Li khai dân tộ cở Inđônêsia.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vấn đề li khai dân tộc ở một số nước đông nam á sau chiến tranh lạnh (Trang 32 - 34)

- Quyền tự do phát biểu của tất cả các dân tộc thiểu số hoặc của các nhóm sắc tộc.

ĐÔNG NA MÁ TỪ SAU CHIẾN TRANH LẠNH

2.1. Li khai dân tộ cở Inđônêsia.

2.1.1. Tổng quan

Cộng hịa Inđơnêsia bao gồm phần lớn quần đảo Malay. Diện tích nếu tính cả vùng biển là gần 5 triệu km2, trong đó phần lãnh thổ chiếm 1.904.569 km2. Inđônêsia là một trong những quốc đảo lớn nhất Đông Nam Á và thế giới. Quốc gia này có tới trên 13.500 hịn đảo. Về thành phần dân tộc, Inđônêsia là quốc gia đa dân tộc và là quốc gia có thành dân tộc phức tạp nhất trên thế giới. Hiện nay Inđơnêsia có tới gần 400 tộc người lớn nhỏ, nói hơn 200 ngơn ngữ và thổ ngữ khác nhau. Tuy số tộc người nhiều nhưng đại bộ phận dân số đều thuộc chủng tộc Nam Á, một chủng nằm giữa hai chủng Môngôlôid và Australôit.

Năm 1945 Inđônêsia tuyên bố độc lập. Nhưng sau đó Inđơnêsia lại rơi vào ách thống trị thực dân một lần nữa. Dưới sự lãnh đạo của Tổng thống Sukarno, năm 1949 Inđơnêsia chính thức giành lại nền độc lập từ thực dân Hà Lan. Năm 1967, Suharto được Hội đồng tư vấn nhân dân bầu làm Tổng thống Inđônêsia. Dưới sự lãnh đạo của ông, Inđônêsia đã chấm dứt thời gian đối đầu với Malaysia. Từ năm 1968 Tổng thống Suharto đã ban hành “sắc lệnh mới” (new order) nhằm chủ trương tăng cường kiểm tra, giám sát lực lượng vũ trang, cốt để biến lực lượng này thành chỗ dựa vững chắc trong hệ thống tổ chức và hoạt động của chính phủ. Tổng thống Suharto là biểu tượng của trung tâm quyền lực. Tất cả các chính sách chủ yếu do ơng quyết định. Lực lượng vũ trang là cơng cụ đắc

lực của chính quyền. Ngồi ra, Tổng thống Suharto cịn có chỗ dựa vững chắc là Đảng Golka(1), một đảng chiếm hầu hết ghế trong Hạ viện Inđônêsia.

Tổng thống Suharto là người ủng hộ phương Tây và được phương Tây ủng hộ. Mặc dù trong 2 nhiệm kỳ đầu nhiều nhà máy thuộc sở hữu nhà nước vỡ nợ (10 tỉ USD) đe dọa tới nền tài chính của Inđơnêsia nhưng Chính phủ Mỹ và các nước phương Tây đã cứu giúp phục hồi nền kinh tế của nước này. Vào đầu những năm 1980, Suharto thay đổi chính sách kinh tế, hướng tới xuất khẩu bằng chính sách mở cửa, thúc đẩy đầu tư nước ngoài, tăng cường hội nhập kinh tế quốc tế. Suharto đã thực hiện một loạt những cải cách trên một phạm vi rộng lớn nhằm cắt giảm các chi phí, tăng cường sức cạnh tranh hàng hóa xuất khẩu. Những chính sách của Suharto đã đem lại sự tăng trưởng kinh tế liên tục từ những năm 1980 đến đầu những năm 1990. Thế nhưng, sự phát triển kinh tế của Inđônêsia không phải là sự phát triển bền vững, hài hòa. Cùng với sự phát triển là sự gia tăng khoảng cách giàu nghèo ở trong nước. Sự bất bình đẳng về kinh tế, xã hội lớn dần lên ở đất nước trên 200 triệu dân và đặc biệt trầm trọng ở nông thôn, những vùng ngoại vi cùng với sự bùng nổ của dân số. Bên cạnh tầng lớp trung lưu khá giả là tầng lớp lao động nghèo khổ ngày càng bần cùng hơn. Trình độ sản xuất ở nhiều vùng khơng khác gì thời nguyên thủy. Phần lớn tài sản của Inđônêsia tập trung trong tay tầng lớp tư bản người Hoa, người bản địa thân quen với các quan chức cao cấp, tập trung vào gia đình họ hàng Tổng thống Suharto. Mỗi người con của ông nắm giữ một lĩnh vực kinh doanh, có chung cổ phần với các công ty hàng đầu của người Hoa và quan hệ rất chặt chẽ với các xí nghiệp, giới chóp bu qn đội. Tổng thống Suharto trở thành người giàu có thứ 6 trên thế giới với số vốn lên tới trên 16 tỉ USD 3, tr. 275.

Sự chống đối Suharto trở nên mạnh mẽ vào đầu những năm 1990. Đối thủ lớn nhất của chính quyền Suharto là những lãnh tụ Hồi giáo, thủ lĩnh đối lập ở những vùng ngoại vi và những chính khách, tầng lớp sinh viên bất bình bởi sự tham nhũng và vi phạm nhân quyền của bộ máy chính phủ, quân đội. Chính quyền Suharto đã hạn chế, kiểm soát chặt chẽ hoạt động của sinh viên, báo chí và phe đối lập. Thế nhưng cuộc

(1) Đảng Golka là một trong 3 đảng lớn nhất ở Inđônêsia. Hai đảng khác là Đảng Hợp nhất phát triển và Đảng Dân chủ Inđônêsia. Đảng Golka là tổ chức của các nhóm chức nghiệp, tổ chức xã hội liên kết với quân đội.

khủng hoảng kinh tế – tài chính ở Inđơnêsia đã giáng địn quyết định vào sự tồn tại của chính quyền Suharto.Tầng lớp trung lưu thành thị, những người nghèo trên khắp đất nước và sinh viên là những đối tượng chịu ảnh hưởng nặng nề nhất. Giá hàng hóa, lương thực, thực phẩm tăng vọt từng ngày. Họ đã đứng lên đấu tranh mạnh mẽ. Bạo lực leo thang ở gần như tất cả các thành phố. Quân đội chính phủ giết hại hàng trăm người nhưng vẫn khơng ngăn cản được làn sóng bất ổn ngày một gia tăng. Ngày 21 tháng 5 năm 1998 Tổng thống Suharto buộc phải từ chức. Tổng thống B. Habibie lên thay thế tiến hành cải cách, bãi bỏ những chính sách hà khắc của chính quyền tiền nhiệm. Các tỉnh được trao quyền lớn hơn về mặt tài chính. Những đặc quyền đặc lợi của gia đình Tổng thống Suharto bị hủy bỏ… Cuộc bầu cử vào cuối năm 1999 đưa Abduraman Wahit lên nắm quyền. Vào giữa năm 2000, Wahit liên quan đến một vụ tham nhũng. Ngày 23 tháng 4, Hội đồng tư vấn nhân dân bỏ phiếu phế truất Tổng thống Wahit. Phó tổng thống Megawati Sukarnoputri được lựa chọn lên thay thế cho đến năm 2004.

Xung đột dân tộc ở Inđônêsia xảy ra ở nhiều nơi như Aceh, Papua, Moluca, Kalimantan. Nhưng xung đột dân tộc mang tính chất li khai dân tộc rõ ràng nhất là ở Tây Papua và Aceh.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vấn đề li khai dân tộc ở một số nước đông nam á sau chiến tranh lạnh (Trang 32 - 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(123 trang)