- Quyền tự do phát biểu của tất cả các dân tộc thiểu số hoặc của các nhóm sắc tộc.
ĐÔNG NA MÁ TỪ SAU CHIẾN TRANH LẠNH
2.3.2. Li khai dân tộ cở các tỉnh Nam Thái Lan
Ở Thái Lan có khoảng 3 triệu người Mã lai theo đạo Hồi dòng Sunni. Họ sống tập trung ở các tỉnh Đông Nam Thái Lan, bao gồm các tỉnh Pattani, Yala, Narathiwat, một phần Satun và Songkla. Những tỉnh này trong quá khứ là một bộ phận của đất nước Mã lai, một vương quốc Hồi giáo độc lập có ảnh hưởng lớn ở trong vùng. Năm 1785 chính quyền phong kiến Xiêm xâm chiếm các tỉnh này. Chính quyền Xiêm áp dụng chính sách cai trị lỏng lẻo, chia các vùng chiếm đóng thành 7 tiểu vương với quyền tự trị tương đối rộng rãi. Nhưng lịch sử quan hệ giữa người Mã lai theo đạo Hồi ở vùng này
với nước Xiêm là lịch sử kháng cự trường kỳ, mạnh mẽ. Đến năm 1902 chính quyền chính thức sáp nhập các vùng này vào Vương quốc Xiêm. Họ thi hành chính sách kiểm sốt chặt chẽ, lập ra hệ thống hành chính trực tiếp, tìm mọi cách giảm ảnh hưởng của văn hóa Hồi giáo 2, tr. 203. Từ đó đến cuộc Cách mạng Xiêm năm 1932 và sau Chiến tranh thế giới thứ hai, người dân ở vùng này đã nhiều lần nổi dậy chống chính quyền Xiêm. Thủ lĩnh của phong trào đấu tranh những năm 1940 là Mah Mud Mahyidden, ông cùng với nhiều thủ lĩnh trong dịng tộc đã lãnh đạo phong trào khi thì địi phục hồi lãnh thổ, khi thì địi sáp nhập với Malaysia.
2.3.2.1. Các tổ chức li khai
Trong các tổ chức li khai ở miền Nam Thái Lan người ta thường nói tới Tổ chức Giải phóng thống nhất Pattani (The Pattani United Liberation Organization – PULO). Đây là tổ chức lớn nhất và có ảnh hưởng nhất. Nó có trên 300 chiến binh, được Tuanku Biyo Kodomiyo thành lập vào ngày 22 tháng 3 năm 1968. Sau chiến tranh lạnh, vào năm 1992, PULO chia thành hai phái. Dr Arong Muleng đứng đầu phái thứ nhất. Phái này thành lập một Hội đồng lãnh đạo PULO, lấy biểu tượng là một thanh gươm. Tên đơn vị vũ trang của nó gọi là Quân đội Caddan. Người đứng đầu phái thứ hai là Hajji Sama-ae Thanam. Phái này đã thành lập Hội đồng chỉ huy quân đội PULO, lấy biểu tượng một con chim đại bàng.
Vào năm 1995, những người đứng đầu phái thứ nhất của phong trào li khai lại tiếp tục chia rẽ. Dr Arong Muleng quyết định tách nhóm của mình ra(1), tạo thành một tổ chức mới gọi là PULO 88. Hajji Habeng Abdul Rohman lãnh đạo nhóm cịn lại. Tên đơn vị vũ trang vẫn lấy tên là Qn đội Caddan. Cịn phái thứ hai vẫn duy trì tình trạng như trước được gọi là PULO cũ. Đầu năm 1998, những người lãnh đạo phong trào PULO cũ và mới đều bị bắt. Tinh thần các thành viên PULO sa sút nghiêm trọng. Họ đã cố gắng thu hẹp khoảng cách khác biệt và tăng cường hợp tác với nhau. Hiện tại người ta cho rằng hai phái đã thống nhất những hoạt động chính trị, quân sự. Trụ sở chỉ huy của cả hai nhóm có lẽ đều ở Malaysia. Mục tiêu của họ là thành lập một nhà nước Hồi giáo độc lập.
2.3.2.2. Những diễn biến chính của phong trào
Trong những năm 1960 và 1970, nhiều phong trào phản kháng có mục đích khác nhau đã xuất hiện ở các tỉnh miền Nam Thái Lan. Mặc dầu có nhiều tổ chức, phe phái hoạt động du kích chống lại chính quyền Thái, nhưng người ta thường nói tới Tổ chức Giải phóng thống nhất Pattani. Điểm giống nhau của tất cả tổ chức, phe phái là họ đều có chủ trương li khai, thành lập một nhà nước Pattani độc lập dưới hình thức này hay dưới hình thức khác. Các hoạt động quân sự chống đối chính quyền Thái thường là phục kích, ám sát, bắt cóc, phá hoại và đánh bom. Điều đáng chú ý, các mục tiêu của PULO thường nhằm vào là các cơ sở trường học, giáo viên, quan chức địa phương, những người Thái theo đạo Phật đến định cư tại các tỉnh miền Nam Thái Lan và cảnh sát, quân đội Thái. Có thể nói đó là những mục tiêu đe dọa, thù địch với bản sắc dân tộc của người Mã lai theo đạo Hồi.
Chính phủ Thái có nhiều cố gắng hội nhập những người Mã lai theo đạo Hồi vào dịng văn hóa chủ lưu của người Thái. Trong lĩnh vực giáo dục, vào những năm 1960, Chính phủ Thái sáp nhập nền giáo dục Mã lai – Hồi giáo ở các tỉnh miền Nam vào hệ thống giáo dục quốc gia. Ngôn ngữ trong nhà trường là ngôn ngữ Thái. Những văn bản Hồi giáo truyền thống cũng được dịch sang tiếng Thái. Các nhà nghiên cứu gọi hiện tượng này là “Thái hóa” tiếng Mã lai. Trong lĩnh vực chính trị, Chính phủ Thái Lan đã cải thiện bộ máy chính quyền địa phương bằng cách tạo điều kiện cho một số người bản địa trung thành tham gia vào bộ máy hành chính, đồng thời, tuyển lựa một hệ thống quan chức Thái thông thạo những đặc điểm tâm lý người Hồi giáo. Về kinh tế, chính phủ Thái cũng cải thiện và đa dạng hóa nền kinh tế các tỉnh miền Nam bằng việc xây dựng mạng lưới đường xá, cầu cống nối liền với các tỉnh miền Trung. Mặc dù có nhiều biện pháp trong việc hịa nhập dân tộc nhưng Chính phủ Thái lại rất cứng rắn trong việc đối phó với những tổ chức chống đối. Việc bắt bớ và giết hại tràn lan người Mã lai theo đạo Hồi ở các tỉnh miền Nam đã dẫn tới sự bất bình trong các tầng lớp người bản địa.
Tình trạng xung đột bạo lực lên đến điểm cao vào cuối những năm 1960, nhất là từ khi PULO ra đời. Nó trở thành cao trào giữa những năm 1970 và đầu những năm 1980. Nhưng các hoạt động du kích của PULO trong thời gian chiến tranh lạnh chưa phát triển đến mức đe dọa nghiêm trọng tới chính quyền trung ương Thái như hoạt động
của GAM ở Inđônêsia và hoạt động của MNLF, MILF ở Philippin. Các nhà quan sát cho rằng sở dĩ các hoạt động li khai ở miền Nam Thái Lan yếu khơng đạt được các mục đích, dù là nhỏ bé là do thiếu sự ủng hộ của các lực lượng bên ngồi và đặc biệt là khơng có sự ủng hộ của Malaysia. Cụ thể là thiếu sự ủng hộ của thế giới Hồi giáo nói chung và các chính quyền cấp tiến ở Trung Đơng nói riêng. Có những nguồn tin nói rằng viện trợ của thế giới bên ngồi thường khơng liên tục và phần lớn là khơng có hiệu quả. Cho nên trong thập kỷ 1990 và nhất là sau khi những người lãnh đạo của PULO bị bắt, hoạt động li khai gần như dậm chân tại chỗ. Nhưng điều đó khơng có nghĩa là chính quyền Thái đã được người dân ở các tỉnh miền Nam chấp nhận. Một số nhà quan sát đã ghi nhận rằng người dân ở các vùng miền Nam Thái sống trong thế giới riêng của họ như thể nhà nước Thái không tồn tại. Họ cố gắng không quan hệ với nhà chức trách Thái. Chẳng hạn trong các vụ tranh chấp dân sự ở địa phương hoặc trong các vụ kiện tụng, nhiều giáo sĩ, nhiều già làng ln ln tìm cách tự xử lý, khơng để các nhà chức trách Thái có cơ hội can thiệp hoặc thi hành nhiệm vụ của mình. Một điểm đáng chú ý nữa là cộng đồng người Mã lai theo đạo Hồi khơng hề có quan hệ gì với những người Thái theo đạo Phật.
Tình hình đã thay đổi khi một số chiến binh tham gia cuộc chiến ở Apganistan từ những năm 1980 và được đào tạo ở Trung Đơng trở về làm nịng cốt cho PULO cuối những năm 1990 và đầu những năm 2000. Thêm vào đó là tác động của sự kiện Đông Timo giành được độc lập, tác động của Tây Papua giành được tự trị, tác động của GAM, của MNLF và MILF, tác động của một số tổ chức khủng bố ở Đông Nam Á như Jemaah Islamiyah Inđônêsia (JI), Kumpulan Mujahideen Malaysia (KMM), PULO bắt đầu nổi lên như một tổ chức li khai giành độc lập cho các tỉnh miền Nam Thái Lan mang đậm màu sắc khủng bố. Vào năm 2001 những nhóm li khai ở miền Nam Thái Lan bắt đầu gây ra nhiều vụ xung đột bạo lực. Một số chuyên gia cho rằng những sự kiện xung đột ở Thái là do bị ảnh hưởng trực tiếp của những nhóm li khai hồi giáo cực đoan ở nước ngoài như Al-qaeda và Jemaah Islamiyah Inđônêsia, Kumpulan Mujahideen Malaysia, mặc dù mối liên hệ giữa các tổ chức này chưa bao giờ được chứng minh một cách thuyết phục và vẫn còn gây tranh cãi. Những chuyên gia theo quan điểm này nhận định những người Hồi ở ba tỉnh Pattani, Yala, Narathiwat đã nhận
được sự hỗ trợ đào tạo từ các trung tâm khủng bố ở Pakistan và Trung Đông. Trái ngược với quan điểm này, một số chuyên gia phản bác rằng rất ít và thậm chí chẳng có mối quan hệ gì giữa phong trào li khai ở miền Nam Thái Lan với mạng lưới tổ chức thánh chiến toàn cầu. Cơ sở của phong trào li khai Hồi giáo ở Nam Thái Lan bắt nguồn từ bên trong, cụ thể là từ các trường Hồi giáo tư ở các vùng mà người ta gọi là “Pondok”. Ước chừng có khoảng 250 Pondok ở Pattani, Yala và Narathiwat chuyên giảng dạy và nghiên cứu về đạo Hồi. Có khoảng 192 trường tư Hồi giáo được cấp giấy chứng nhận của Bộ Giáo dục Thái. Ở những trường này, những học thuyết của chủ nghĩa Hồi giáo cực đoan được truyền bá, đồng thời các chiến binh cũng trực tiếp được tuyển mộ. Các giáo viên của các Pondok và các trường tư Hồi giáo là xương sống của phong trào Hồi giáo ở Nam Thái Lan. Gần như tất cả các giáo viên Hồi giáo là những chỉ huy cấp trung gian và là những lãnh đạo tinh thần cấp cơ sở. Việc đào tạo về quân sự, kỹ năng sử dụng vũ khí, chiến lược, chiến thuật thường được tiến hành vào ban đêm ở những địa điểm bí mật và thường xuyên thay đổi. Cuối năm 2004, theo nguồn tin tình báo quân sự Thái, có tới 320 giáo viên làm việc như những chỉ huy, những người huấn luyện thực thụ. Họ đã trực tiếp tuyển mộ 20.000 thanh niên Hồi giáo trở thành những chiến binh. Tất nhiên các Pondok và các trường tư Hồi giáo đã nhận được sự hỗ trợ tài chính của các tổ chức Hồi giáo và các cá nhân ở bên ngoài. Khác với hai quan điểm trên, một số chuyên gia lại cho rằng dường như có một mối liên hệ giữa các cuộc nổi dậy li khai ở miền Nam Thái Lan với MILF và GAM. Cịn Chính phủ Thái Lan thì tun bố những sự kiện xảy ra ở miền Nam là do những băng cướp, buôn lậu, thổ phỉ tranh giành quyền lợi gây ra khơng liên quan gì đến tơn giáo, dân tộc. Có khoảng 50 vụ việc bạo động xảy ra trong năm 2001 ở 3 tỉnh Pattani, Yala và Narathiwat. Phần lớn những cuộc tập kích đốt phá của PULO tập trung vào các cơ sở cảnh sát, quân đội, trường học và các biểu tượng quốc gia. Hậu quả nghiêm trọng nhất mà chính quyền Thái thơng báo là có tới 19 cảnh sát bị sát hại trong năm.
Năm 2002 có bảy mươi lăm vụ việc có liên quan tới các cuộc nổi dậy của PULO ở ba tỉnh Pattani, Yala, Narathiwat. Năm mươi cảnh sát, quân nhân Thái bị giết hại. Những cuộc tấn công vào cảnh sát, quân đội trong năm 2002 thường là do những tay
súng đi trên môtô bắn vào các lực lượng an ninh Thái đi tuần tra khơng đề phịng. Cá biệt có một số vụ tập kích vào các cơ sở doanh trại, trạm kiểm soát, kho tàng của lực lượng an ninh cướp đi nhiều vũ khí, quân trang, quân dụng. Trong thời gian này, chính quyền của Thủ tướng Thak Sin Shinawatra vẫn phủ nhận yếu tố tôn giáo, dân tộc trong các vụ việc trên. Bộ trưởng Nội vụ Thái Lan Purachai Piemsomboon tuyên bố đó là những cuộc tấn cơng của các băng nhóm nhằm duy trì kiểm sốt việc bn bán ma túy. Đó là những phản ứng chống lại việc cảnh sát tăng cường bắt giữ nhiều nhóm tội phạm.
Năm 2003 các vụ việc bạo động đã lên tới 119. Quy mơ, tính chất, sự phức tạp và mức độ thiệt hại của các sự kiện khiến Chính phủ Thái phải cơng nhận tình hình nghiêm trọng đang xảy ra ở các tỉnh miền Nam. Cảnh sát, quân đội bắt đầu được tăng cường để giải quyết vấn đề bạo lực.
Năm 2004 là năm bắt đầu một làn sóng bạo lực ở các tỉnh Pattani, Yala, Narathiwat. Mở màn ngày 4 tháng 1 năm 2004, khoảng 30 tay súng đã tấn công một kho quân nhu ở tỉnh Narathiwat, giáp Malaysia, bắn chết 4 binh sĩ và cướp đi 100 khẩu súng trường. Ngồi ra, các chiến binh li khai cịn đốt cháy 18 trường học trong địa bàn của tỉnh. Sự kiện này đánh dấu bước leo thang bạo lực mới trên phạm vi rộng lớn. Chỉ trong ngày 14 tháng 1 có 9 chốt kiểm sốt của lực lượng an ninh, bao gồm 4 điểm tại tỉnh Yala, 5 điểm tại tỉnh Songkla cùng một đồn cảnh sát ở Pattani đồng loạt bị tập kích. Lực lượng an ninh Thái cho biết, đa số những kẻ bạo loạn là những thanh niên trẻ. Khoảng 150 người của cả 2 phía bị thiệt mạng. Sau sự kiện này, những người nổi dậy đã tiến hành hàng loạt các vụ đánh bom, bắn phá vào các mục tiêu cảnh sát và quân đội. Hai bên giao tranh quyết liệt. Khoảng 600 người bị chết trong những tháng tiếp theo của năm 2004, trong đó có nhiều thường dân vơ tội. Xung đột gia tăng khiến dịng người di tản ngày một nhiều và bắt đầu làm ảnh hưởng xấu tới nền kinh tế ở các tỉnh vẫn bị coi là nghèo nhất Thái Lan.
Theo nhận định của các nhà quan sát, Chính phủ Thái đã đánh giá khơng đúng về tình hình ở miền Nam Thái Lan. Phản ứng của các lực lượng an ninh Thái là quá mức cần thiết, thiếu kinh nghiệm và thiếu phương pháp chống bạo loạn. Nhiều cảnh sát địa phương có liên quan đến các đường dây bn bán ma túy và hoạt động tội phạm. Giữa qn đội và cảnh sát khơng có sự phối hợp đúng mức vì nghi kỵ lẫn nhau. Quân đội
khơng có thơng tin đầy đủ đã tấn cơng vào các làng Hồi giáo để tìm kiếm sự trả thù, gây ra sự bất mãn của người dân với lực lượng an ninh Thái.
Với thủ tướng Thaksin, những cuộc nổi dậy ở miền Nam Thái trùng hợp với cuộc bầu cử vào tháng 1 năm 2001. Dù khơng có đảng li khai nào ứng cử ở miền Nam, nhưng đa số cử tri lại bầu cho Đảng Dân chủ, chống lại Đảng người Thái yêu người Thái của Thaksin. Người đứng đầu Chính phủ Thái trong suốt thời gian cầm quyền luôn đối xử với vùng này như “lãnh thổ của kẻ thù” 42. Thaksin liên tục gửi thêm nhiều binh sĩ quân đội và cảnh sát đến đàn áp. Ngay đầu tháng 2 năm 2004 Chính phủ Thái đã điều thêm 1000 binh sĩ tới các vị trí nhằm tăng cường an ninh. Một số đảng độc lập, tướng lĩnh quân đội các tỉnh miền Nam và những người Hồi giáo ơn hịa bắt đầu thất vọng và giảm đi đáng kể sự ủng hộ đối với chính sách của Thủ tướng Thaksin.
Năm 2002 Thủ tướng Thaksin Shinawatra từng tuyên bố trước cơng luận khơng có chủ nghĩa li khai, khơng có chủ nghĩa khủng bố, chỉ có những băng tội phạm ở miền Nam Thái. Đến đầu năm 2004 Thaksin đã xem xét những cuộc nổi dậy ở miền Nam nằm trong cuộc chiến chống khủng bố toàn cầu. Lệnh thiết quân luật được ban hành ở Pattani, Yala và Narathiwat vào tháng giêng năm 2004. Mặc dầu vậy, bạo lực không những không giảm mà càng tăng thêm. Chỉ riêng trong tháng 4 các lực lượng an ninh Thái đã tiêu diệt trên 100 chiến binh, đa số là những thanh niên được mơ tả là có âm mưu cướp vũ khí và tấn cơng tự sát vào các mục tiêu của quân đội, cảnh sát. Ước lượng về quân số của phiến quân li khai PULO rất khác nhau. Vào năm 2004 Tướng Thái Panlop Pinmanee nói chỉ có khoảng 500 chiến binh nòng cốt. Nguồn tin từ các chỉ huy quân đội, cảnh sát cho biết có khoảng 15.000 người. Một số nhà phân tích Thái tin rằng những nhóm Hồi giáo nước ngồi đã xâm nhập vào các tỉnh miền Nam. Đối với những nghi