Những hạn chế kinh tế tư nhân tỉnh Đồng Na

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển kinh tế tư nhân trên địa bàn tỉnh đồng nai giai đoạn 2011 2020 (Trang 60 - 62)

- Đầu tư nước ngồ

2.3.3. Những hạn chế kinh tế tư nhân tỉnh Đồng Na

- KTTN ở Đồng Nai tăng nhanh về số lượng doanh nghiệp, trang trại và chủ yếu tập trung trong lĩnh vực thương mại – dịch vụ, tiểu thủ công nghiệp, thiếu quy hoạch, thiếu tính định hướng cho phát triển, chủ yếu phát triển tự phát, vốn đầu tư thấp, lao động ít, trình độ cơng nghệ lạc hâu, ước tính có khoảng 1,4% số cơ sở đạt trình độ cơng nghệ tiên tiến. Chưa nhận thức đầy đủ về KTTT, chưa chủ động đầu tư đổi mới cơng nghệ và nâng cao trình độ

quản lý, khơng có chiến lược đầu tư sản xuất kinh doanh trung hạn và dài hạn, do vậy giá thành sản xuất cao, sức cạnh tranh yếu và hiệu quả kinh tế thấp.

- Khả năng đổi mới công nghệ của các doanh nghiệp tư nhân đã bị hạn chế bởi thực lực yếu về vốn tự có, trong khi đó thủ tục vay vốn rườm rà, lãi suất cao, không phù hợp với chu kỳ thu hồi vốn, khả năng tiếp cận của các doanh nghiệp tới các ưu đãi về thuế trong đầu tư đổi mới công nghệ bị hạn chế rất nhiều.

- Việc phát triển các khu công nghiệp trong thời gian qua tuy đã được quy hoạch và khuyến khích những doanh nghiệp ngồi quốc doanh (khơng tính các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài….) hiện nay gặp rất nhiều khó khăn trong q trình đầu tư vào các khu cơng nghiệp. Doanh nghiệp trong nước khơng có khả năng thuê đất với giá tương đương với các doanh nghiệp nước ngoài trong các khu cơng nghiệp tập trung. Do đó, có xu hướng đầu tư phân tán ngồi khu cơng nghiệp, thậm chí trong khu dân cư, làm trở ngại rất nhiều đến việc phát triển theo quy hoạch và ảnh hưởng đến môi trường sinh thái.

- Công tác quản lý nhà nước đối với kinh tế tư nhân nhìn chung chưa chặt chẽ, việc phối hợp kiếm tra, kiểm soát hoạt động sản xuất kinh doanh của loại kinh tế này chưa được thực hiện tốt, do đó cịn nảy sinh tình trạng doanh nghiệp không thực hiện chế độ báo cáo hoặc tự tiện di dời địa điểm kinh doanh, thay đổi ngành nghề kinh doanh mà không khai báo kịp thời cho cơ quan chức năng. Một số doanh nghiệp khi đăng ký ngành nghề sản xuất kinh doanh nhưng không tiến hành sản xuất kinh doanh theo đăng ký mà chủ yếu bn bán hóa đơn thuế giá trị gia tăng để rút tiền từ ngân sách nhà nước, gây ra những hiện tượng tiêu cực trong nền kinh tế.

- Tình trạng tự phát của kinh tế tư nhân còn do sự yếu kém trong công tác bảo đảm thông tin thị trường, quy hoạch phát triển từ phía các cơ quan nhà nước có thẩm quyền (việc phát triển các doanh nghiệp sản xuất gạch

ceramic, granit, gạch nung lị đứng liên hồn, kính xây dựng, … tới mức dư thừa hiện nay là điển hình).

- Trang trại phát triển nhanh nhưng thiếu quy hoạch và định hướng phát triển lâu dài. Hầu hết các trang trại hình thành một cách tự phát và khơng có kế hoạch sản xuất kinh doanh lâu dài, ổn định. Trang trại nhỏ chỉ chú trọng phát triển theo chiều rộng mà chưa phát triển theo chiều sâu. Công tác tổ chức quản lý trang trại chưa tốt, cịn ở trình độ thấp, giản đơn.

- Quy mơ trang trại cịn nhỏ, bình quân mỗi trang trại chỉ 4 – 5 người, trình độ văn hóa, chun mơn kỹ thuật của các chủ trang trại cịn thấp nên khả năng áo dụng cơng nghệ hiện đại hết sức khó khăn cũng như hạn chế về khẩ năng tổ chức và quản lý. Vốn sản xuất kinh doanh của các trang trại khá thấp, khoảng trên 300 triệu đồng, do đó chưa có khả năng đầu tư lớn cho sản xuất kinh doanh.

- Sản phẩm lao động của trang trại chủ yếu là sản phẩm thô sơ, chưa qua chế biến nên tiêu thụ khó khăn, hiệu quả thấp, dễ bị ép giá, bị những người đầu cơ thao túng giá cả nên dễ bị thua lỗ. Việc bao tiêu sản phẩm đầu ra cũng như đầu vào của kinh tế trang trại vẫn còn bỏ ngỏ cho thị trường tự do, chưa có sự quản lý chặt chẽ của nhà nước nên tạo ra tình trạng “nhà ai lo nhà nấy” trong kinh tế trang trại.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển kinh tế tư nhân trên địa bàn tỉnh đồng nai giai đoạn 2011 2020 (Trang 60 - 62)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)