Tăng cường công tác xây dựng phát triển nguồn nhân lực

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển kinh tế tư nhân trên địa bàn tỉnh đồng nai giai đoạn 2011 2020 (Trang 87 - 90)

- Đầu tư nước ngồ

b) Các chỉ tiêu hỗ trợ của Nhà nước

3.3.3. Tăng cường công tác xây dựng phát triển nguồn nhân lực

Nguồn nhân lực là một trong những nguồn lực quan trọng của phát triển kinh tế của cả nước nói chung, của tỉnh Đồng Nai nói riêng. Hiện nay, hạn chế

lớn nhất của KTTN tỉnh Đồng Nai là vấn đề nguồn nhân lực không đáp ứng được yêu cầu phát triển của nó. Để đáp ứng được yêu cầu này, Đồng Nai cần thực hiện một số vấn đề cơ bản sau đây:

Thứ nhất là, hình thành các khu vực đào tạo chuyên môn kỹ thuật chất lượng cao.

Hiện nay, Đồng Nai có khoảng hơn ba chục khu cơng nghiệp, các khu vực trang trại, nông trại khắp cả tỉnh, cũng như các khu vực KTTN xen kẻ trong khu dân cư cho nên cần một nguồn nhân lực lớn phục vụ phát triển sản xuất, kinh doanh. Đồng Nai hiện có bốn trường Đại học, hai trường Cao đẳng, gần chục trường trung học chuyên nghiệp, dạy nghề tuy vậy lực lượng được đào tạo vẫn chưa đáp ứng nhu cầu của xã hội. Nguồn lao động tự nơi khác về khá nhiều như ở các trường Đại học ở thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội, v.v.. Do vậy, Đồng Nai cần hình thành các khu vực đào tạo chun mơn cao như hình thức như Cơng viên phần mềm Quang Trung, Khu công nghệ cao Quận 9 nhằm tạo ra nguồn nhân lực đáp ứng nhu cầu lao động của các khu công nghiệp.

Theo khảo sát, tại Đồng Nai, các khu công nghiệp I, khu công nghiệp II, khu công nghiệp Amata, khu công nghiệp Nhơn trạch, khu cơng nghiệp Long Thành, v.v.. vẫn chưa có Trung tâm hay Trường đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao. Để đáp ứng nhu cầu cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa gắn liền với phát triển kinh tế tri thức, theo tôi Đồng Nai cần khẩn trương xây dựng các khu vực đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao ngay từ bây giờ.

Thứ hai là, chương trình nội dung đào tạo các trường Đại học, Cao đẳng, Trung cấp chuyên nghiệp, Trung cấp dạy nghề phải gắn liền với các khu công nghiệp, các cơ sở sản xuất

Để phát triển KTTN cũng như các thành phần kinh tế khác của tỉnh, các trường Đại học, Cao đẳng, Trung cấp chuyên nghiệp, Trung cấp dạy nghề cần phải gắn với các khu công nghiệp, các cơ sở sản xuất nhằm đào tạo theo địa chỉ,

theo nhu cầu của xã hội thì giữa đào tạo với sản xuất kinh doanh mới đảm bảo được sự thống nhất, mới đáp ứng lẫn nhau về nhu cầu. Mặt khác chính các khu cơng nghiệp, cơ sở sản xuất là nơi thực tập, thực hành tốt nhất, sát nhất với việc đào tạo. Đây là quá trình gắn lý luận với thực tiễn, học đi đôi với hành, lý thuyết gắn với thực nghiệm, cho nên việc gắn Trường học với cơ sở sản xuất là cần thiết.

Hiện nay, sự khác biệt giữa đào tạo và nhu cầu thực tế về nguồn nhân lực khá lớn, chính vì thế thiết lập mối quan hệ này là rút ngắn khoảng cách giữa nhà trường với thực tiễn. Đồng thời, thực trạng sinh viên tốt nghiệp ra trường vẫn không có việc làm cũng xuất phát từ nguyên nhân này. Trong giai đoạn 2011 – 2020 cần phải gắn trường học với các khu công nghiệp, các khu vực kinh tế, trong đó có kinh tế tư nhân nhằm đào tạo đúng đối tượng, đúng yêu cầu của xã hội, giữa nhà trường với cơ sở sản xuất cần liên thông với nhau về nội dung đào tạo để có nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu sản xuất, kinh doanh.

Thứ ba là, có chính sách thu hút nguồn nhân lực chất lượng cao

Cùng với các nhiệm vụ trên, Đồng Nai cần thực hiện tốt việc thu hút nguồn nhân lực chất lượng cao từ các cơ sở đào tạo trên cả nước. Để từ đó tạo ra bước ngoặt về nguồn nhân lực chất lượng cao. Hiện nay, vấn đề ưu đãi cho đối tượng này, nhiều địa phương còn chưa làm tốt mà chủ yếu là thực hiện phương án “cào bằng” nên chưa thu hút được nguồn nhân lực này. Một bộ phận nguồn nhân lực chất lượng cao bị các doanh nghiệp nước ngoài mời làm việc với chế độ ưu đãi cao hơn. Vì vậy, chính quyền tỉnh Đồng Nai cùng với các doanh nghiệp cần thành lập quỹ vốn thu hút nguồn nhân lực chất lượng cao phục vụ cho phát triển kinh tế nói chung và KTTN nói riêng.

Mặt khác, do KTTN cịn có những hạn chế nhất định về quan hệ, về cơ chế chính sách nên chính quyền các cấp của tỉnh cần hỗ trợ cho kinh tế tư nhân bằng các phương án hỗ trợ, giúp đỡ, giới thiệu, luân chuyển, biệt phái cán bộ

chuyên môn cao cho khu vực này. Có như thế mới phát triển KTTN theo hướng cạnh tranh tích cực, phát triển nhanh và bền vững.

Thứ tư là, thuê chuyên gia đầu ngành của nước ngoài, tạo bước chuyển biến mạnh mẽ về phát triển nhân lực chất lượng cao

Thực tế hiện nay, nguồn nhân lực chất lượng cao đào tạo trong nước vẫn cịn những hạn chế nhất định do mơi trường giáo dục, đào tạo của chúng ta vẫn chưa đáp ứng yêu cầu thực tế. Trong lúc đó, các nguồn nhân lực chất lượng cao của nước ngoài cao hơn nước ta nhiều mặt, nhiều cấp độ, chính vì thế tỉnh Đồng Nai cần có cơ chế thuê chuyên gia đầu ngành ở nước ngoài ở những ngành quan trọng để làm chuyên gia, tư vấn, đào tạo, tập huấn nhằm tạo ra bước ngoặt trong quá trình xây dựng đội ngũ cán bộ kỹ thuật chun mơn có trình độ cao. Từ đó tạo bước nhảy về chất trong phát triển khoa học kỹ thuật cũng như nâng cao trình độ sản xuất, chất lượng sản phẩm, hiệu quả kinh tế.

Hiện nay, thực tế Đồng Nai thiếu nhiều chuyên gia về quản lý kinh tế, trong lúc các chủ doanh nghiệp, các chủ trang trại, nông trại chưa qua đào tạo khá nhiều nên cần bổ túc kiến thức về quản lý kinh tế. Việc thuê chuyên gia là cần thiết, tỉnh Đồng Nai nên đầu tư theo hướng này, giúp đỡ kinh tế tư nhân về tư vấn cho công tác quản lý sản xuất, kinh doanh.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển kinh tế tư nhân trên địa bàn tỉnh đồng nai giai đoạn 2011 2020 (Trang 87 - 90)