đã góp phần quan trọng vào phát triển kinh tế - xã hội. Năm 2010, khu vực KTTN đóng góp khoảng 48% GDP. Tỷ trọng đầu tư của khu vực KTTN tăng đáng kể, từ năm 2000 tăng 23% đến năm 2010 tăng lên 36,1%.
Bên cạnh đó, khu vực KTTN mà cụ thể là các DNTN đã tạo ra nhiều
việc làm, là khu vực có tốc độ tạo ra việc làm lớn nhất so với các thành phần kinh tế khác. Sau một thời gian thực hiện Luật Doanh nghiệp, đến cuối năm 2008, DNTN trong cả nước đã tạo ra được 4,3 triệu việc làm, chiếm hơn 54% tổng số việc làm do các doanh nghiệp tạo ra và gấp gần 4 lần tổng số việc làm mà các doanh nghiệp Nhà nước tạo ra.
Như vậy, KTTN đã phát triển với tốc độ khá nhanh, đóng góp rất lớn vào phát triển kinh tế - xã hội, đồng thời cũng so những hạn chế nhất định.