Li khai dân tộ cở Thái Lan

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vấn đề li khai dân tộc ở một số nước đông nam á sau chiến tranh lạnh (Trang 82 - 83)

- Quyền tự do phát biểu của tất cả các dân tộc thiểu số hoặc của các nhóm sắc tộc.

ĐÔNG NA MÁ TỪ SAU CHIẾN TRANH LẠNH

2.3. Li khai dân tộ cở Thái Lan

2.3.1. Tổng quan

Thái Lan, trước đây còn được gọi là Xiêm nằm ở trung tâm lục địa Đông Nam Á, phía Tây giáp Mianma, phía Bắc và Đơng giáp Lào, phía Đơng Nam giáp Cămpuchia và phía Nam kéo dài đến phần bắc Bán đảo Mãlai. Thái Lan rộng 513.125 km2, dân số tính đến năm 2002 khoảng 64 triệu người. Thái Lan là một quốc gia đa dân tộc. Đạo Phật chiếm 95%, đạo Hồi 4%, cịn lại là các tơn giáo khác. Tiếng Thái là ngơn ngữ chính, tiếng Anh và tiếng Trung được sử dụng rộng rãi.

Lịch sử phát triển của Thái Lan gắn liền với sự cầm quyền và trị vì của nhiều đời vua. Chính vì thế, vua Thái Lan được coi là trung tâm quyền lực trong quá trình xây dựng và phát triển đất nước. Thái Lan là nước duy nhất ở Đông Nam Á không bị thực dân phương Tây đô hộ. Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, Sêni Pramôt, cựu Đại sứ Thái Lan ở Mỹ trở thành Thủ tướng Thái Lan. Năm 1957, nhóm quân sự do Phibum cầm đầu được Mỹ ủng hộ đã tiến hành đảo chính quân sự. Ngày 15 tháng 12 năm 1957 giới quân sự đã tiến hành bầu cử Quốc hội Thái Lan. Thamơm Kitticachon, người thuộc Đảng Thống nhất quốc gia trở thành Thủ tướng. Ngày 20 tháng 1 năm 1958, Xarit được sự ủng hộ của Mỹ đã lật đổ Thamơn Kitticachon lập nên chế độ độc tài. Cuối năm 1963 Thamơn Praphạt lên cầm quyền, tập đoàn quân phiệt này dấn sâu vào con đường liên minh với Mỹ. Sau 10 năm, Xamia - Giám đốc Trường Đại học Thammaxăc được nhà vua cử làm Thủ tướng thay Thamơn Praphạt. Năm 1980, Tướng Prem Tinasulamôn lên giữ vị trí Thủ tướng cho tới năm 1988. Người thay thế Prem Tinasulamôn là Xạtsaichuhavăn thuộc Đảng Dân tộc Thái được sự ủng hộ của liên minh 6 đảng đã lên cầm quyền. Năm 1991 giới quân sự tiến hành đảo chính. Nhờ có sự can thiệp của nhà vua, chế độ bầu cử mới được tiến hành năm 1992. Năm 1993 liên minh 6 đảng đưa

các mới. Tháng 5 năm 1995, do không tin tưởng vào nội các, Chính phủ Thỏi đã giải tán Nghị viện và tiến hành bầu cử nội các mới vào tháng 7 năm 1995. Theo công bố ngày 18 tháng 7 năm 1995, Chính phủ liên hiệp mới của Thái Lan do Thủ tướng Banharn Silpa Aracha đứng đầu. Đó là Chính phủ liên hiệp của 7 đảng, trong đó Đảng Chart Thai làm nòng cốt giữ 20 ghế, Đảng Nguyện vọng giữ 13 ghế. Năm 1996, Thủ tướng Banharn Silpa Aracha bị kết tội tham nhũng. Trong cuộc bầu cử tháng 9 năm 1996, Đảng Nguyện vọng mới của Chavalít giành được thắng lợi. Chavalít trở thành Thủ tướng. Nhưng giữa năm 1997, Thái Lan rơi vào cuộc khủng khoảng kinh tế, tài chính buộc phải phá giá đồng Bạt. Chỉ trong một vài tuần, đồng Bạt bị mất giá hơn một nửa giá trị. Nền kinh tế Thái Lan lâm vào khủng hoảng sâu sắc. Những khó khăn về kinh tế chuyển sang vấn đề chính trường. Các đảng đối lập và quần chúng xuống đường biểu tình. Tháng 11 năm 1997 Chavalít từ chức. Chuân Lệch Phai được chỉ định làm Thủ tướng lần thứ hai. Đến tháng giêng năm 2001 trong cuộc tổng tuyển cử, lần đầu tiên Đảng của người Thái yêu người Thái do nhà tư bản viễn thông Thak Sin Shinawatra đứng đầu giành được thắng lợi. Thak Sin trở thành Thủ tướng cho tới ngày 19 tháng 9 năm 2006 khi giới quân sự do Tướng Sondhi Boonyaratglin đứng đầu tiến hành cuộc đảo chính đưa Surayud Chulanont lên làm Thủ tướng.

Tóm lại, Thái Lan kể từ 1932 đến nay đã trải qua 23 cuộc đảo chính, nhưng chế độ chính trị cùng với bộ máy hành chính quan liêu ít thay đổi. Tình trạng gian lận, mua bán phiếu bầu vẫn tồn tại trong các cuộc bầu cử. Đặc biệt là giới quân sự tiếp tục có ảnh hưởng lớn trên chính trường Thái Lan.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vấn đề li khai dân tộc ở một số nước đông nam á sau chiến tranh lạnh (Trang 82 - 83)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(123 trang)