- Vấn đề năng lực, trình độ quản lý hộ, doanh nghiệp: KTTN phát
1.3.2. Kinh nghiệm phát triển kinh tế tư nhân của TP.Hồ Chí Minh
Thành phố Hồ Chí Minh là một trong những thành phố lớn của cả nước, diện tích 2.095,01km² chiếm 0,6% diện tích của cả nước, dân số khoảng 8 triệu người. Thành phố Hồ Chí Minh là đầu tàu kinh tế của nước ta chiếm trên 20% tổng sản phẩm. Nền kinh tế của Thành phố Hồ Chí Minh đa dạng về lĩnh vực, từ khai thác mỏ, thủy sản, nông nghiệp, công nghiệp chế biến, xây dựng đến du lịch, tài chính... Cơ cấu kinh tế của thành phố, khu vực nhà nước
chiếm 33,3%, ngoài quốc doanh chiếm 44,6%, phần cịn lại là khu vực có vốn đầu tư nước ngồi. Có thể nói trong thời kỳ đổi mới, KTTN phát triển khá nhanh, cụ thể, tỷ trọng của KTTN trong GDP của TP.HCM liên tục tăng từ 11,5% năm 2000 lên 38% năm 2008. Năm 2009, khu vực kinh tế ngoài nhà nước tiếp tục giữ tỷ trọng cao trong GDP (49,3%) so với khu vực nhà nước (27,4%).
Để có những kết quả đó thành phố TP.HCM đã triển khai nhiều giải pháp cụ thể, trong đó có một số giải pháp đạt hiệu quả như :
- Có sự chỉ đạo thống nhất của Chính phủ, sự phối hợp chặt chẽ của các ban ngành nhằm thực hiện đúng, hiệu quả các chủ trương chính sách.
- Quản lý nhà nước đối với khu vực KTTN phải tuân thủ nguyên tắc quản lý bằng pháp luật, không được can thiệp vào công việc của doanh nghiệp.
- Lắng nghe ý kiến phản hồi từ phía các doanh nghiệp qua mạng nhằm tháo gỡ khó khăn, vướng mắc và hỗ trợ cho các hoạt động sản xuất kinh doanh.
- Thực hiện chương trình xúc tiến đầu tư và thương mại như: xuất khẩu vào các thị trường mục tiêu. Tổ chức huấn luyện, hội thảo, nâng cao sức cạnh tranh, hội nhập. Cung cấp thông tin xúc tiến thương mại và đầu tư qua mạng.
- Thực hiện chương trình hỗ trợ, tạo điều kiện cho DNTN phát triển, dùng ngân sách hỗ trợ một phần hoặc 100% lãi vay cho các doanh nghiệp đổi mới thiết bị, công nghệ hoặc phải di dời.
- Lựa chọn cán bộ quản lý có phẩm chất đạo đức, chun mơn sâu, đãi ngộ thích đáng để hạn chế tiêu cực phát sinh.