Li khai dân tộ cở Tây Papua

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vấn đề li khai dân tộc ở một số nước đông nam á sau chiến tranh lạnh (Trang 34 - 43)

- Quyền tự do phát biểu của tất cả các dân tộc thiểu số hoặc của các nhóm sắc tộc.

ĐÔNG NA MÁ TỪ SAU CHIẾN TRANH LẠNH

2.1.2. Li khai dân tộ cở Tây Papua

Tây Papua là tỉnh nằm ở cực Đông của Inđônêsia, bao gồm nửa phía Tây của đảo New Guinea. Tỉnh này có diện tích 421.981 km2, chiếm khoảng 1/15 tồn bộ lãnh thổ đất nước. Nơi đây là thiên đường của tự nhiên, có hệ thực động vật vào loại phong phú nhất thế giới. Dân số Papua khoảng gần 3.000.000 người. Người dân chủ yếu sống ở vùng nông thôn, rừng núi dọc theo nguồn nước của các con sông, suối. Khoảng 1/4 dân số sống tập trung ở các đô thị nhỏ ở vùng đất thấp, bằng phẳng và thung lũng của các con sông. Thủ phủ của Tõy Papua là Jaya pura.

Dân cư bản địa Tây Papua có khoảng 1,3 triệu người nói ngơn ngữ thuộc nhóm đảo Nam Thái Bình Dương Mêlanêdi. Mặc dù ngơn ngữ Bahasa Inđơnêsia là ngơn ngữ chính thức nhưng người dân bản địa nói khoảng 250 thổ ngữ khác nhau. Nghề nghiệp chính của người Tõy Papua là làm nơng nghiệp khơ. Cây trồng chính là các loại khoai, sắn. Ngồi ra họ cịn trồng mía, chuối. Ở phía Tây và vùng ven biển người Papua sử

dụng rìu sắt làm cơng cụ lao động. Cịn ở vùng núi, rìu đá vẫn cịn thịnh hành. Cư dân gần biển trồng dừa, đánh bắt cá, tôm. Vật nuôi làm thực phẩm chủ yếu là lợn, chó và gà.

Theo các nhà nghiên cứu, cách đây khoảng 50.000 năm, ở Papua đã có người định cư. Đầu tiên là những cư dân di cư đến từ các đảo phía Đơng của Inđơnêsia. Sau này, một số nhà bn nước ngồi cũng đặt chân lên mảnh đất này làm ăn sinh sống. Người Bồ Đào Nha đã tìm đến Papua vào những năm 1500. Năm 1828, Hà Lan tuyên bố Tõy Papua, nửa phía Tây hịn đảo New Guinea là lãnh thổ Đông Ấn thuộc Hà Lan. Khi Cộng hịa Inđơnêsia thành lập năm 1949, Hà Lan vẫn duy trì chủ quyền thực dân của mình ở Tõy Papua. Năm 1962, Tướng Suharto đem quân đội tiến vào khu vực này nhằm giành quyền kiểm soát từ người Hà Lan. Sau một thời gian, Mỹ làm trung gian hòa giải, Tõy Papua được đặt dưới sự quản lý của Liên Hợp Quốc. Năm 1963, Tây Papua được chuyển giao cho Inđônêsia với điều kiện người dân ở đây sẽ tiến hành cuộc trưng cầu dân ý để quyết định vận mệnh tương lai của mình. Năm 1969, Tõy Papua tiến hành bỏ phiếu, đa số cư dân chấp nhận Tõy Papua trở thành tỉnh thứ 26 của Inđônêsia. Năm 1973, Tổng thống Suharto đặt tên tỉnh là Irian Jaya. Từ năm 1970 đến đầu những năm 1990, Chính phủ Inđơnêsia được sự giúp đỡ của Ngân hàng Thế giới và các tổ chức kinh tế tài chính khác đẩy mạnh chương trình nhập cư và khai thác nguồn tài nguyên ở tỉnh này. Trên 200.000 người từ Java đã tới Irian Jaya. Hơn 50.000 người tự nguyện từ các vùng khác cũng chuyển về đây làm việc. Khoảng 10.000km2

rừng ở vùng đất thấp đã được thu hồi để lập nên những khu định cư và giao cho những người dân mới đến khai hoang. Những người nhập cư mới chủ yếu là những người theo đạo Hồi, trong khi đó những người dân bản địa phần lớn theo tín ngưỡng cổ truyền và đạo Thiên Chúa. Sự khác biệt về dân tộc, tôn giáo cùng với những vấn đề phát sinh về quyền sở hữu đất đai, tài nguyên đã tạo ra nhiều vấn đề xã hội và gây ra sự bất ổn trong vùng.

Papua là tỉnh kém phát triển nhất của Inđônêsia. Nhưng nơi đây nguồn tài nguyên thiên nhiên lại rất phong phú. Mỏ đồng ở Puncak là mỏ đồng lớn nhất thế giới. Trữ lượng vàng khai thác ở mức trung bình. Ngồi ra tỉnh này cịn nguồn gỗ rừng, khí đốt và dầu mỏ trữ lượng khá lớn. Nhưng việc khai thác các nguồn lợi không trực tiếp đem lại lợi ích cho người dân bản địa. Điều này dẫn tới sự bất mãn và hình thành tổ chức li khai

Papua. Phong trào Papua tự do xuất hiện từ những năm 1960 nhưng phải đến những năm 1980 mới phát động cuộc chiến đấu vì nền độc lập của họ. Đỉnh cao của phong trào diễn ra vào sau chiến tranh lạnh.

2.1.2.1. Lãnh tụ của phong trào

Người ta thường đề cập đến chín nhân vật chính trị lãnh đạo phong trào li khai ở Papua. Nhưng người được nhắc đến nhiều nhất và có ảnh hưởng nhất ở trong và ngoài nước là Moses Werror, Chủ tịch Hội đồng cách mạng Phong trào Papua tự do. Moses Werror sinh năm 1936 ở đảo Moor thuộc Tây Papua. Dưới thời thực dân Hà Lan Moses Werror đã được đào tạo để trở thành giáo viên. Nhưng Moses Werror không theo nghề này. Năm 1956, Moses Werror tiếp tục học tại Trường Cao đẳng dạy nghề Kautical, thủ phủ của Papua (nay là Jayapura). Năm 1958, Moses Werror quyết định tới Inđônêsia theo đuổi sự nghiệp học hành. Năm 1961, trong kỳ thi gồm khoảng 3000 thí sinh, Moses Werror có tên trong danh sách 93 người đỗ đầu tiên. Sau đó Moses Werror ghi tên theo học khoa chính trị tại một trường đại học ở Giacácta.

Năm 1962 Moses Werror được biệt phái làm việc tại Đại sứ quán Inđônêsia ở Australia. Sau một thời gian, năm 1964 Moses Werror trở về Giacácta. Năm 1969 Moses Werror bị bắt giữ vì đã tham gia biểu tình địi độc lập cho Papua ở Jayapura. Tháng 8 năm 1971 Moses Werror cùng với gia đình trốn tới Papua New Guinea. Từ đó Moses Werror trở thành nhà tổ chức, nhà lãnh đạo hoạt động chính trị, quân sự, ngoại giao của Phong trào Papua tự do.

2.1.2.2. Những diễn biến chính của phong trào

Phong trào Papua tự do (Organisesi Papua Merdeka - OPM) là một tổ chức chính trị, chính thức thành lập và bắt đầu cuộc đấu tranh đòi độc lập vào năm 1964, một năm sau khi Tây Papua được tạm giao cho Inđônêsia cai quản. Phong trào này đặt dưới sự lãnh đạo của Hội đồng cách mạng Papua tự do, có trụ sở ở thành phố Madang thuộc Papua New Guinea. Tổ chức này chống đối lại nhà nước và các lực lượng an ninh Inđônêsia nhằm giành độc lập cho người dân Tây Papua 26.

Về chính trị, những nhà lãnh đạo Phong trào Papua tự do đã đề ra đường lối chính trị cụ thể qua bảy giai đoạn. Mỗi giai đoạn kéo dài năm năm với những mục tiêu khác nhau:

- Giai đoạn 1 (1964-1969): chuẩn bị thi hành Luật lựa chọn tự do năm 1969. - Giai đoạn 2 (1970-1975): xây dựng Phong trào Papua tự do vững mạnh.

- Giai đoạn 3 (1976-1981): sắp xếp lại các nguồn lực, tập hợp các lực lượng đấu tranh giành độc lập.

- Giai đoạn 4 (1982-1987): thành lập ban lãnh đạo lâm thời.

- Giai đoạn 5 (1988-1993): tiến hành các chiến dịch ngoại giao trên trường quốc tế để công nhận nhà nước Tây Papua.

- Giai đoạn 6 (1994-1999): khôi phục chủ quyền quốc gia Tây Papua. - Giai đoạn 7 (2000-2005): xây dựng nhà nước Tây Papua.

Trong quá trình đấu tranh, một số mục tiêu của ban lãnh đạo đề ra OPM phần nào đã thực hiện được. Tuy nhiên vào những năm 1970, nội bộ phong trào có sự bất đồng và chia thành các phe phái. Một phái tách ra do Prai đứng đầu. Phái còn lại do Roemkorem chỉ huy. Mỗi phái đều cho mình là đại diện chân chính cho Phong trào Papua tự do. Họ tranh giành ảnh hưởng, địa bàn hoạt động, thậm chí nảy sinh xung đột làm cho người dân bản địa hoang mang dao động. Chính sự chia rẽ trong nội bộ tổ chức đã làm suy yếu sức mạnh của OPM.

Về quân sự, lực lượng quân sự của Phong trào Papua tự do nhỏ bé, vũ khí thơ sơ. Ngồi súng trường các chiến binh cịn có cung nỏ. Họ tập hợp nhau lại thành các nhóm nhỏ, dựa vào rừng núi để hoạt động du kích. Họ thường xun tấn cơng vào các cá nhân, các nhóm người khơng phải là người bản địa. Thỉnh thoảng, họ tập kích vào các cơng sở, vị trí đóng qn của các lực lượng an ninh Inđônêsia. Khi bị tấn công, họ rút vào rừng sâu hoặc trốn sang bên kia biên giới Papua New Guinea. Năm 1984, lực lượng vũ trang OPM đã tổ chức tấn công vào thủ phủ tỉnh Tây Papua, một thành phố mà những người dân bản địa không chiếm ưu thế. Cuộc tấn cơng nhanh chóng bị các lực lượng an ninh Inđônêsia dập tắt. Sau thất bại này, hàng nghìn người lo sợ trả thù đã di tản sang bên kia biên giới của nước láng giềng.

Giao tranh giữa hai bên kéo dài hàng thập niên, lúc rộ lên, lúc lắng xuống, làm hàng trăm nghìn người bị chết. Những chiến dịch truy quét, lùng sục kéo dài khiến dòng người tị nạn tăng lên và trở thành vấn đề nhân đạo mà dư luận ngày một quan tâm. Theo

thống kê của các tổ chức phi chính phủ, số người nhập cư và sống ở các trại tị nạn Papua New Guinea lên tới 14.000 người vào đầu những năm 1990.

Phong trào đấu tranh của tổ chức li khai dân tộc Papua tự do lên tới đỉnh cao sau khi chiến tranh lạnh kết thúc và sau khi một số lãnh thổ ở Nam Thái Bình Dương giành được độc lập. Đặc biệt, sau khi lực lượng li khai Đông Timo giành được thắng lợi trong cuộc trưng cầu dân ý, thành lập nhà nước Đông Timo.

Các lực lượng vũ trang OPM mở nhiều cuộc tập kích vào các cơ quan, vị trí qn sự, kho tàng. Qn đội Inđơnêsia được điều động tới nhằm tăng cường kiểm soát, giữ vững sự ổn định. Các chiến dịch vây ráp, bắt bớ, giết chóc của các lực lượng an ninh như đổ thêm dầu vào lửa khiến cho sự bất bình của người dân bản địa ngày một lên cao. Cuối năm 1996 các lực lượng vũ trang OPM đã bắt giữ nhiều con tin người nước ngoài. Nhiều quốc gia và các tổ chức đã lên án hành động "khủng bố" của OPM. Sau một thời gian thu hút sự chú ý của dư luận và đưa ra những yêu cầu về độc lập, OPM trao trả gần hết số người bị bắt làm con tin. Tháng 7 năm 1998, OPM tiến hành treo lá cờ trên một tháp nước, biểu tượng cho nước Cộng hòa Tây Papua độc lập được các nhà lãnh đạo tổ chức OPM chấp nhận từ những năm 1970. Lá cờ được treo trên tháp nước Kota Biak trên đảo Biak. Quân đội Inđônêsia đã phá hủy tháp nước và tiến hành một cuộc tàn sát trên khắp đảo.

Điểm nổi bật và đáng chú ý nhất là hình thức đấu tranh tuyên truyền, ngoại giao của Phong trào Papua tự do. Những nhà lãnh đạo chính trị, tiêu biểu là Moses Werror, người đã tìm mọi cách tuyên truyền để tranh thủ sự chú ý của cộng đồng quốc tế. Ơng đã kiên trì gửi đơn thỉnh cầu tới nguyên thủ các nước ở Nam Thái Bình Dương, Diễn đàn hợp tác Nam Thái Bình Dương. Ơng cũng gửi đơn tới Phong trào không liên kết, Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á và Liên Hợp Quốc phản đối "chính sách thực dân" của Inđơnêsia và đề nghị công nhận nền độc lập của dân tộc Tây Papua.

Những vấn đề các nhà lãnh đạo Phong trào Papua tự do đã lưu ý dư luận, thứ nhất đó là các tộc người ở Tây Papua cũng giống như các tộc người ở Papua New Guinea thuộc nhóm ngơn ngữ Mêlanêdi, nhóm dân tộc ở quần đảo Nam Thái Bình Dương; họ có lịch sử, có nền văn hóa, chủng tộc và địa lý không liên quan tới các dân tộc ở

Inđônêsia. Người Java khinh miệt họ, gọi họ là những tộc người dã man. Họ thuộc về thế giới châu Đại Dương như Sôlômôn, Phigi, Kiribati, Vanuatu… Thứ hai, cuộc đấu tranh của người dân Tây Papua nhằm để thực hiện quyền dân tộc tự quyết, quyền thiêng liêng của các dân tộc được Hiến chương Liên Hợp Quốc công nhận. Thứ ba, người dân Tây Papua đang bị chủ nghĩa thực dân mới thống trị. Phong trào Papua tự do cho rằng Liên Hợp Quốc đã chuyển giao quyền thống trị từ tay thực dân Hà Lan sang tay thực dân Inđơnêsia. Hình thức hợp pháp hóa sự chuyển giao sai trái là Hiệp định New York(1) và Luật lựa chọn tự do năm 1969. OPM chỉ ra nội dung các điều khoản của Hiệp định New York và Luật lựa chọn tự do là những màn kịch giả dối, chỉ tạo điều kiện để hợp pháp hóa việc sáp nhập Tây Papua thành tỉnh thứ 26 của Inđônêsia. Theo OPM, cuộc trưng cầu dân ý theo Luật tự do lựa chọn năm 1969 thực chất là gian dối, lừa bịp, một cuộc trưng cầu mà ngay cả các quan sát viên Liên Hợp Quốc cũng không được chứng kiến và ai cũng biết trước kết quả hết sức đẹp đẽ cho Inđônêsia. Thứ tư, OPM tố cáo Chính phủ Inđơnêsia khơng quan tâm tới quyền lợi của người dân Tây Papua. Những nguồn tài nguyên bị khai thác quá mức, trên phạm vi rộng lớn bởi nhà nước Inđônêsia và các công ty đa quốc gia chỉ đem lại lợi nhuận cho Giacácta và các tập đoàn tư bản độc quyền, trong đó có gia đình Tổng thống Suharto. Ở Tây Papua khơng có sự phát triển đáng kể nào ngồi sự đói nghèo, bệnh tật, ơ nhiễm, tham nhũng. Hàng nghìn người bản địa bị chết vì các chất thải công nghiệp độc hại gây ra. Thứ năm, OPM lên án Chính phủ Inđơnêsia đã tước bỏ quyền sở hữu đất đai truyền thống, vi phạm quyền con người, xâm hại nền văn hóa của các tộc người, cấm họ khơng được treo cờ, hát quốc ca của dân tộc, cấm họ không được hội họp, không được thành lập các đảng phái. Họ bị phân biệt đối xử tàn tệ. Họ bị coi là một vườn thú người (Human Zoo). Họ đang bị Java hóa. Thứ sáu, Chính phủ Inđơnêsia được sự tài trợ của Ngân hàng Thế giới đã thực hiện chính sách nhập cư đầy tham vọng, đưa hàng triệu người từ các đảo Java, Madura, Combok và Bali tới Tây Papua xây dựng các khu kinh tế, các khu định cư. Người dân Tây Papua đã trở thành dân tộc thiểu số trên mảnh đất của chính cha ơng họ để lại. Kết quả của chính sách nhập cư khơng giống như những mục tiêu cao đẹp mà Chính phủ Inđơnêsia đã tun

(1) Dưới sức ép và sự trung gian hòa giải của Mỹ, một hiệp định giữa Hà Lan và Inđônêsia được ký năm 1962 tại New York.

truyền, nó đẩy hầu hết người dân bản địa ra bên lề cuộc sống mà nạn nhân đầu tiên là phụ nữ và trẻ em. Thứ bảy, Phong trào Papua tự do phản đối chính sách đàn áp dã man của quân đội Inđônêsia. Hàng chục ngàn người dân vô tội bị bắt bớ, giam cầm, tra tấn, sát hại. Quân đội Inđônêsia đã dùng máy bay ném bom nhiều vùng, đã sử dụng cả tàu chiến để bao vây, đã mở nhiều cuộc càn quét, lùng sục tới từng làng, từng nhà. Trong các cuộc truy quét rất nhiều người dân bị giết chết và mất tích. Hàng chục ngàn người đã phải rời bỏ nhà cửa chạy sang tị nạn ở nước láng giềng Papua New Guinea.

Với những lý do trên, nhân danh các tộc người ở Tây Papua, phong trào Papua tự do đã thỉnh cầu các tổ chức nhân đạo, các tổ chức phi chính phủ, các tổ chức ân xá quốc tế, các quốc gia hãy vận động và ủng hộ người dân Tây Papua để Liên Hợp Quốc trước hết huỷ bỏ Nghị quyết 2504 ngày 25 tháng 11 năm 1969, xem Tây Papua như là một phần lãnh thổ của Cộng hịa Inđơnêsia. Tiếp theo, Liên Hợp Quốc sẽ đưa trường hợp Tây Papua vào danh sách nước được trao trả độc lập, giao cho Uỷ ban 24(1) của Liên Hợp Quốc thực thi. Cuối cùng Phong trào Papua tự do yêu cầu quốc tế hóa lãnh thổ Tây Papua, chuẩn bị những điều kiện tiến tới nền độc lập hồn tồn, có khả năng hoàn thành vào cuối năm 2000.

Những hoạt động ngoại giao, tuyên truyền của OPM, đặc biệt là của Moses Werror đã có những ảnh hưởng nhất định tới các tổ chức, các đảng phái chính trị trong nước và ngồi nước, nhất là đối với các nước vùng Nam Thái Bình Dương. Trong những cuộc họp và hội thảo về trao trả độc lập cho các vùng lãnh thổ ủy trị do New Papua Guinea và một số nước khác đăng cai, một số tổ chức, các sinh viên sở tại, nhiều đại diện

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vấn đề li khai dân tộc ở một số nước đông nam á sau chiến tranh lạnh (Trang 34 - 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(123 trang)