Bài học từ cuộc chiến chống li khai dân tộ cở một số nước Đông Nam á.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vấn đề li khai dân tộc ở một số nước đông nam á sau chiến tranh lạnh (Trang 111 - 121)

LI KHAI DÂN TỘ CỞ MỘT SỐ NƯỚC ĐÔNG NA MÁ

3.2. Bài học từ cuộc chiến chống li khai dân tộ cở một số nước Đông Nam á.

Đông Nam á.

Dù xuất phát từ nhiều nguyên nhân phức tạp nhưng vấn đề li khai dân tộc nằm trong mối quan hệ giữa quốc gia và dân tộc. Về vấn đề này trên thế giới thường có những khuynh hướng sau:

Khuynh hướng thứ nhất là loại trừ ra khỏi xã hội tất cả những gì trái với quy phạm pháp luật về chủ quyền và sự thống nhất quốc gia. Khuynh hướng này chính là chủ nghĩa độc quyền, tự tôn dân tộc dẫn đến bành trướng dân tộc cầm quyền. Nó từ chối sự

nhận biết và sự khoan dung đối với các dân tộc thiểu số. Nó khơng chấp nhận việc đấu tranh của họ. Nó tiến hành các biện pháp đồng hóa cưỡng bức, chính sách di cư, nhập cư cưỡng bức. Cá biệt nó cịn thi hành chính sách diệt chủng.

Khuynh hướng thứ hai có tính chất tích cực và khoan dung mang tính chất ban ơn, nhất là đối với các dân tộc thiểu số nhỏ bé, gần bị diệt chủng, đó là khuynh hướng coi các dân tộc thiểu số như những cộng đồng cần được hưởng sự giúp đỡ và trợ cấp của chính phủ.

Khuynh hướng thứ ba là cơng nhận hồn toàn quyền được khác nhau. Khuynh hướng này dẫn tới việc chấp nhận quy chế tự trị hay các thể chế liên bang hoặc chấp nhận quốc gia độc lập.

Để chống li khai dân tộc, các quốc gia Đông Nam Á thường theo khuynh hướng thứ nhất, khuynh hướng loại trừ ra khỏi xã hội tất cả những gì trái với quy phạm pháp luật về chủ quyền và sự thống nhất quốc gia. Ở Inđơnêsia, một đất nước có nhiều hiện tượng li khai dân tộc, các nhà cầm quyền đã dập tắt phong trào nổi dậy đòi thành lập nhà nước Cộng hòa Nam Molucca vào năm 1950, nhà nước Hồi giáo Aceh và Tây Java năm 1953 2. Mặc dầu thành công trong việc thống nhất đất nước nhưng nó để lại những hậu quả hết sức nặng nề. Từ ngày giành được độc lập cho đến nay, trải qua 6 đời tổng thống, Inđônêsia vẫn phải đương đầu với nhiều cuộc xung đột li khai dân tộc. Nhìn chung chính sách chống li khai dân tộc của Inđônêsia là sử dụng lực lượng quân đội, cảnh sát đàn áp. Kết quả của chính sách này có thể nói là thất bại. Nếu như những cuộc xung đột li khai dân tộc trong thời gian chiến tranh lạnh vào đầu những năm 1950 trở đi khơng đi đến một kết quả nào thì phong trào li khai dân tộc sau chiến tranh lạnh đã đạt những mục tiêu nhất định. Có hai nguyên nhân làm bùng nổ sự bất bình của người Papua và Aceh đối với Giacácta. Một là những hành động tàn bạo của các lực lượng vũ trang Inđônêsia. Họ đã đốt phá làng bản, nhà cửa của các vùng bị tình nghi là đã giúp đỡ cho các lực lượng li khai. Họ đã bắt giữ, tra tấn và giết hại hàng ngàn người bị tình nghi là đi theo OPM và GAM. Hai là chính quyền trung ương đã tăng cường khai thác bóc lột tài nguyên thiên nhiên của hai tỉnh mà không hề cho người dân được hưởng lợi. Dư luận quốc tế ln lên án chính sách sử dụng vũ lực đàn áp phong trào li

khai dân tộc. Trong nước bầu khơng khí dân chủ được cởi mở, các đảng phái chính trị, các tổ chức và ngay cả các thành viên trong Chính phủ Inđơnêsia cũng phản đối chính sách sử dụng vũ lực quá mức. Bản thân các phong trào li khai dân tộc cũng phát triển ngày một lớn mạnh, lại được sự ủng hộ từ bên ngoài. Phong trào li khai dân tộc ở Papua, ở Aceh đều thành lập được một mặt trận, tập hợp rộng rãi các tầng lớp của dân tộc tham gia. Các phong trào li khai dân tộc đều có một bộ tham mưu kiên định, có trình độ tổ chức lãnh đạo, có cương lĩnh mục tiêu, có chiến lược chiến thuật đấu tranh. Các thế lực li khai dân tộc tập hợp được một lực lượng chính trị đáng kể, xây dựng được các đơn vị vũ trang đủ mạnh. Có những thời gian Chính phủ Inđônêsia phải huy động một lực lượng an ninh tới trên 30.000 binh sĩ với những phương tiện vũ khí hiện đại mà vẫn không dập tắt được phong trào.

Các thế lực li khai dân tộc ở Inđônêsia biết kết hợp đấu tranh chính trị với đấu tranh vũ trang và đấu tranh ngoại giao tuyên truyền ở trong và ngồi nước. Họ buộc Chính phủ phải coi họ như một lực lượng chính trị, một đối tác đàm phán. Họ đã phát huy được đáng kể sức mạnh của cộng đồng dân tộc. Ít nhất họ cũng đạt được mục tiêu tự trị rộng rãi, bao gồm quyền lập pháp, hành pháp, quyền về kinh tế, văn hóa, giáo dục, quyền được treo cờ riêng của dân tộc.

Inđônêsia là một quốc gia xảy ra nhiều vụ xung đột dân tộc, tôn giáo, li khai dân tộc nhất ở Đơng Nam Á. Chính sách đàn áp của chính quyền Inđơnêsia từ trước tới nay là kiên quyết, thẳng tay và nhất quán. Song Inđônêsia vẫn không ngăn ngừa được các hiện tượng li khai dân tộc. Rõ ràng việc sử dụng bạo lực không giải quyết được vấn đề xung đột dân tộc, tôn giáo, vấn đề li khai dân tộc.

Ở Philippin, xung đột dân tộc, tơn giáo đã có từ lâu trong lịch sử. Song Chính phủ Philippin lại thi hành chính sách phân biệt đối xử, khuyến khích và trang bị vũ khí cho người theo đạo Thiên Chúa vào Mindanao. Các lực lượng vũ trang đã tàn sát hàng chục ngàn người Moro vô tội. Cũng giống như ở Inđônêsia, phong trào li khai dân tộc của người Moro có tổ chức lãnh đạo, có cương lĩnh mục tiêu. Các thế lực li khai xây dựng được một lực lượng vũ trang tương đối mạnh. Tổng thống Marcos và Tổng thống Estrada có thời điểm huy động đến 60% lực lượng an ninh với đầy đủ các loại vũ khí vẫn khơng dập tắt được phong trào. Vấn đề li khai dân tộc ở Philippin không chỉ là vấn đề nội bộ của Chính

phủ Philippin. Đằng sau người Moro có vai trị to lớn của Tổ chức Hội nghị các nước Hồi giáo và thế giới Hồi giáo. Chính sách sử dụng vũ lực quá mức của chính quyền qua các thời kỳ không những không giải quyết được xung đột li khai dân tộc mà cịn gây ra sự bất bình trong nước và trong cả thế giới Hồi giáo. Tổng thống Marcos phải ký Hiệp định Tripoli ở trong một tình thế gần như bị ép buộc trước dư luận quốc tế. Cam kết thành lập khu tự trị bao gồm 13 tỉnh cho người Moro từ năm 1976 đến nay chưa được thực hiện. Xung đột bạo lực li khai dân tộc ở Philippin vẫn tiếp tục tiếp diễn, mặc dù số người bị chết ít nhất lên tới 150.000 người.

Những người lãnh đạo các tổ chức li khai dân tộc ở Philippin không bao giờ tin tưởng vào chính quyền. Họ gọi những người đứng đầu cơ quan hành pháp qua các thời kỳ là những người tham nhũng, lật lọng, khơng có thiện chí. Trong con mắt họ, chính quyền bao giờ cũng đứng về phía lợi ích hẹp hịi của số đơng những người theo đạo Thiên Chúa, làm tổn hại đến lợi ích dân tộc họ. Cuộc chiến li khai dân tộc đẫm máu kéo dài gần 40 năm chưa có hồi kết của người Moro đã để lại sự hằn thù sâu sắc trong lịng các dân tộc ở Philippin. Chính đường lối đàn áp dân tộc, tơn giáo của các Chính quyền Philippin qua cỏc thời kỳ dẫn tới cuộc chiến li khai này.

Ở Thái Lan xung đột li khai dân tộc không diễn ra gay gắt và quyết liệt như ở Inđơnêsia và Philippin. Chính quyền Thái gọi các tổ chức li khai ở miền Nam là các tổ chức khủng bố, các băng nhóm bn lậu và trộm cướp. Chính quyền Inđơnêsia và chính quyền Philippin có thời điểm cũng gọi OPM, GAM, MNLF, MILF là các tổ chức khủng bố. Nhưng chính quyền Mỹ chưa bao giờ xếp các tổ chức trên vào danh sách các tổ chức khủng bố. Vào năm 2004 khi Thủ tướng Thaksin đặt những cuộc nổi dậy ở miền Nam Thái Lan nằm trong cuộc chiến chống khủng bố tồn cầu thì các trợ lý Bộ Ngoại giao Mỹ về vấn đề châu Á - Thái Bình Dương nói rằng Mỹ khơng nhận thấy có bất cứ bằng chứng trực tiếp nào cho thấy các tổ chức bạo loạn ở miền Nam Thái liên quan tới mạng lưới khủng bố quốc tế. Ở đây có tình trạng chính quyền Inđơnêsia, Philippin và Thái Lan dựa vào cái gọi là chống chủ nghĩa khủng bố như là một cái cớ để đàn áp các phong trào li khai dân tộc.

Mặc dù xung đột li khai dân tộc ở Thái vẫn nằm trong tầm kiểm sốt của chính quyền, nhưng đám cháy ở miền Nam Thái mới chỉ bắt đầu từ đầu những năm 2000.

Trong vòng hơn 5 năm, số lượng người bị chết đã lên tới 1700. Điều nguy hiểm là ở chỗ mâu thuẫn li khai dân tộc ở Thái có từ hàng thế kỷ nay. Chính sách dân tộc, tơn giáo của chính quyền Thái qua các thời kỳ chủ yếu là đàn áp, đồng hóa cưỡng bức cả về mặt dân tộc lẫn ngơn ngữ, văn hóa. Chính sách này tỏ ra khơng hịa nhập được người Mã lai theo đạo Hồi vào dòng chủ lưu dân tộc Thái theo đạo Phật. Những nhượng bộ về kinh tế, tôn giáo, giáo dục của chính quyền Thái khơng đủ để xóa đi sự nghi ngờ đã ăn sâu trong ký ức người thiểu số ở miền Nam. Nhượng bộ về tơn giáo, giáo dục vừa được mở ra thì thánh đường, trường học lại trở thành nơi truyền bá tư tưởng về ngôi nhà chung của người Hồi giáo, nơi đào tạo và tuyển mộ những chiến binh để bổ sung cho lực lượng li khai dân tộc. Với chính sách đàn áp thơ bạo, vụng về, Thủ tướng Thaksin đã phải trả giá. Cái giá đắt nhất là miền Nam Thái thực sự trở thành một điểm nóng mới ở Đông Nam Á về vấn đề li khai dân tộc.

Khuynh hướng loại trừ ra khỏi quốc gia tất cả những gì đi ngược với chủ quyền và sự thống nhất dân tộc ở Đơng Nam Á được khơng ít người trong và ngoài khu vực ủng hộ. Họ đề nghị các nước Đông Nam Á thống nhất các biện pháp sau:

- Liệt kê những tổ chức như GAM, MILF, PULO vào danh sách những tổ chức khủng bố, coi đó như một cơng cụ ngoại giao hữu hiệu của các nước. Từ đó thống nhất các biện pháp như không cấp visa, trục xuất các thành viên lãnh đạo, phong tỏa tài chính, ngăn chặn nguồn cung cấp từ bên ngồi, tiến tới cơ lập hoàn toàn các tổ chức này.

- Tăng cường sự hợp tác giữa các quốc gia Đông Nam Á như phong tỏa đường biển, kiểm sốt chặt chẽ đường biên, hình thành một diễn đàn hợp tác an ninh như kiểu OSCE ở châu Âu(1) để cùng nhau ngăn chặn các hoạt động bạo loạn.

- Các nước Đông Nam Á cần ủng hộ những nỗ lực trừng phạt, đàn áp những nhóm nổi dậy, vì trong nhiều thập niên các quốc gia đã lờ đi, khơng tỏ thái độ dứt khốt với các xung đột trong khu vực. Chính điều đó đã làm xao lãng an ninh khu vực, tạo điều kiện cho chủ nghĩa khủng bố, li khai dân tộc phát triển.

Chắc chắn các nhà chính trị ở Đơng Nam Á khơng tán đồng quan điểm trên, bởi nó đánh đồng xung đột li khai dân tộc với chủ nghĩa khủng bố. Nó cũng trái với nguyên

tắc của ASEAN là không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau. Các nước Đông Nam Á đều rất quý trọng nền độc lập và sự thống nhất quốc gia dân tộc. Tất cả đều yêu chuộng hịa bình và có nền dân chủ truyền thống phương Đông. Chắc chắn các nước trong khu vực sẽ tìm được một giải pháp thích hợp cho vấn đề li khai dân tộc, chứ không phải cùng nhau xây dựng một thể chế độc tài bóp nghẹt dân chủ trong vấn đề dân tộc và tơn giáo.

Có một khuynh hướng nữa tác động từ bên ngoài là cuộc đấu tranh chống khủng bố do Mỹ phát động đã lan đến Đông Nam Á. Sau một thời gian giảm sự hiện diện ở khu vực này, nay Mỹ lại muốn gia tăng sự dính líu về chính trị và quân sự. Mỹ xét đoán Đơng Nam Á qua lăng kính của cuộc chiến chống khủng bố và cho rằng nơi đây tiềm ẩn nguy cơ khủng bố quốc tế sau một vài điểm nóng ở Trung Đơng và Nam Á.

Được sự đồng ý của Tổng thống Arroyo, lính Mỹ được gửi đến Mindanao cùng với quân đội Philippin tiến hành chống bạo loạn. Nhiều nhà bình luận cho rằng nhóm Abu say yaf chỉ là một băng nhóm cơn đồ. Mục tiêu của Mỹ và Philippin có thể tiến xa hơn cái đích số phận của một băng nhóm quấy rối. Về phía Mỹ, họ được đặt chân trở lại căn cứ quân sự đã rút đi từ năm 1991 và tạo được một thế đứng vững chắc ở châu Á - Thái Bình Dương. Về phía Philippin, họ nhận được hàng trăm triệu USD cùng với các phương tiện vũ khí, máy bay, sự hỗ trợ về binh lực để chống lại những cuộc nổi dậy li khai ở miền Nam. Điều quan trọng hơn là họ ngăn chặn được áp lực của thế giới Hồi giáo, sự chi viện của thế giới Hồi giáo cho lực lượng li khai dưới danh nghĩa chống khủng bố. Một số nhà bình luận nhận định đây là một bài tốn đầy nguy hiểm. Những cuộc chiến tranh lớn ở Đông Nam Á kể từ khi thực dân phương Tây đặt chân đến khu vực cho đến chiến tranh Việt Nam đều bắt nguồn từ bên ngoài.

Với mong muốn can dự ở phần lục địa Đông Nam Á, ngày 24 tháng 12 năm 2004, Đại sứ Mỹ ở Băng Cốc đến thăm sở chỉ huy cảnh sát ở Narathiwat, ông Đại sứ phát biểu Mỹ rất quan tâm theo dõi tình hình Nam Thái Lan. Ơng thay mặt nước Mỹ ngỏ lời nếu Chính phủ Thái thấy khó kiểm sốt tình hình bạo loạn thì Mỹ sẵn sàng trợ giúp. Nhưng Thủ tướng Thaksin hồn tồn im lặng trước thiện chí của người Mỹ. Trước mắt,

Mỹ coi chính quyền ở Philippin là một trong những người bạn tin cậy, một liên minh chiến lược không nằm trong khối NATO.

Để hạn chế từng bước và tiến tới xóa bỏ các hiện tượng xung đột li khai dân tộc ở các quốc gia Đông Nam Á, để xây dựng một Đông Nam Á thống nhất trong đa dạng, có lẽ các nước cần phải loại bỏ tình trạng gạt ra ngồi lề cuộc sống các dân tộc, tộc người ở các khu vực ngoại vi; phải loại bỏ sự phụ thuộc về chính trị, loại bỏ sự bóc lột về kinh tế và loại bỏ sự bất bình đẳng, kỳ thị dân tộc; tơn trọng phong tục tập qn, tín ngưỡng, tơn giáo của các dân tộc. Điều đó có nghĩa là trong mối quan hệ giữa nhà nước và dân tộc phải có một sự đồng thuận. Cụ thể các nhà nước nên thực hiện một số những điểm sau:

- Thừa nhận và bảo vệ quyền dân tộc của các dân tộc sống trên lãnh thổ của quốc gia dù dân tộc có số dân đơng hay ít, trong đó có quyền được sinh tồn như một tập thể có bản sắc riêng.

- Thống nhất với các dân tộc xây dựng được bộ luật chống li khai dân tộc. Việc làm này đã được một số quốc gia ở khu vực khác thực hiện dưới các hình thức mềm dẻo khác nhau. Xây dựng được bộ luật chống li khai dân tộc sẽ tạo cơ sở pháp lý thống nhất được mục tiêu chung của các dân tộc, đồng thời tạo ra được phạm vi điều chỉnh bao hàm các trường hợp cụ thể, cá biệt.

- Giải quyết mối quan hệ giữa các dân tộc bình đẳng, chống tư tưởng dân tộc nước lớn, dân tộc hẹp hòi, kỳ thị và chia rẽ dân tộc; phải làm cho từng dân tộc và các dân tộc trong một quốc gia cùng phát triển, giải phóng con người, giải phóng cộng đồng dân tộc. Trong những trường hợp cụ thể, có thể đảm bảo quyền về lãnh thổ hay khu vực dân

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vấn đề li khai dân tộc ở một số nước đông nam á sau chiến tranh lạnh (Trang 111 - 121)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(123 trang)