- Vấn đề năng lực, trình độ quản lý hộ, doanh nghiệp: KTTN phát
1.2.2. Sự đóng góp của kinh tế tư nhân
- KTTN đang chiếm tỷ trọng khá cao trong toàn bộ nền kinh tế quốc dân. Nếu tính khu vực kinh tế trong nước, tỷ trọng KTTN nói chung và DNTN nói riêng khá cao có xu hướng tăng lên, cụ thể năm 1995 chiếm 46,21%, năm 2005 đến nay chiếm trên 56,23%.
- Với sự phát triển chung của nền kinh tế, cũng như cơ chế, chính sách phù hợp số lượng DNTN phát triển nhanh hơn, tăng lên qua các năm, cụ thể: năm 1996 mới có 20.272 doanh nghiệp, năm 2000 có 29.519 doanh nghiệp, đến năm 2010 theo con số đăng ký hoạt động có 544.394 doanh nghiệp trong
cả nước. Các DNTN phát triển rộng khắp các ngành nghề, lĩnh vực sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, xây dựng, du lịch, v.v…
- Ngoài ra KTTN cịn góp phần rất lớn giải quyết việc làm cho người lao động chưa kể lĩnh vực lao động trong nông lâm ngư nghiệp. Cụ thể, năm 1997 KTTN thu hút lượng lao động là 3.666,8 nghìn lao động, chiếm 10%
tổng số lao động đang lao động trong toàn bộ nền kinh tế quốc dân, năm 2000 con số này đã lên đến 4.643,8 nghìn người và chiếm tỷ lệ 12% tổng số lao động cả nước, đến cuối năm 2005 lao động đang làm việc tại khu vực kinh tế
ngồi quốc doanh là 37.926,480 nghìn người và chiếm tỷ lệ 88,8% tổng số lao động cả nước, và tính đến cuối năm 2010 lao động đang làm việc tại khu vực kinh tế ngoài quốc doanh là 45.511,776 nghìn người tăng 1,2 lần.
- KTTN ngoài việc tạo ra nhiều việc làm cho người lao động, giải quyết công ăn việc làm, tăng thêm thu nhập, cải thiện đời sống xã hội, KTTN cịn có tác dụng khai thác nguồn vốn tiềm ẩn từ trong dân cư để đầu tư vào sản xuất, kinh doanh. Tỷ trọng đầu tư của khu vực này ngày càng tăng trưởng
khá cao, năm 2000 tăng 22,9% tương đương 34.594 tỷ đồng đến năm 2005 tăng 38% bằng 130.398 tỷ đồng và năm 2010 là 36,1% đạt 299.487 tỷ đồng .
Nguồn vốn đầu tư toàn xã hội năm 2010 đạt 830.278 tỷ đồng, tăng 12,9% so với năm 2009 và bằng 41% GDP. Trong đó, nguồn vốn đầu tư của tư nhân và của dân cư dẫn đầu bằng 31,2% vốn đầu tư toàn xã hội.