Li khai dân tộ cở Philippin

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vấn đề li khai dân tộc ở một số nước đông nam á sau chiến tranh lạnh (Trang 61 - 62)

- Quyền tự do phát biểu của tất cả các dân tộc thiểu số hoặc của các nhóm sắc tộc.

ĐÔNG NA MÁ TỪ SAU CHIẾN TRANH LẠNH

2.2. Li khai dân tộ cở Philippin

2.2.1. Tổng quan

Cộng hòa Philippin nằm ở phía Tây Thái Bình Dương, tổng diện tích xấp xỉ 300.000km2 bao gồm trên 7100 đảo. Dân số gần 83 triệu người. Mặc dù tiếng Philippin và tiếng Anh được dùng như những ngơn ngữ chính thức trong giao tiếp hành chính và trong trường học, nhưng trải rộng trên khắp đất nước có trên 80 ngơn ngữ và thổ ngữ của các dân tộc khác nhau vẫn được sử dụng.

Trong quá khứ, Philippin bị Tây Ban Nha chiếm làm thuộc địa hơn ba thế kỷ. Cuối thế kỷ XIX sau chiến tranh Mỹ - Tây Ban Nha nổ ra, Philippin lại rơi vào ách thống trị của Mỹ. Cho tới năm 1946 đất nước Philippin mới giành được độc lập. Các nhà lãnh đạo Philippin đã áp dụng thể chế và học tập nền dân chủ phương Tây, đặc biệt là nền dân chủ kiểu Mỹ, định hướng nền kinh tế theo cơ chế thị trường tự do. Nhưng tất cả các chính sách đưa ra đều khơng thích hợp và khơng nhất qn. Kinh tế kém phát triển. Bất bình đẳng xã hội nghiêm trọng. Tình hình chính trị ln bất ổn 22, tr. 131.

Từ năm 1974, Tổng thống Marcos ban hành "lệnh thiết quân luật". Đất nước Philippin nằm dưới sự cầm quyền của các thế lực quân phiệt. Điều này được thể hiện rõ ở sự tập trung quyền lực vào cơ quan hành pháp với sự tham gia tích cực của quân đội. Tổng thống Marcos đã hình thành nên chủ nghĩa bè phái, biến các tổ chức nhà nước thành công cụ chiếm dụng một khối lượng lớn tiền bạc trên quy mơ tồn quốc. Trong 14 năm cầm quyền, từ 1972 đến 1986, Tổng thống Marcos đã thi hành chế độ chuyên chế thông qua Hiến pháp năm 1983, cho phép ông điều hành đất nước bằng sắc lệnh. Đến năm 1986, ông bị lật đổ bằng một cuộc đảo chính quân sự.

Sau khi lên nhận chức, Tổng thống Aquinô dành ưu tiên cho việc ban hành hiến pháp mới - Hiến pháp tự do tạm thời. Mặc dù luật pháp đã quy định trao quyền hạn lớn cho người đứng đầu nhà nước để phục hồi nền dân chủ, nhưng Tổng thống Aquinô đã

không sử dụng quyền lực này để thiết lập bất kỳ một cuộc cải cách triệt để nào. Vì vậy bà vẫn chưa diệt trừ được tận gốc tệ quan liêu quân phiệt trong nền hành chính Philippin.

Năm 1992, Ramos, một quan chức quân đội chuyên nghiệp được bầu làm Tổng thống Philippin. Ông đã cố gắng xây dựng xã hội theo hướng dân chủ. Về kinh tế, Tổng thống Ramos thực hiện một loạt những cải cách, trong đó có chính sách triệt để tư hữu hóa các khu vực kinh tế thuộc sở hữu nhà nước. Tốc độ phát triển kinh tế trong thời gian ông nắm quyền liên tục tăng. Năm 1998, Estrada thắng cử bước vào nhiệm sở. Đến tháng giêng năm 2001, Estrada dính vào một vụ scandal tham nhũng. Mười ngàn người Philippin đã xuống đường biểu tình địi ơng phải từ chức. Ngày 20 tháng giêng năm 2001 Phó Tổng thống Gloria Arroyo lên thay thế. Bà giữ cương vị tổng thống từ đó đến nay.

Cũng giống như nhiều quốc gia Đơng Nam Á khác, Philippin có những thế lực li khai dân tộc. Trung tâm của các lực lượng này ở miền Nam Philippin. Chính ở nơi đây đã diễn ra nhiều cuộc nổi dậy chống lại cỏc chính quyền. Phong trào phát triển mạnh mẽ đã dẫn tới việc thành lập Mặt trận giải phóng dân tộc Moro (The Moro national liberation Front). Tổ chức này thành lập năm 1969. Mục tiêu của nó là thành lập một nhà nước độc lập tại khu vực Hồi giáo thuộc 13 tỉnh ở miền Nam Philippin. Vấn đề này đã trở thành thời sự nổi bật thách thức các nhà cầm quyền từ Marcos đến Arroyo.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vấn đề li khai dân tộc ở một số nước đông nam á sau chiến tranh lạnh (Trang 61 - 62)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(123 trang)