Các chính sách khác

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển kinh tế tư nhân trên địa bàn tỉnh đồng nai giai đoạn 2011 2020 (Trang 96 - 100)

- Đầu tư nước ngồ

d) Các chính sách khác

- Nhà nước cần có hệ thống chính sách đồng bộ nhằm khuyến khích các DNNVV đầu tư phát triển công nghiệp hỗ trợ bao gồm hỗ trợ mặt bằng sản xuất, thuế, hỗ trợ vốn, hỗ trợ đổi mới công nghệ và đào tạo nhân lực, tiếp cận thị trường... nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho các DNNVV liên kết với các doanh nghiệp lớn và tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu.

- Nhà nước cần có các chính sách trọn gói đồng bộ, tạo sự chuyển biến tốt hơn để giảm lạm phát, giảm lãi suất, tạo điều kiện môi trường kinh doanh thuận lợi các cho doanh nghiệp hoạt động sản xuất kinh doanh, nhất là các doanh nghiệp nhỏ và vừa rất dễ chịu tác động của những biến động tình hình kinh tế - xã hội.

Đối với địa phương:

Tăng cường sự hỗ trợ của Tỉnh và các cơ quan quản lý Nhà nước trong quá trình thúc đẩy sự phát triển của khu vực KTTN trên địa bàn:

- Nghiên cứu xây dựng đề án thành lập Quỹ bảo lãnh tín dụng cho KTTN trên địa bàn tỉnh nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp tiếp cận nguồn vốn tín dụng từ các ngân hàng thương mại.

- Tiếp tục thực hiện chính sách khuyến khích đầu tư, tạo lập và duy trì mơi trường kinh doanh thuận lợi: đầu tư hoàn thiện hạ tầng trong ngoài các khu cụm cơng nghiệp, thực hiện cải cách thủ tục hành chính, thủ tục một cửa.

- Trong quá trình xây dựng Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội hàng năm và 5 năm cần bố trí nguồn kinh phí dành riêng trong dự tốn ngân sách thường xuyên của tỉnh để trợ giúp cho khu vực KTTN, tập trung vào các hoạt động chính như sau: hỗ trợ mặt bằng sản xuất, trợ giúp tiếp cận vốn tín dụng, trợ giúp đổi mới công nghệ và kỹ thuật sản xuất, trợ giúp đào tạo nguồn nhân lực, trợ giúp xúc tiến mở rộng thị trường và cung cấp thông tin.

KẾT LUẬN

Kinh tế tư nhân là một trong những thành phần kinh tế cấu thành nền kinh tế quốc dân, là thành phần kinh tế dựa trên sở hữu tư nhân về tư liệu sản xuất. KTTN có tác dụng là góp phần tích cực khai thác có hiệu quả mọi nguồn lực của đất nước; tạo ra nhiều việc làm, sử dụng hiệu quả nguồn nhân lực của đất nước; tạo ra nhiều của cải cho xã hội; đáp ứng ngày càng cao nhu cầu tiêu dùng, sản xuất, xuất khẩu của xã hội. Đồng Nai là tỉnh thuộc Miền Đơng Nam Bộ, có nhiều lợi thế phát triển kinh tế tư nhân cho nên nghiên cứu những giải pháp phát triển kinh tế tư nhân giai đoạn 2011 – 2020 là cần thiết cả về lý luận và thực tiễn.

Qua q trình nghiên cứu, tác giả đã có một số kết luận sau:

Thứ nhất, trong q trình thực hiện cơng cuộc đổi mới ở Việt Nam,

Đảng Cộng sản Việt Nam đã vận dụng chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh cũng như thực tiễn đổi mới trên thế giới vào điều kiện cụ thể nước ta để xây dựng nền KTTT định hướng XHCN. Hiện nay, nhu cầu của phát

triển KTTN ở Việt Nam là nhu cầu bức thiết vì nó là một trong những động lực lớn cho phát triển kinh tế.

Thứ hai, trong công cuộc đổi mới, KTTN Đồng Nai phát triển khá

nhanh, đã góp phần đáng kể vào sự phát triển kinh tế của tồn tỉnh. Từ q trình hình thành và phát triển của KTTN trong các giai đoạn lịch sử, chúng ta có thể thấy KTTN Đồng Nai đạt được những thành tựu cơ bản, bên cạnh những thành tựu đạt được KTTN của tỉnh cũng cịn những hạn chế nhất định, đó là số doanh nghiệp lớn chưa nhiều, vốn cịn ít, đóng góp tăng trưởng cịn chưa cao, còn nhiều yếu tố cản trở sự phát triển kinh tế tư nhân chưa được khắc phục.

Thứ ba, giai đoạn từ nay đến năm 2020, KTTN của tỉnh Đồng Nai sẽ

chịu những ảnh hưởng của những tác động của tình hình chung của thế giới, của nước ta cũng như những ảnh hưởng khác của tỉnh. Trước tình hình đó, để phát triển KTTN của tỉnh từ năm 2011 đến năm 2020, Đồng Nai có quan điểm phát triển KTTN: Kinh tế tư nhân là một bộ phận quan trọng trong nền KTTT định hướng XHCN; KTTN là một trong những động lực của nền kinh tế; hỗ trợ và tạo mọi thuận lợi cho KTTN đầu tư, kinh doanh, đồng thời hình thành các tập đồn KTTN và tư nhân góp vốn vào kinh tế nhà nước; phát triển mạnh các loại hình KTTN ở các ngành, các lĩnh vực kinh tế theo quy hoạch, theo quy định pháp luật; xây dựng hệ thống chính trị vững mạnh dưới sự lãnh đạo của Đảng trong khu vực KTTN.

Thứ tư, với mục tiêu định hướng phát triển kinh tế của tỉnh trình bày

trong Đại hội Đảng bộ lần thứ XI của tỉnh, để phát triển KTTN giai đoạn 2011 – 2020, Đồng Nai cần thực hiện các giải pháp cơ bản sau đây: nâng cao nhận thức, hồn thiện mơi trường pháp lý, tăng cường hiệu lực quản lý của nhà nước đối với KTTN; tiếp tục đổi mới, bổ sung, hồn thiện cơ chế chính sách hỗ trợ, khuyến khích cho KTTN của tỉnh Đồng Nai phát triển; tăng cường công tác xây dựng phát triển nguồn nhân lực; thiết lập các mối quan hệ trong

nước, khu vực, quốc tế; xây dựng văn hóa KTTN. Thực hiện tốt các giải pháp trên một cách đồng bộ, chắc chắn KTTN của tỉnh Đồng Nai sẽ có nhiều khởi sắc, hoàn thành mục tiêu nhiệm vụ đề ra trong chiến lược phát triển kinh tế của tỉnh giai đoạn 2011 – 2020.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển kinh tế tư nhân trên địa bàn tỉnh đồng nai giai đoạn 2011 2020 (Trang 96 - 100)