Nâng cao nhận thức, hồn thiện mơi trường pháp lý, tăng cường hiệu lực quản lý của nhà nước đối với kinh tế tư nhân

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển kinh tế tư nhân trên địa bàn tỉnh đồng nai giai đoạn 2011 2020 (Trang 77 - 81)

- Đầu tư nước ngồ

b) Các chỉ tiêu hỗ trợ của Nhà nước

3.2.1. Nâng cao nhận thức, hồn thiện mơi trường pháp lý, tăng cường hiệu lực quản lý của nhà nước đối với kinh tế tư nhân

cường hiệu lực quản lý của nhà nước đối với kinh tế tư nhân

+ Nâng cao nhận thức về kinh tế tư nhân:

KTTN hình thành và phát triển đã và đang đi vào đời sống kinh tế - xã hội của cả nước nói chung và Đồng Nai nói riêng. Tuy vậy, nhận thức đầy đủ về KTTN trong nhân dân, đội ngũ cán bộ lãnh đạo quản lý, đội ngũ doanh nhân vẫn cịn những hạn chế nhất định. Chính vì thế, trong giai đoạn hiện nay, để phát triển KTTN, cùng với công tác tuyền truyền, thông tin của cả nước, tỉnh Đồng Nai cần thực hiện tốt vấn đề này. Cụ thể là:

- Tuyên truyền sâu rộng về đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng về KTTN trong nhân dân, cán bộ, doanh nhân. Từ đó, nâng cao nhận thức trong xã hội về đường lối, chủ trương nhất quán của Đảng về phát triển kinh tế nhiều thành phần. Xóa bỏ sự phân biệt, định kiến tiêu cực đối với KTTN trong đời sống xã hội, có như vậy, người lao động mới yên tâm phục vụ sản xuất, kinh doanh trong khu vực KTTN. Thực tế hiện nay, có thể mức

thu nhập thấp hơn làm việc cho khu vực KTTN nhưng người lao động vẫn có thói quen, sở thích là lựa chọn các thành phần kinh tế ngoài khu vực KTTN để làm việc. Do vậy, việc thu hút lực lượng lao động có chất lượng cao, tay nghề cao gặp nhiều khó khăn đối với KTTN. Muốn KTTN của Đồng Nai phát triển hơn nữa cả về số lượng và chất lượng, Đồng Nai cần làm tốt công tác tuyên truyền giáo dục đường lối, chủ trương của Đảng về KTTN, những hiểu biết cơ bản về KTTN, xóa bỏ mọi phân biệt, mặc cảm về khu vực KTTN.

- Phổ biến pháp luật rộng rãi trong xã hội, đặc biệt là Luật Doanh nghiệp, làm cho mọi người nhận thức đầy đủ hơn nữa về quyền lợi, nghĩa vụ khi tham gia KTTN. Đối với đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý nhà nước cần hiểu biết, vận dụng tốt pháp luật để giúp doanh nghiệp, doanh nhân hoạt động sản xuất kinh doanh đúng pháp luật, phòng tránh các hiện tượng tiêu cực, thành lập DNTN để mua bán hóa đơn, kê khai thuế khơng khách quan, khơng đúng quy định pháp luật.

- Cung cấp thơng tin về tình hình phát triển kinh tế - xã hội, về các chủ trương của Đảng, chính sách, quy hoạch Nhà nước kịp thời, các văn bản hướng dẫn để mọi người hoạt động trong khu vực KTTN nắm được thông tin, phục vụ cho sản xuất, kinh doanh. Về thực tế, trong các doanh nghiệp nhà nước kênh thông tin đầy đủ hơn, giúp doanh nghiệp nhà nước nắm bắt kịp thời những thơng tin cần thiết. Cịn KTTN cịn chậm, hoặc cịn thiếu nên để phát triển KTTN trong giai đoạn 2011 – 2020, Đồng Nai cần có kênh thơng tin cung cấp đầy đủ, kịp thời cho KTTN nắm bắt kịp thời, áp dụng vào sản xuất, kinh doanh.

- Trong giai đoạn hiện nay, vấn đề đảng viên làm KTTN mặc dù được Đảng ta thừa nhận nhưng trong nhận thức, trong tâm lý, thói quen của xã hội vẫn chưa thống nhất, e dè, hoặc lẫn tránh sự thật đó. Chính vì thế, để phát triển KTTN, Đảng bộ, Chính quyền tỉnh Đồng Nai cần thống nhất nhận thức trong nhân dân, phát triển KTTN là tất yếu, khách quan, những người hoạt

động trong KTTN đem lại lợi ích cho bản thân, cho gia đình, xã hội phù hợp với pháp luật đều đáng được trân trọng.

+ Đổi mới, bổ sung, hồn thiện mơi trường pháp lý, bảo đảm cho kinh

tế tư nhân phát triển

- Do trong nhận thức chung của xã hội ta hiện nay mà cơ chế, chính sách xã hội đối với KTTN còn bất cập, chưa phát huy tiềm năng thế mạnh của nó. Cho nên, về phía nhà nước, chính quyền địa phương cần tiếp tục đổi mới, hoàn thiện, bổ sung cơ chế, chính sách cho phù hợp để KTTN có cơ hội phát triển. Chẳng hạn, như cơ chế, chính sách đào tạo nguồn nhân lực, nhà nước, chính quyền địa phương hỗ trợ cho doanh nghiệp nhà nước nhưng chưa đầu tư quan tâm đúng mức cho KTTN. Hay việc cấp đất, giao rừng, vốn, v.v… vẫn chưa có cơ chế thực sự bảo đảm phát triển nhanh, bền vững cho KTTN.

- Từ lúc đổi mới cho đến hiện nay, mặc dù đã có nhiều chỉnh sửa, bổ sung, phát triển, hồn thiện về môi trường pháp lý nhưng thực tế hiện nay, các quy định của pháp lý vẫn còn nhiều tồn tại bất cập, gây cản trở cho khu vực KTTN phát triển. Do đó, để phát triển KTTN cũng như thực hiện hội nhập khu vực và quốc tế hiện nay Nhà nước, chính quyền Đồng Nai là cần phải hồn thiện hệ thống pháp luật, các văn bản hướng dẫn phù hợp nhằm tạo ra hành lang pháp lý thuận lợi cho KTTN phát triển, cụ thể là: rà soát lại hệ thống văn bản, trên cơ sở đó bãi bỏ những văn bản ban hành trái với Luật Doanh nghiệp, kịp thời hướng dẫn ban hành những văn bản mới đúng đắn, khách quan, phù hợp với Luật này, hoặc bổ sung cho Luật. Bên cạnh đó, cần xem xét các loại văn bản khác, nếu có những văn bản cản trở sự phát triển của KTTN hoặc thể hiện bất bình đẳng, phân biệt KTTN với thành phần kinh tế khác thì kịp thời xóa bỏ nhằm tạo điều kiện cho KTTN phát triển thuận lợi. Hiện nay, thực tế cịn nhiều thủ tục hành chính khá rườm rà, gây tốn thời gian, thậm chí dễ dẫn đến hành vi tiêu cực nên Đồng Nai cần xem xét, kiến nghị với Chính phủ xóa bỏ những thủ

tục đó, ban hành thủ tục hành chính đơn giản, phù hợp pháp luật nhằm tạo mơi trường hành chính lành mạnh, thơng thống.

+ Tăng cường công tác quản lý của nhà nước, tạo điều kiện cho kinh tế tư nhân phát triển

Kinh tế tư nhân là một bộ phận cấu thành nền kinh tế nước ta cho nên để KTTN phát triển đúng định hướng XHCN thì KTTN cũng như các thành phần kinh tế khác phải nằm trong sự quản lý của nhà nước. Nhằm thực hiện tốt việc nâng cao vai trò quản lý của nhà nước đối với sự phát triển của KTTN cần thực hiện các giải pháp:

- Thực hiện phân định rõ chức năng, quyền hạn, trách nhiệm của các cơ quan quản lý KTTN trong địa bàn của tỉnh, phân công, phân cấp từ tỉnh đến huyện, xã, các cơ quan chuyên môn một cách hợp lý, tránh chồng chéo, trùng lắp, hoặc bỏ trống.

- Thực hiện tốt công tác phối hợp giữa chính quyền, cơ quan chuyên môn của tỉnh với bộ ngành trung ương và Chính phủ nhằm tạo điều kiện, mơi trường thuận lợi nhất trong quản lý KTTN, làm cho KTTN phát triển thơng thống nhưng vẫn nằm trong sự quản lý chặt chẽ của cơ quan bộ ngành, chính phủ và chính quyền địa phương.

- Đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính trong hoạt động quản lý doanh nghiệp ở cấp tỉnh, huyện, phường xã nhằm làm cho hoạt động doanh nghiệp, hoạt động hành chính cùng chiều phát triển, tránh nhũng nhiễu, quan liêu, hách dịch trong quan hệ cơng tác. Giảm bớt các chi phí trung gian, các khâu trung gian trong việc giải quyết các thủ tục hành chính.

- Xây dựng đội ngũ cán bộ cơng chức chính quyền tồn tỉnh Đồng Nai có phẩm chất đạo đức tốt, chuyên môn phù hợp, thường xuyên được bồi dưỡng, nâng cao trình độ, tập huấn nghiệp vụ, trao đổi kinh nghiệm nhằm phục vụ tốt hoạt động quản lý điều hành nền kinh tế của tỉnh nói chung và KTTN nói riêng.

Đồng thời thực hiện tốt công tác chống quan liêu, tham nhũng, tiêu cực trong các quan hệ hành chính giữa chính quyền với doanh nghiệp.

- Chính quyền các cấp của tỉnh cần thực hiện tốt công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát các hoạt động KTTN. Làm tốt công tác này sẽ kịp thời ngăn chặn những hành vi tiêu cực trong KTTN cũng như phát hiện, xử lý kịp thời những hiện tượng tiêu cực nảy sinh. Từ đó, tạo ra mơi trường lành mạnh cho KTTN phát triển, vừa khuyến khích, động viên những doanh nghiệp, đơn vị sản xuất, kinh doanh hoạt động đúng pháp luật, có hiệu quả kinh tế cao, làm ăn chân chính, vừa đào thải những doanh nghiệp, đơn vị sản xuất, kinh doanh có hành vi bất chính. Để làm tốt công tác này, theo tôi, tỉnh Đồng Nai cần có những cơng cụ thanh kiểm tra khách quan, chính xác, hiệu quả cao đó là Cơ quan kiểm toán, cơ quan thuế, cơ quan kiểm tra chất lượng sản phẩm, các cơ quan chuyên môn khác nhằm nâng cao hiệu lực quản lý của chính quyền địa phương.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển kinh tế tư nhân trên địa bàn tỉnh đồng nai giai đoạn 2011 2020 (Trang 77 - 81)