- Đầu tư nước ngồ
2.3.6. Những bài học kinh nghiệm rút ra từ phát triển kinh tế tư nhân trên địa bàn tỉnh Đồng Nai:
nhân trên địa bàn tỉnh Đồng Nai:
Một là, KTTN đã phát triển đa dạng về hình thức sở hữu và loại hình tổ chức sản xuất kinh doanh. Về loại hình kinh tế, KTTN trên địa bàn tỉnh Đồng
Nai có các hình thức sở hữu là: sở hữu nhỏ về tư liệu sản xuất, tương ứng với thành phần kinh tế cá thể, tiểu chủ; sở hữu tư bản tư nhân trong nước tương ứng với loại hình DNTN trong nước; sở hữu nhà nước, tương ứng với loại hình kinh tế tư bản nhà nước …
Về hình thức tổ chức sản xuất kinh doanh, KTTN trên địa bàn tỉnh Đồng Nai có các hình thức: Kinh tế hộ nơng dân tham gia các hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp; hộ sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp cá thể; kinh tế trang trại; hộ sản xuất kinh doanh dịch cụ cá thể; loại hình DN tư nhân; cơng ty trách nhiệm hữu hạn; công ty cổ phần; doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài; doanh nghiệp liên doanh với nước ngoài.
Hai là, KTTN đã phát triển đa dạng về ngành nghề sản xuất kinh doanh nhưng không đồng đều, trong đó kinh doanh thương mại dịch vụ có nhiều chủ thể tham gia nhất, do nguồn lực của nhân dân được khơi dậy; nhu
cầu tiêu dùng trong và ngoài nước ngày càng tăng; khu vực kinh tế nhà nước được sắp xếp lại nhường chỗ cho KTTN đảm trách. Ngồi ra, cịn do KTTN mới được tái lập và phát triển nên các chủ thể kinh doanh thường chọn lĩnh vực thương mại dịch vụ để đầu tư vì vốn ít, ln chuyển vốn nhanh, tỉ suất lợi nhuận/vốn cao hơn các lĩnh vực khác; do tâm lý các nhà đầu tư lo sợ tình huống bất lợi xảy ra muốn “đánh nhanh, thắng nhanh”. Mặt khác, chính sách khuyến khích đầu tư của Nhà nước cho các lĩnh vực sản xuất cơng nghiệp, nơng nghiệp chưa đủ mức kích thích so với lĩnh vực thương mại, dịch vụ.
Ba là, các loại hình doanh nghiệp thuộc khu vực KTTN biến động theo hướng xã hội hóa sản xuất trong tiến trình cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa.
Cuộc cách mạng khoa học – công nghệ và xu thế hịa bình, hợp tác, phát triển đang diễn ra trên thế giới. Đây là một cơ hội lớn để Đồng Nai phát huy nội lực, tranh thủ ngoại lực xây dựng và phát triển kinh tế của tỉnh. Cùng với sự phát triển của các thành phần kinh tế khác, KTTN có thể tiếp cận những cơ hội vàng để phát triển về chiều sâu và chiều rộng, thu hút đầu tư từ nước ngoài để tăng nguồn vốn, phát triển về khoa học và kỹ thuật.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2
Sự hình thành và phát triển kinh tế tư nhân của tỉnh Đồng Nai bao giờ cũng chịu ảnh hưởng của những yếu tố chính trị, xã hội, các điều kiện lịch sử, điều kiện tự nhiên của tỉnh. Đồng Nai là tỉnh thuộc Miền Đơng Nam Bộ, phía đơng giáp tỉnh Bình Thuận, phía đơng bắc giáp tỉnh Lâm Đồng, phía tây giáp Thành phố Hồ Chí Minh, phía tây bắc giáp tỉnh Bình Dương và tỉnh Bình Phước, phía nam giáp tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu. Với vị trí địa lý thuận lợi như vậy nên Đồng Nai có nhiều lợi thế cho phát triển kinh tế - xã hội. Đồng Nai là một trong những tỉnh có kinh tế trang trại phát triển đứng vị trí 11 cả nước, thứ 3 trong khu vực miền Đơng Nam bộ (sau TP.HCM và Bình Dương).
Từ những thành tựu, hạn chế, nguyên nhân nêu trên, kinh tế tư nhân Đồng Nai cịn có những thuận lợi để phát triển như về lợi thế vị trí địa kinh tế, lợi thế về tài nguyên, điều kiện khí hậu …; những thuận lợi về mặt xã hội như cư dân Đồng Nai được hình thành từ nhiều nguồn, đường lối phát triển kinh tế - xã hội đúng đắn của lãnh đạo Đảng, chính quyền. Bên cạnh đó, Đồng Nai cịn gặp những khó khăn và thách thức trong quá trình phát triển kinh tế tư nhân tỉnh Đồng Nai, đó là: Đồng Nai hiện đang thiếu trầm trọng lao động được đào tạo có trình độ cao để tham gia thành lập các doanh nghiệp tư nhân có cơng nghệ tiên tiến; tỷ lệ vốn huy động vào đầu tư phát triển kinh tế tư nhân còn thấp ……
Việc khai thác những thuận lợi và khắc phục những khó khăn và thách thức nói trên để phát triển kinh tế tư nhân từ nay đến năm 2020 đòi hỏi Đảng bộ, chính quyền, doanh nghiệp và mỗi người dân Đồng Nai phải tập trung trí tuệ nhằm đề ra chủ trương, đường lối đúng đắn, hồn thiện cơ chế, chính sách nhằm tạo lập mơi trường thuận lợi cho kinh tế tư nhân ngày càng phát triển bền vững.
CHƯƠNG 3