Tiếp tục đổi mới, bổ sung, hoàn thiện cơ chế chính sách hỗ trợ, khuyến khích cho kinh tế tư nhân của tỉnh Đồng Nai phát triển

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển kinh tế tư nhân trên địa bàn tỉnh đồng nai giai đoạn 2011 2020 (Trang 81 - 87)

- Đầu tư nước ngồ

b) Các chỉ tiêu hỗ trợ của Nhà nước

3.2.2. Tiếp tục đổi mới, bổ sung, hoàn thiện cơ chế chính sách hỗ trợ, khuyến khích cho kinh tế tư nhân của tỉnh Đồng Nai phát triển

khuyến khích cho kinh tế tư nhân của tỉnh Đồng Nai phát triển

Cơ chế chính sách là cơng cụ của nhà nước, của chính quyền địa phương để tác động đến hoạt động của KTTN, nếu cơ chế chính sách phù hợp thì sẽ thúc đẩy KTTN phát triển, nếu ngược lại, cơ chế chính sách lạc hậu, bảo thủ hay vượt quá thực tế thì sẽ cản trở sự phát triển của KTTN. Chính vì vậy, để cho kinh tế tư nhân phát triển nhanh và bền vững trong giai đoạn 2011 – 2020, tỉnh Đồng Nai cần đổi mới, bổ sung, hoàn thiện một số cơ chế chính sách đã lạc hậu, khơng cịn phù hợp hoặc chứa đựng những yếu tố gây cản trở sự phát triển KTTN. Theo tôi cần thực hiện các công việc sau đây:

Thứ nhất là mở rộng chính sách khuyến khích đầu tư, hỗ trợ kinh tế tư nhân của tỉnh phát triển

+ Cơng khai quy chế và tiêu chí được ưu đãi khuyến khích đầu tư, đơn giản hoá thủ tục cấp ưu đãi đầu tư. Việc ưu đãi đầu tư đối với KTTN có thể

vừa theo phương thức hỗ trợ ưu đãi trực tiếp vừa theo phương thức gián tiếp, chuyển mạnh từ phương thức hỗ trợ đầu ra sang hỗ trợ đầu vào. Chính sách đầu tư cần phải cơng khai và ổn định. Khi Nhà nước thay đổi các quy định về hạn chế hoặc cấm kinh doanh cần phải có thời gian chuyển tiếp để giảm thiệt hại cho người kinh doanh. Hiện nay, những huyện như Cẩm Mỹ, Vĩnh Cửu, Xuân Lộc, Định Quán, Tân Phú là vùng có nhiều nguồn tài nguyên nhưng lực lượng lao động khai thác chưa đáp ứng để phát triển sản xuất kinh doanh nên chính quyền cần có chính sách ưu đãi khuyến khích phát triển khu vực này nhằm đuổi kịp mặt bằng phát triển các huyện khác và khu vực thành phố Biên Hòa.

+ Đồng Nai cần thực hiện chính sách khuyến khích đặc biệt cho KTTN hoạt động trong các lĩnh vực như: đào tạo, dạy nghề, hoạt động tư vấn quản lý doanh nghiệp, tư vấn pháp luật, thông tin thị trường, chuyển giao khoa học công nghệ, v.v.. nhằm đáp ứng ngày càng đa dạng cho các hoạt động sản xuất, kinh doanh của các doanh nghiệp khác.

+ Đồng Nai cần tạo điều kiện thuận lợi cho KTTN sử dụng tài sản, quyền sử dụng đất để thế chấp, vay vốn sản xuất, kinh doanh. Do vậy, cần sửa đổi bổ sung một số quy định cho phù hợp với thực tiễn đăng ký tài sản thế chấp, xác định giá trị quyền sử dụng đất khi thế chấp, xử lý tài sản thế chấp phù hợp. Ban hành quy định đăng ký sở hữu tài sản. Đẩy mạnh việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, sở hữu nhà và sở hữu tài sản khác cho khu vực kinh tế tư nhân.

Thứ hai là, giải quyết những khó khăn về đất đai phục vụ sản xuất kinh doanh của kinh tế tư nhân

+ Hiện nay, vấn đề mặt bằng đất đai phục vụ sản xuất kinh doanh là vấn đề KTTN đang quan tâm, chính quyền các cấp cần tạo điều kiện cho họ thuê, mướn, mua mặt bằng với giá hợp lý để họ yên tâm sản xuất và kinh doanh. Đồng thời, đối với những doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, kinh doanh tư

nhân có tính chiến lược đối với sự phát triển kinh tế của tỉnh, của cả nước thì chính quyền các cấp của tỉnh cần hỗ trợ tối đa cho họ có mặt bằng, đất đai để thực hiện dự án sản xuất, kinh doanh bằng cách chính quyền tham gia góp vốn bằng nguồn đất đai, mặt bằng phục vụ sản xuất, kinh doanh.

+ Những khu quy hoạch của tỉnh trong gần 30 khu công nghiệp mà chưa được sử dụng thì cần rà soát lại, những doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp nước ngồi sử dụng khơng hợp lý, hoặc không thực hiện dự án theo đúng quy hoạch thì cần chuyển cho các DNTN làm ăn có hiệu quả để họ sử dụng, đưa vào hoạt động sản xuất, kinh doanh.

+ Tỉnh Đồng Nai cần chủ động thành lập, xây dựng các khu thương mại, khu dịch vụ, khu buôn bán, kinh doanh phụ vụ tiểu thương đa dạng, phong phú với hệ thống đồng bộ từ cấp tỉnh đến cấp huyện, thị xã, xã phường, thị trấn.

+ Đồng Nai nên thành lập các tiểu khu công nghiệp ở vùng lợi thế về nguyên, vật liệu, nguồn nhân lực để tạo điều kiện tốt nhất cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ, các cơ sở sản xuất, kinh doanh hoạt động sản xuất, kinh doanh vì có như thế thì mới giải quyết triệt để những khó khăn về mặt bằng, về cơ sở, nhà máy sản xuất, kinh doanh.

Thứ ba là, Đồng Nai cần thực hiện đổi mới cơ chế, chính sách hỗ trợ vốn cho kinh tế tư nhân đầu tư sản xuất, kinh doanh

Vốn là một trong những yếu tố phục vụ sản xuất, kinh doanh, vấn đề vốn rất đáng quan tâm của các khu vực KTTN. Việc huy động vốn của các doanh nghiệp hiện nay hết sức khó khăn, giải quyết bài tốn này nếu chỉ dựa vào sự tự lực, tự chủ của doanh nghiệp sẽ làm chậm quá trình phát triển của doanh nghiệp. Chính vì thế, việc huy động vốn cho doanh nghiệp cần có sự can thiệp, hỗ trợ của nhà nước, chính quyền địa phương thì bài tốn thiếu vốn mới được giải quyết triệt để. Để giải quyết vấn đề này theo tôi cần:

- Đồng Nai cần đề nghị Chính phủ hỗ trợ về ngân sách cho tỉnh thành lập quỹ vốn hỗ trợ cho KTTN phát triển. Đồng thời Đồng Nai cần chủ động thành lập ngân sách của tỉnh, huy động các nguồn lực khác nhằm tạo ra quỹ vốn cho hoạt động phát triển KTTN. Có quỹ vốn từ ngân sách thì tỉnh có nguồn vốn hỗ trợ doanh nghiệp khi cần thiết, nhất là các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh những ngành nghề có tính động lực phát triển KTTN, hoặc có tính chất thực hiện chính sách xã hội, giải quyết việc làm cho nhiều đối tượng, hay những doanh nghiệp đóng trên những địa bàn nhạy cảm, đóng góp vào sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc, an ninh xã hội.

- Đồng Nai cần thực hiện hoặc đề nghị chính phủ sửa đổi, bổ sung các quy định theo hướng tăng quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm của tổ chức tín dụng trong việc cho vay. Cần thực hiện đơn giản thủ tục cho vay, thực sự trao cho các tổ chức tín dụng quyền xem xét các vấn đề như khả năng đối tượng để quyết định cho vay, việc thế chấp, mức độ cho vay, số tiền cho vay và thời gian cho vay. Đồng thời tăng cường các dịch vụ thanh toán bảo lãnh, tư vấn cho kinh tế tư nhân. Nâng cao hiệu quả hoạt động của các Quỹ tín dụng nhân dân để huy động vốn từ trong nhân dân, từ đó cho các DNTN vay đặc biệt là các vùng miền núi, vùng sâu, vùng xa khơng có điều kiện tiếp cận các nguồn vốn từ Tỉnh, huyện.

- Đồng Nai cần đa dạng hóa các nguồn vốn cho KTTN vay để phát triển sản xuất, kinh doanh. Nguồn vốn hiện nay có thể huy động từ nhiều nguồn, vấn đề này chính quyền các cấp của tỉnh Đồng Nai cần chủ động thực hiện phân bố phù hợp vì chỉ có như thế thì KTTN mới được thụ hưởng các nguồn vốn có lãi suất phù hợp, thời hạn vay khá dài như vậy mới đảm bảo thực hiện sản xuất, kinh doanh dài hạn.

- Đồng Nai cần xây dựng cơ chế bảo lãnh tín dụng cho doanh nghiệp vì có như vậy doanh nghiệp mới có điều kiện vay vốn của ngân hàng, của quỹ

tín dụng. Mặt khác, bảo đảm cho các ngân hàng, quỹ tín dụng có chỗ tin cậy thực hiện cho vay theo hướng vay dài hạn phục vụ sản xuất, kinh doanh.

- Về phía doanh nghiệp hiện nay gặp khó khăn đó là định giá tài sản, khẳng định quyển sở hữu bằng pháp lý, cho nên chính quyền các cấp tỉnh Đồng Nai cần giúp đỡ cho doanh nghiệp được cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu đất đai, tài sản của doanh nghiệp và từ đó sử dụng làm thế chấp đi vay, bảo đảm cho doanh nghiệp có thể huy động vốn từ nhiều phương thức khi cần thiết mở rộng sản xuất kinh doanh.

- Cùng với việc tiếp cận nguồn vốn trong nước, Đồng Nai cần có cơ chế chính sách cho DNTN tiếp cận nguồn vốn từ nước ngồi. Đây là điều kiện để DNTN có điều kiện tham gia thị trường, sân chơi quốc tế, cũng như thực hiện quá trình hội nhập quốc tế trong giai đoạn 2011 – 2015.

Thứ tư là, Đồng Nai cần thực hiện tốt chính sách thuế đối với kinh tế tư nhân

Chính sách thuế đối với KTTN là chính sách chung của nhà nước đối với các thành phần kinh tế. Tuy nhiên, ở tỉnh với chức năng thực hiện, tỉnh Đồng Nai cần chú ý giải quyết mấy vấn đề cơ bản sau đây:

+ Tăng cường công tác quản lý đối tượng nộp thuế, đó là cần phân cấp rõ ràng cho huyện, xã quản lý các đối tượng nộp thuế. Tỉnh Đồng Nai phải thực hiện tốt chủ trương thu đúng, thu đủ, không được để hiện tượng trốn thuế hoặc thu thiếu, hoặc tiêu cực trong thu thuế. Thực hiện công tác quản lý thuế cần phải đồng bộ từ tỉnh đến huyện, thị xã đến xã, phường, thị trấn tạo môi trường đồng thuận trong việc thực hiện nghĩa vụ đóng thuế.

+ Đối với những doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh có ý nghĩa tác dụng thúc đẩy kinh tế phát triển, giải quyết việc làm, giải quyết chính sách, tỉnh Đồng Nai cần quan tâm giúp đỡ, hỗ trợ bằng các chính sách thiết thực hiệu quả như: giảm thuế, miễn thuế có thời hạn, hoặc vơ thời hạn, tạo điều

kiện cho các doanh nghiệp phát triển và trở thành động lực phát triển KTTN nói riêng và kinh tế của tỉnh nói chung.

+ Thơng tin chính xác, khách quan, kịp thời những doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, kinh doanh thực hiện tốt nghĩa vụ đóng thuế, đồng thời cũng cơng khai những doanh nghiệp trốn thuế, tiêu cực trong nghĩa vụ nộp thuế để các doanh nghiệp làm ăn chân chính nhận sự ủng hộ của xã hội và nhân dân, cũng như sự phê phán đối với các doanh nghiệp làm ăn bất chính.

+ Để thu thuế, tính thuế, quản lý thuế đúng đủ, chặt chẽ, Đồng Nai cần tăng cường trang bị những thiết bị hiện đại về công nghệ, các phần mềm quản lý thuế, thu thuế nhằm hỗ trợ tốt cho công tác quản lý, tính thuế, thu thuế trong toàn tỉnh Đồng Nai.

+ Đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ làm cơng tác thu thuế có đủ phẩm chất năng lực, có trình độ chun mơn nghiệp vụ cao, có khả năng hồn thành tốt nhiệm vụ, tránh các hành vi tiêu cực như đồng lõa, móc nối cho các hành vi trốn thuế hoặc miễn giảm thuế cho những đối tượng thân quen. Hàng năm phải tiến hành tập huấn chuyên môn nghiệp vụ, cũng như trao đổi kinh nghiệm, đào tạo lại, học tập kinh nghiệm tốt của các tỉnh bạn.

Thứ năm là, Đồng Nai cần thực hiện chính sách hỗ trợ, nâng cao năng lực, chính sách hỗ trợ cho tiềm lực khoa học - công nghệ

Đồng Nai là tỉnh có khá nhiều khu cơng nghiệp hoạt động, nhằm nâng cao năng suất, hiệu quả chất lượng sản xuất, kinh doanh thì cần phải đầu tư khoa học – công nghệ. Hiện nay, trong xu thế bùng nổ cuộc cách mạng khoa học công nghệ việc áp dụng khoa học – công nghệ cho sản xuất, kinh doanh là rất cần thiết. Cho nên, Đồng Nai cần có chính sách khuyến khích đầu tư, hỗ trợ cho tiềm lực khoa học – công nghệ ngày càng phát triển. Cụ thể là:

+ Đồng Nai cần xây dựng chính sách hỗ trợ cho các doanh nghiệp tiếp cận khoa học công nghệ hiện đại của thế giới để vận dụng vào sản xuất, kinh

doanh trong nước nhằm nâng cao năng suất, chất lượng hiệu quả của sản phẩm.

+ Đồng Nai thành lập ngân sách chi cho việc xây dựng, triển khai các đề tài khoa học, dự án nghiên cứu và ứng dụng triển khai khoa học - công nghệ mà sản phẩm sẽ được thương mại hóa và được giao dịch rộng rãi trên thị trường.

+ Đồng Nai cũng cần tăng khoản chi ngân sách cho hoạt động tư vấn, chuyển giao khoa học - công nghệ, các cơ sở dữ liệu, tổ chức các hội chợ triển lãm khoa học - công nghệ, xúc tiến thương mại khoa học - công nghệ, nhằm cung cấp nhanh, rẻ, thuận lợi, các dịch vụ khoa học - công nghệ cho các doanh nghiệp trên địa bàn Đồng Nai. Trao đổi khoa học – công nghệ với các tỉnh bạn Bình Dương, Lâm Đồng, Bình Thuận, Tp. Hồ Chí Minh, Bà Rịa – Vũng Tàu. Từ đó nâng cao tiềm lực khoa học - công nghệ cho tỉnh nhà.

- Tỉnh Đồng Nai cần thực hiện mở rộng việc hỗ trợ mở các lớp ngắn hạn nhằm bồi dưỡng kiến thức khoa học - công nghệ cho các doanh nghiệp thuộc khu vực vùng sâu, vùng xa, các huyện như Xuân Lộc, Định Quán, Tân Phú, Cẩm Mỹ, Nhơn Trạch.

+ Xây dựng đội ngũ cán bộ khoa học – cơng nghệ có đủ phẩm chất, trình độ để tiếp cận khoa học – cơng nghệ khu vực và thế giới vận dung vào công nghiệp hóa, hiện đại hóa của tỉnh. Đặc biệt, chú trọng cán bộ đầu đàn, cán bộ khoa học – công nghệ thuộc các ngành mũi nhọn như công nghệ thông tin, công nghệ sinh học, vật liệu mới, năng lượng hạt nhân, v,v..

+ Thành lập thị trường khoa học – công nghệ để Đồng Nai có thể thương mại hóa các sản phẩm khoa học – cơng nghệ của mình, đồng thời mở rộng giao lưu với các thị trường tỉnh bạn, thị trường khu vực và thế giới.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển kinh tế tư nhân trên địa bàn tỉnh đồng nai giai đoạn 2011 2020 (Trang 81 - 87)