LI KHAI DÂN TỘ CỞ MỘT SỐ NƯỚC ĐÔNG NA MÁ
3.1. Nguyên nhân dẫn đến hiện tượng li khai dân tộ cở một số nước Đông Nam Á.
Đông Nam Á.
Trong lịch sử nhân loại từ thời cổ đại cho đến nay, sử sách đã từng ghi nhận rất nhiều cuộc xung đột giữa các dân tộc, tộc người. Hình thức phát triển cao nhất của xung đột giữa các dân tộc là chiến tranh. Hàng trăm, hàng ngàn cuộc chiến đẫm máu cuối cùng là để xác định vị trí vai trị, quyền lợi, sự sinh tồn và phát triển kinh tế, văn hóa dân tộc. Vấn đề xung đột dân tộc hiện nay đang trở thành vấn đề thời sự không chỉ riêng một khu vực nào trên thế giới.
Ở các quốc gia châu Á nói chung, Đơng Nam Á nói riêng thường là các quốc gia đa dân tộc. Vấn đề dân tộc và tôn giáo lại là nguyên nhân chung dẫn đến xung đột, chia rẽ các dân tộc. Rõ rệt nhất là ở Inđônêsia, Philippin và Thái Lan, các nhóm li khai dân tộc ở các nước này đang cố gắng đòi các quyền tự trị hoặc địi độc lập hồn tồn. Các dân tộc, tộc người ở các quốc gia này sinh sống với một số lượng người và trình độ phát triển kinh tế xã hội rất khác nhau. Thậm chí các dân tộc trong một quốc gia có khu vực địa lý, lịch sử, văn hóa hết sức riêng biệt. Mỗi dân tộc như vậy đều được khu biệt với các tổ hợp đặc điểm dân tộc, ngơn ngữ, tơn giáo, tín ngưỡng riêng. Người bản địa Tây Papua có đặc điểm dân tộc, ngơn ngữ, tơn giáo, tín ngưỡng khác với người Java. Các tộc người Moro khác hẳn với các dân tộc cịn lại ở Philippin về tơn giáo, tín ngưỡng. Cịn người Mã lai ở Nam Thái Lan không những khác biệt với người Thái về tơn giáo, tín ngưỡng mà còn khác biệt về cả mặt dân tộc.
Do thực tế các quốc gia đa dân tộc ở Đông Nam Á phức tạp nên giữa các dân tộc, tộc người thường nảy sinh mâu thuẫn. Có những mâu thuẫn phát triển thành xung đột li khai dân tộc. Ban đầu xung đột chỉ mang tính chất kinh tế, tơn giáo, ngơn ngữ, sau nó mang đậm tính chất xung đột xã hội, chính trị dẫn đến các mục tiêu li khai dân tộc. Mâu thuẫn giữa các dân tộc, tộc người được thể hiện khi một dân tộc, thường là dân tộc thiểu số muốn bảo vệ quyền tự khẳng định dân tộc của mình cho tới khi xây dựng được một quốc gia hay một khu tự trị, đạt được quyền phát triển chính trị, kinh tế, văn hóa riêng,
đạt được quyền bình đẳng về ngơn ngữ, tự do tín ngưỡng. Cũng có thể mâu thuẫn dân tộc bộc lộ qua cuộc đấu tranh của một dân tộc thiểu số chống lại ý đồ của cộng đồng dân tộc khác muốn chèn ép, lấn át những giá trị tinh thần và vật chất. Những mâu thuẫn xung đột như vậy có thể ở phạm vi cục bộ hay cá biệt diễn ra ngoài tầm kiểm sốt của nhà nước hay chính quyền trung ương. Nhưng đa số xung đột dân tộc hiện nay ở một số nước Đơng Nam Á đều có sự chi phối của chính quyền trung ương hay của bộ máy nhà nước mà bộ máy nhà nước lại nằm trong tay một dân tộc đa số, buộc các dân tộc thiểu số bị thống trị phải tồn tại ngoài lề cộng đồng quốc gia. Chẳng hạn, bộ máy nhà nước Inđônêsia, về cơ bản là nhà nước của người Java. Nhà nước Philippin là nhà nước của số đông người Thiên Chúa giáo. Và cũng như vậy, nhà nước Thái Lan là nhà nước của người Thái chứ không phải là nhà nước của người Mã lai theo đạo Hồi. Tất nhiên, một số người dân tộc thiểu số có thể được giữ một cương vị nào đó trong bộ máy nhà nước trung ương. Nhưng những trường hợp đó chỉ là ngoại lệ.
Xung đột giữa các dân tộc, tộc người ở một số nước Đông Nam Á đã dẫn tới những đối kháng xã hội, chính trị, đỉnh cao là đấu tranh chính trị, vũ trang địi li khai dân tộc. Nhà nước dân tộc chiếm đa số đã sử dụng quyền lực, huy động lực lượng cảnh sát, quân đội, luật pháp, bộ máy tuyên truyền vốn để chống giặc ngoại xâm và tội phạm vào việc chống giặc nội xâm. Xung đột li khai dân tộc trở thành nội chiến, làm ảnh hưởng đến an ninh, chính trị, kinh tế khơng chỉ của một quốc gia mà còn ảnh hưởng đến quan hệ giữa các quốc gia, thậm chí dẫn tới quốc tế hóa vấn đề li khai dân tộc. Người ta đã chứng kiến điều này ở Tây Papua, Aceh Inđônêsia. Người ta cũng đã chứng kiến điều này trong cuộc chiến li khai dân tộc ở Mindanao. Các vụ việc xảy ra khơng cịn là vấn đề nội bộ của nhà nước Philippin với dân tộc Moro. Nó có liên quan đến quan hệ giữa một nhà nước đứng về phía số đơng người dân theo Thiên Chúa giáo với các nước láng giềng đứng về phía số đơng người dân theo Hồi giáo. Và đứng đằng sau cuộc chiến li khai dân tộc của người Moro Hồi giáo là cả một thế giới Hồi giáo trên một tỉ người. Mọi người cũng thấy rõ cuộc xung đột bạo lực ở miền Nam Thái Lan, những người anh em huynh đệ ở Inđơnêsia và những người cùng dịng máu Mã lai ở Malaysia cùng theo một tôn giáo đã không bỏ rơi đồng bào của mình ở Thái.
Xung quanh vấn đề li khai dân tộc ở một số nước Đông Nam Á hiện nay, đa số các nhà nghiên cứu cho rằng nguyên nhân chủ yếu là do xung đột dân tộc, tôn giáo. Vấn đề này đã tích tụ từ trước và bị làm trầm trọng hơn do chính sách thực dân phương Tây để lại. Khi xâm chiếm các nước Đông Nam Á làm thuộc địa, chủ nghĩa thực dân thường có xu hướng một mặt thành lập các siêu quốc gia để phân định biên giới hành chính, một mặt lại chia ra để trị. Chẳng hạn thực dân Anh khi xâm chiếm Nam Á chúng sáp nhập Ấn Độ hiện nay và nhiều nước xung quanh, trong đó có Mianma vào một đơn vị hành chính. Thực dân Pháp chiếm Cămpuchia, Lào, Việt Nam và sáp nhập cả ba nước vào một đơn vị hành chính Đơng Dương. Tình hình cũng tương tự như vậy với Inđônêsia và Philippin. Khi xâm chiếm Inđônêsia, thực dân Hà Lan đã sáp nhập không dưới một chục tiểu quốc vào một thực thể quốc gia rộng lớn bao gồm hàng trăm dân tộc, tộc người khác nhau. Cũng trong quá trình xâm chiếm thuộc địa, các nước thực dân lại phân chia các vùng lãnh thổ, chia cắt, tách rời các khu vực dân cư có tính lịch sử văn hóa ra khỏi ranh giới địa lý của nó. Điều này đã từng diễn ra trong thế giới Mã lai. Vì vậy một số nhà nghiên cứu về Đông Nam Á cho rằng trừ Việt Nam, Thái Lan còn lại các nước hiện tại có đường biên giới bị áp đặt do ý chí của các cường quốc thực dân hay cịn gọi là những đường biên nhân tạo.
Trong q trình thơn tính thuộc địa và trong q trình cai trị, các nước thực dân đều triệt để lợi dụng mâu thuẫn dân tộc, tộc người thi hành chính sách chia để trị, lấy "mọi trị mọi", lấy chiến tranh nuôi chiến tranh. Ở Đông Dương thực dân Pháp chia ra làm năm vùng với những chính sách phân biệt để dễ bề chia rẽ và cai trị. Tình hình ở các nước Đơng Nam Á khác cũng tương tự như vậy. Chính sách phân biệt, chính sách chia để trị, chính sách sử dụng dân tộc này đánh chiếm và được hưởng một số đặc quyền, đặc lợi với dân tộc khác vốn đã có mâu thuẫn, càng làm hằn sâu sự thù địch giữa các dân tộc.
Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc dâng cao hầu khắp các nước Đông Nam Á. Khu vực này trở thành lá cờ đầu trong phong trào đấu tranh giành độc lập. Việt Nam, Inđônêsia, Philippin và các nước dần dần thốt khỏi ách nơ lệ. Các nhà nghiên cứu về Đông Nam Á đều nhất trí cho rằng, các nhà nước ở khu vực này không phải là sự kết hợp ngẫu nhiên của các vùng đảo cát cứ. Sự xuất hiện của
các quốc gia đa dân tộc sau Chiến tranh thế giới thứ hai là kết quả của sự mong muốn thống nhất chung của các dân tộc. Tuy nhiên sự thống nhất này là sự thống nhất để chấm dứt ách đơ hộ của thực dân phương Tây. Cịn vấn đề dân tộc ở các quốc gia thì vẫn cứ tiềm ẩn những nhân tố bất ổn. Các phong trào đấu tranh li khai diễn ra ngay sau quá trình phi thực dân hóa ở Inđơnêsia, Malaysia và Mianma đã chứng minh sự phức tạp của vấn đề dân tộc. Tuy nhiên các phong trào đấu tranh đòi li khai dân tộc trong suốt thời gian chiến tranh lạnh ở Đông Nam Á chưa trở thành vấn đề lớn, chưa thực sự thách thức chủ quyền và sự thống nhất dân tộc. Có ba nguyên nhân, thứ nhất, sau khi giành được độc lập, các dân tộc, tộc người trong quốc gia dân tộc vẫn cịn hân hoan chờ đón một cuộc sống “tự do, bình đẳng, bác ái” trong sự hòa hợp dân tộc, tiến tới phồn vinh, thịnh vượng. Thứ hai, cuộc chiến tranh lạnh mà đặc trưng của nó là lơi kéo tất cả các quốc gia hoặc đứng ở bên này hay đứng ở bên kia chiến tuyến đã thu hút tất cả sự quan tâm của các lực lượng chính trị. Khu vực Đơng Nam Á là khu vực chiến trường thể hiện sự đối đầu căng thẳng giữa hai phe. Tất cả các nước trong khu vực đều bị cuốn hút vào dòng xốy với những toan tính cả về chính trị, xã hội lẫn kinh tế, văn hóa. Thứ ba, các nước trong khu vực đều đặt ưu tiên hàng đầu cho sự ổn định chung. Vì vậy, xung đột li khai dân tộc ở các quốc gia bị che khuất đi.
Những cuộc xung đột li khai dân tộc xảy ra ở một số nước Đông Nam Á thực tế đã diễn ra âm ỉ trong một thời gian dài. Những xung đột này chính là sự khởi đầu của sự phân li dân tộc khỏi cộng đồng quốc gia dân tộc. Khi các dân tộc, tộc người không thể chung sống với nhau trong cùng một ngơi nhà, trong cùng một phạm vi chính trị thì các dân tộc, tộc người sẽ đi đến chỗ chia rẽ nhau. Nhiều nhà nghiên cứu đã chỉ ra các tộc người có xu hướng trở thành dân tộc và dân tộc có xu hướng trở thành quốc gia. Phải chăng xu hướng này đang diễn ra ở một số nước Đông Nam Á. Cịn các quốc gia ở Đơng Nam Á đang tìm mọi cách để duy trì, bảo vệ chủ quyền và sự thống nhất của quốc gia. Việc tồn tại tình hình trên có lẽ là do giá trị gần như phổ biến của nhà nước – dân tộc mà chủ nghĩa dân tộc châu Âu đã tạo ra và cổ vũ từ sau cuộc Cách mạng Pháp năm 1848. Mơ hình nhà nước dân tộc được các quốc gia trẻ trên thế giới coi như là một tấm gương cần phải noi theo, nhất là ở những nước mới giành được độc lập từ thực dân phương Tây.
Và tại chính các quốc gia độc lập bên trong nó lại diễn ra hiện tượng một số dân tộc, tộc người đấu tranh đòi li khai dân tộc.
Nguyên nhân sâu xa của tình trạng căng thẳng dẫn đến xung đột dân tộc, li khai dân tộc ở một số nước Đông Nam Á là những mâu thuẫn về kinh tế – xã hội, địa vị và quyền lợi kinh tế chính trị, xã hội khác nhau giữa các giai cấp trong các dân tộc, mâu thuẫn giữa giai cấp thống trị và quần chúng nhân dân trong dân tộc bị trị, hoặc mâu thuẫn giữa các tầng lớp lãnh đạo trong các dân tộc ở một quốc gia.
Ở Papua Inđônêsia, nền kinh tế của người dân trong tỉnh chủ yếu là nền kinh tế nông nghiệp, nền kinh tế nông nghiệp ở trong giai đoạn còn lạc hậu. Của cải, vật chất làm ra đều bắt nguồn từ đất đai, săn bắt, hái lượm. Cuộc sống của người dân nơi đây gắn liền với môi trường tự nhiên, tự cung tự cấp. Cuộc sống của người dân Papua đã bị đảo lộn bắt đầu từ những năm 1970 với những chương trình kinh tế đầy tham vọng của Chính phủ Inđơnêsia. Được sự giúp đỡ của các tổ chức tài chính quốc tế, Chính phủ Inđơnêsia đã xúc tiến một chương trình di dân ồ ạt từ Java và các đảo đông dân tới tỉnh Papua. Một phần tư triệu người đã đổ về những vùng đất mầu mỡ nhất của Papua. Khoảng 10.000km2
đất rừng, đất canh tác tốt nhất bị Chính phủ thu hồi để lập ra những khu kinh tế mới, những khu định cư mới. Những khu kinh tế mới, những khu định cư mới được Chính phủ dành hồn tồn cho những người nhập cư mới đến cùng với gia đình họ. Do chính sách đền bù không thỏa đáng, do sự tham nhũng của bộ máy quan chức, do không đảm bảo cuộc sống tái định cư cho những người dân bản địa, do sự lấn át và chèn ép của cộng đồng dân cư theo đạo Hồi được nhà nước bảo trợ đã gây ra sự bất mãn cho người dân bản địa. Họ cảm thấy bị mất mát và thua thiệt quá nhiều. Vấn đề cơ bản, chính là quyền sở hữu đất đai, tài nguyên của người bản địa bị hoàn tồn tước đoạt bởi một nhóm người tự xưng là đại diện cho quốc gia và một số lượng lớn những người xa lạ từ đâu tới. Đó là một trong những nguyên nhân tạo ra các xung đột xã hội, li khai dân tộc và gây ra những bất ổn trong tỉnh Papua.
Một nguyên nhân về kinh tế ở Papua là q trình cơng nghiệp hóa của Chính phủ Inđônêsia ở tỉnh này đã không đem lại một cuộc sống tốt đẹp cho đa số người dân bản địa. Khoảng cách quá chênh lệch giữa người giàu và người nghèo, đa số người nghèo là
những người dân bản địa bị bần cùng hóa, đã đem lại những hậu quả bất ổn về xã hội. Papua là một tỉnh rất giàu tài nguyên thiên nhiên. Nơi đây có mỏ đồng lớn nhất thế giới. Trữ lượng mỏ vàng vào loại trung bình. Nguồn dầu mỏ và khí đốt tương đối lớn. Tất cả các nguồn tài nguyên quý giá, cùng với nguồn tài nguyên rừng cực kỳ phong phú đều được khai thác ồ ạt, nhưng Papua vẫn là tỉnh nghèo nhất, tỉ lệ người tử vong và mắc bệnh tật cao nhất nước, đa số trẻ em người bản địa suy dinh dưỡng… Như vậy, việc người dân bản địa đi theo Phong trào Papua tự do, đấu tranh đòi li khai dân tộc cũng là một điều đương nhiên. Và chính vì vậy có một số nhà nghiên cứu cho rằng nguyên nhân dẫn tới li khai dân tộc ở tỉnh này chủ yếu là vì lí do kinh tế.
Ở tỉnh Aceh, tình hình kinh tế cũng khơng lấy gì làm khả quan hơn so với tỉnh Papua. Thu nhập chủ yếu của Aceh là thu nhập về nông nghiệp, mà giá trị sản phẩm nông nghiệp lại rất thấp. Mặc dầu Aceh là tỉnh có tiềm năng về dầu mỏ và khí đốt, có tài ngun thiên nhiên phong phú, có vị trí là cửa ngõ phía Tây của Inđơnêsia, nhưng nó vẫn là một tỉnh “ngoại vi” nghèo đói. Ngân sách Chính phủ Inđơnêsia đầu tư cho Aceh rất thấp so với các tỉnh thuộc vùng “trung tâm”. Sự phát triển không đồng đều của chủ nghĩa tư bản là một quy luật. Và Aceh là một trong những mắt xích yếu. Giới tinh hoa của Aceh đã nhận thức được tất cả những điều bất cơng đó. Họ phát động phong trào li khai và nhận được sự ủng hộ của đông đảo người dân Aceh.
Sau khi tuyên bố độc lập vào năm 1946, Chớnh phủ Philippin đã bắt đầu thi hành chính sách kinh tế có lợi cho những cư dân theo đạo Thiên Chúa. Chính sách di dân và khuyến khích khai hoang tới Mindanao khiến dịng người từ miền Bắc, miền Trung đổ về vùng đất màu mỡ, phì nhiêu ngày một đơng. Người Moro theo đạo Hồi, những người sống chủ yếu dựa vào nền kinh tế nông nghiệp đã trở thành những người thiểu số trên chính mảnh đất mà cha ơng họ để lại. Chính sách di dân và khuyến khích khai hoang của