Li khai dân tộ cở Aceh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vấn đề li khai dân tộc ở một số nước đông nam á sau chiến tranh lạnh (Trang 43 - 61)

- Quyền tự do phát biểu của tất cả các dân tộc thiểu số hoặc của các nhóm sắc tộc.

ĐÔNG NA MÁ TỪ SAU CHIẾN TRANH LẠNH

2.1.3. Li khai dân tộ cở Aceh

Aceh là tỉnh cực Tây của Inđônêsia, chiếm khoảng 3% tổng diện tích đất nước. Phần lớn Aceh nằm trong vùng Bắc đảo Sumatra. Dân số hiện nay khoảng trên 4 triệu người. Hầu hết người Aceh thuộc nhóm dân tộc Aceh. Vị trí địa lý của Aceh được người ta gọi là ngưỡng cửa của Inđônêsia. Từ xưa, mọi con đường buôn bán Đông - Tây đều đi qua vùng đất này. Người Aceh đã từng tham gia buôn bán với người Ấn Độ, người Trung Hoa, người Arập rồi với người châu Âu. Vào thế kỷ XIII người Aceh đã tiếp nhận theo Hồi giáo. Thời kỳ hưng thịnh, từ thế kỷ XIV đến thế kỷ XVII, Vương quốc Hồi giáo Aceh có ảnh hưởng lớn tới cả vùng. Nơng nghiệp là cơ sở kinh tế chính của người Aceh. Họ trồng lúa ở cả ruộng nước và ruộng khơ. Ngồi cây trồng là lúa người ta còn trồng các loại cây mía, dừa, ớt, thuốc lá ... Ở ven biển có các làng chài chuyên sống bằng nghề đánh cá. Chăn ni ít được chú ý. Các nghề thủ cơng phát triển, đặc biệt là nghề rèn, dệt, chạm khắc đá, đan lát, làm gốm và nghề đóng thuyền. Hiện nay có một số nhà máy, xí nghiệp chế biến, một vài cơng ty khai thác dầu khí. Nhìn chung Aceh là một tỉnh chậm phát triển. Nơng nghiệp là nguồn thu nhập chính trong tỉnh.

Đại đa số người Aceh sống ở nông thôn. Làng mạc (gampông) của họ gồm vài chục nóc nhà. Nhà ở thường là nhà sàn dài dành cho một gia đình lớn, dọc giữa ngơi nhà sàn lớn là hành lang chung, hai bên là từng buồng của từng gia đình nhỏ. Thức ăn chính của người Aceh là cơm. Đàn ông và đàn bà thích uống rượu, nhai trầu. Ở người Aceh cịn giữ lại nhiều dấu vết của các quan hệ thị tộc. Trong hơn nhân, cịn giữ lại những nét đặc trưng của chế độ mẫu hệ.

Aceh là một địa điểm Hồi giáo truyền thống. Theo các tài liệu nghiên cứu, nơi đây là một trung tâm Hồi giáo sớm nhất Đơng Nam Á. Nó có vai trị quan trọng đặc biệt trong việc truyền bá đạo Hồi ra cả vùng và cả khu vực. Từ xưa đến nay, Aceh vẫn được coi là ngưỡng cửa vào Aceh của tồn Inđơnêsia. Aceh có lịch sử đấu tranh anh dũng chống giặc ngoại xâm. Năm 1520 người Aceh đã đương đầu thành công với thực dân Bồ Đào Nha để bảo vệ nền độc lập. Năm 1873 khi thực dân Hà Lan xâm chiếm, người dân Aceh đã kiên cường đấu tranh chống lại ách thực dân Hà Lan cho tới những năm sau Chiến tranh thế giới thứ hai. Ngay từ khi Inđônêsia giành được độc lập, những lãnh tụ Hồi giáo đã kích động các hoạt động vũ trang để xúc tiến thành lập một nhà nước Hồi giáo. Năm 1953 một nhóm người đã vận động thành lập nước “Cộng hòa Hồi giáo” trên tồn lãnh thổ Inđơnêsia (cuộc nổi dậy này kết hợp với các cuộc nổi dậy khác ở Tây Java và Nam Sulawesi). Chính phủ Inđơnêsia đã điều động qn đội đến trấn áp để bảo vệ sự thống nhất toàn vẹn lãnh thổ. Sau tám năm xung đột kéo dài, bạo lực mới tạm lắng xuống. Năm 1959 Aceh giành được thắng lợi buộc Chính phủ Inđơnêsia ký một hiệp định mở rộng quyền tự trị như một đặc khu tự trị với những quyền tự trị rộng rãi về tôn giáo, phong tục tập quán, luật pháp và giáo dục. Nhưng trong nhiều năm sau đó, những cam kết của chính quyền trung ương đã khơng được thực hiện đầy đủ. Vì thế sự bất ổn ở Aceh vẫn xảy ra thường xuyên. Các giáo sĩ và các lãnh tụ tinh thần cho rằng chính quyền khơng tơn trọng phong tục tập quán địa phương. Họ bức xúc về việc chính quyền bỏ rơi khơng chú ý đầu tư phát triển kinh tế, coi thường truyền thống, lịng nhiệt tình của người dân Aceh với đạo Hồi. Một nhóm li khai có vũ trang gọi là Phong trào Aceh tự do (Gerakan Aceh Merdeka - GAM) ra đời vào giữa những năm 1970. Năm 1976 Phong trào Aceh tự do tuyên bố Aceh là một tỉnh độc lập và kêu gọi dân chúng Aceh chống lại đường lối chính sách của chính phủ.

2.1.3.1. Lãnh tụ phong trào

Tengku Hasan Di Tiro được coi như người sáng lập ra Phong trào Aceh tự do, Chủ tịch Phong trào Aceh tự do, người đứng đầu "nhà nước Aceh" ở hải ngoại. Ông sinh ngày 4 tháng 9 năm 1930 trong một gia đình dịng dõi hồng gia, có truyền thống chống giặc ngoại xâm. Ơng theo học ở trong nước và nước ngồi. Ơng

đã đạt được học vị cử nhân, thạc sĩ, tiến sĩ ở các trường đại học Mỹ như Colombia, Fordham về khoa học, kinh tế, chính trị, quản lý và luật quốc tế. Ông là một nhà kinh doanh nổi tiếng, đứng đầu một công ty lớn hoạt động trong các lĩnh vực đầu tư ngân hàng, dầu khí, nơng nghiệp, vận tải biển...

Vào năm 1946 khi Tengku Hasan mới 16 tuổi, ơng đã viết sách nói về phong trào độc lập, những nghiên cứu và phân tích về cuộc cách mạng Pháp, cuộc đấu tranh cho độc lập của người Ailen, Vênêduêla, Côlômbia và người Thổ Nhĩ Kỳ. Những nghiên cứu này chắc chắn đã ảnh hưởng đến tư tưởng dân tộc và ý thức về một nhà nước tự do. Năm 1947 ông cho xuất bản cuốn sách những nguyên tắc của một nhà nước Hồi giáo. Năm 1948 ơng hồn thành cuốn "Cuộc chiến tranh Aceh - Hà Lan"38.

Điều đáng chú ý nhất là vào năm 1958, Tengku Hasan đã viết cuốn "Nền dân chủ cho Inđônêsia" bằng hai thứ tiếng, tiếng Mã Lai và tiếng Anh. Trong cuốn sách ông đã yêu cầu giải tán nhà nước thống nhất kiểu Java và thay thế vào đó là chế độ liên bang như người Hà Lan trước đó đã từng đề cập đến. Kết thúc cuốn sách ơng kết luận: Nếu chính quyền Inđơnêsia khơng thực hiện kiểu nhà nước liên bang và trao quyền rộng rãi cho các bang thì phong trào li khai giữa các dân tộc trên đất nước vạn đảo này và người Java sớm muộn cũng sẽ xảy ra. Từ giữa những năm 1960, Tengku Hasan thay đổi hẳn lập trường chính trị. Ơng muốn tách Aceh ra khỏi Inđơnêsia. Tư tưởng này thể hiện rõ trong cuốn sách "Tương lai chính trị của thế giới Mã lai". Thơng qua tác phẩm này, ông lên tiếng yêu cầu quyền dân tộc tự quyết và đòi chấm dứt "ỏch thực dân Java". Năm 1968, Tengku Hasan cho ra mắt độc giả tác phẩm "Aceh trong đôi mắt của thế giới". Trong tác phẩm, ơng đã phân tích vị trí và vai trị của nhà nước Aceh qua các thời kỳ lịch sử với tư cách là một quốc gia độc lập có chủ quyền.

Với tư cách là một tác giả và một nhà chính trị, Tengku Hasan đã viết hơn hai chục cuốn sách về chính trị, lịch sử, luật pháp. Trong số đó có tác phẩm "Những sự kiện lịch sử Aceh tự trị 1873-1978". Tác phẩm này được ông viết trong rừng rậm Aceh lúc rảnh rỗi sau những trận chiến đấu với quân đội và cảnh sát Inđơnêsia. Ơng dịch bản "Tuyên ngôn độc lập Aceh" ngày 9 tháng 11 năm 1976 sang tiếng Mã lai và tiếng Anh. Với tác phẩm này, ơng đã bị chính quyền kết án tử hình. Mặc dù bị săn lùng gắt gao

nhưng ơng được những người dân Aceh trung thành bảo vệ, vẫn sống an toàn và trở thành nhà lãnh đạo trực tiếp lực lượng vũ trang của Phong trào Aceh tự do, người đứng đầu nhà nước Aceh li khai.

Vào đầu năm 1980, Tengku Hasan trốn ra nước ngồi. Các phương tiện thơng tin đại chúng dựa vào những nguồn tin khơng chính xác nhiều lần đưa tin ơng bị chết. Thực tế ông vẫn chỉ đạo cuộc chiến li khai trong nước, tiến hành hoạt động chính trị, ngoại giao, diễn thuyết ở bên ngoài như Mỹ, Bồ Đào Nha, Thụy Điển... Từ cuối những năm 1980 đến những năm 1990, ơng trực tiếp lên lớp cho nhiều khóa huấn luyện thanh niên trẻ Aceh ở nước ngồi. Ơng nhận ra rằng để giành được độc lập hoàn toàn, nếu chỉ dựa vào cuộc đấu tranh chính trị và vũ trang ở bên trong thì khơng đủ. Phong trào li khai dân tộc còn phải được sự ủng hộ của các nước trên thế giới, đặc biệt là sự ủng hộ của các cường quốc, các tổ chức khu vực và Liên Hợp Quốc.

Điểm đáng chú ý là vào năm 1991, Uỷ ban nhân quyền Liên Hợp Quốc cho phép Tengku Hasan phát biểu trong một cuộc họp của tổ chức này. Đến năm 1993, ông giành được sự ủng hộ của Uỷ ban nhân quyền Liên Hợp Quốc khi đề cập đến vấn đề quyền con người trong cuộc xung đột ở Aceh. Nghị quyết về nhân quyền thông qua ngày 17/8/1993 đã lên án sự vi phạm quyền con người của Chính phủ Inđơnêsia, trong đó có sự ủng hộ của đại biểu các nước Anh, Pháp, Mỹ, Australia... Điều khá lý thú là nghị quyết thông qua trùng với ngày quốc khánh của Inđônêsia.

Năm 1994, nhân danh cuộc đấu tranh của người Aceh, Tengku Hasan lại giành được thắng lợi khi Uỷ ban nhân quyền Liên Hợp Quốc thơng qua nghị quyết lên án Chính phủ Inđơnêsia. Năm 1998, Uỷ ban nhân quyền Liên Hợp Quốc tiếp tục thơng qua một nghị quyết có nội dung tương tự như các nghị quyết trước... Tất cả những hoạt động ở bên ngoài của Tengku Hasan đã thu hút nhiều sự chú ý của dư luận thế giới, đặc biệt là các tổ chức phi chính phủ, các tổ chức nhân quyền. Nó đã làm mất đi phần nào uy tín của Chính phủ Inđơnêsia trên các diễn đàn quốc tế. Ngồi Hasan cịn có 2 nhân vật đáng chú ý nữa là: Malik Mahmood và Zaini Abdullah, những người tự nhận là “Thủ tướng và Bộ trưởng Ngoại giao” của nhà nước Aceh tự do.

Xung đột li khai dân tộc ở Aceh bắt đầu từ ngày 4 tháng 4 năm 1976 khi Hasan tuyên bố Aceh độc lập. Hasan cùng với mười một đồng chí của mình, những người đã từng tham gia vào cuộc nổi dậy thành lập một nhà nước Hồi giáo ở Inđônêsia vào năm 1953, đưa ra cái tên Gerakan Aceh Merdeka (GAM) hay cịn gọi là Phong trào Aceh tự do. Khơng lâu sau khi tuyên bố độc lập, lực lượng tham gia Phong trào Aceh tự do bắt đầu tập kích vào các đồn cảnh sát, doanh trại quân đội. Họ bắt giữ các nhân viên dân sự làm việc cho chính quyền trung ương, những người bị tình nghi là chỉ điểm. Vào đầu những năm 1980, lực lượng an ninh Inđônêsia tập trung đánh bại GAM trên chiến trường. Ban lãnh đạo GAM buộc phải trốn ra nước ngoài và cư trú ở Thụy Điển.

Vào giữa và cuối những năm 1980, GAM đã phục hồi địa vị chính trị, tăng cường sức mạnh quân sự. Trong thời gian này, khoảng 400 chiến binh Aceh đã được gửi tới Libi tham dự lớp đào tạo quân sự. Tại Libi, Hasan trực tiếp tham gia giảng bài. Đội quân tiên phong này trở về nước thực sự đã trở thành lực lượng nòng cốt về quân sự cho Phong trào Aceh tự do. Năm 1989, GAM đã đủ mạnh để thách thức chính quyền trung ương. Nó thường xun tấn cơng vào các lực lượng an ninh bao gồm cả quân đội và cảnh sát. GAM tiến hành các hoạt động bắt cóc, ám sát quan chức dân sự có liên quan tới chính quyền trung ương, đồng thời đốt phá nhà máy, xí nghiệp trung ương trên địa bàn tỉnh Aceh. Đáp lại, chính quyền trung ương đã tiến hành những hoạt động quân sự mạnh mẽ nhằm kiểm soát và ngăn chặn phong trào li khai của GAM.

Sau khi chiến tranh lạnh kết thúc, hoạt động quân sự của GAM dường như lắng xuống. Chính phủ của Tổng thống Suharto đã kiểm sốt được tình hình ở tỉnh này. Tổng thống đã sử dụng một lực lượng lớn quân đội đàn áp phong trào li khai ở Aceh. Trong khoảng gần 10 năm, hàng nghìn người bị sát hại, bị mất tích, bị bắt bớ giam cầm. Quân đội và cảnh sát Inđônêsia đã thực hiện nhiều biện pháp cứng rắn, vi phạm nghiêm trọng nhân quyền. Cũng chính vì thế, nhiều người dân Aceh đã phẫn uất, chống trả quyết liệt những chính sách thơ bạo của chính phủ. Báo chí trong ngồi nước đã phanh phui nhiều vụ việc các lực lượng an ninh sát hại tập thể dân làng trong đó có cả người già, phụ nữ, trẻ em.

Tháng 5 năm 1998 Tổng thống Suharto đã phải rút khỏi cương vị tổng thống vì những rối loạn chính trị sau khủng hoảng kinh tế tài chính. Sự phản đối của các phe phái đối lập, của các lực lượng dân chủ và của chính những người dân trên khắp Inđơnêsia về những hành động tàn bạo, những vi phạm quyền con người đã buộc Tướng Wiranto, người đứng đầu lực lượng quân đội Inđônêsia phải công khai xin lỗi về những việc làm thái quá từ năm 1989 đến năm 1998. Chính phủ mới của Inđơnêsia buộc phải bãi bỏ các hoạt động quân sự ở Aceh, đồng thời hứa rút quân đội ra khỏi Aceh. Tuy nhiên, hịa bình khơng đến với người dân Aceh. GAM đã kích động tinh thần dân tộc, tận dụng những sai lầm của chính quyền trung ương và quân đội, phát động những cuộc tấn công trả thù để thực hiện mục tiêu li khai. Cuộc xung đột vũ trang lại bắt đầu.

Vào giữa năm 1999, tổ chức GAM bắt đầu bị chia rẽ khi một nhánh ở Kualalumpur (Malaysia) cắt đứt quan hệ với bộ phận lãnh đạo ở Thụy Điển. Người ta cho rằng dường như có sự bất đồng chính kiến về việc thành lập chính phủ sau khi Aceh giành được độc lập. Những mâu thuẫn trong nội bộ đã làm cho GAM suy yếu. Hasan muốn xây dựng một vương quốc Hồi giáo giống như mơ hình Brunây, cịn các nhóm ở Kualalumpur thì muốn Aceh trở thành một nhà nước Hồi giáo hiện đại. Tuy nhiên phía GAM lại phủ nhận điều này. Họ tuyên bố rằng khơng có một phe phái nào ở trong GAM. Chỉ có một người đứng đầu Phong trào Aceh tự do là Hasan, một phong trào đã kiểm soát được trên 90% lãnh thổ Aceh và đang lan dần ra cả khu vực Sumatra. Họ cho biết vấn đề mâu thuẫn giữa họ là tự do cho Aceh hay cho cả đảo Sumatra. Hasan kêu gọi thành lập một liên bang cho các dân tộc ở trên hòn đảo này giống như ở một số nước Bắc Âu. Liên bang Sumatra sẽ tách khỏi nhà nước Inđơnêsia, trong đó có các nhà nước dân tộc như nhà nước Riau, nhà nước Lampaung, nhà nước Batak, nhà nước Aceh 36...

Được khích lệ bởi thắng lợi của cuộc trưng cầu dân ý về tương lai độc lập ở Đông Timo(1), tất cả các lực lượng ở Aceh, trong đó GAM là nịng cốt đã phát động một phong trào rộng khắp chưa từng có, địi chính quyền trung ương cho tiến hành trưng cầu dân ý về tương lai của Aceh. Những cuộc diễu hành hịa bình liên tục diễn ra từ tháng 10 năm 1999. Đỉnh cao là ngày 8 tháng 11 năm 1999 với sự tham gia của gần một triệu người, tức

một phần tư dân số Aceh, đại diện cho tất cả các tổ chức, lực lượng chính trị, cơng nhân, nơng dân, học sinh, sinh viên diễu hành chật kín đường phố thủ phủ Banda Aceh. Gần như tồn bộ bộ máy chính quyền cơ sở ở Aceh bị tê liệt. Chỉ tính riêng ở huyện Pidie đã có tới 800 trong tổng số 948 người đứng đầu ở các làng từ chức. Cũng trong thời gian này, GAM đã kêu gọi tất cả bộ máy viên chức trong khu vực hành chính nhà nước địa phương Aceh đình cơng. Ở nhiều huyện trong tỉnh Aceh, các cơ quan chức năng ngừng hoạt động. Ở một số thị trấn, các tịa án khơng xét xử được vụ việc nào vì các quan tịa bỏ nhiệm sở.

Chính phủ Inđơnêsia khơng thể chấp nhận yêu cầu của người dân Aceh. Bởi lẽ nếu cho phép tiến hành trưng cầu dân ý ở Aceh tình hình sẽ lặp lại như ở Đông Timo. Đa số người dân sẽ bỏ phiếu tán thành độc lập. Khi đó, vấn đề Aceh chắc chắn bị quốc tế hóa và tồn bộ đất nước Inđơnêsia sẽ chìm ngập trong làn sóng li khai dân tộc. Nếu như vậy, kịch bản phân rã Liên bang Xô Viết và Liên bang Nam Tư sẽ lại xảy ra ở đất nước

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vấn đề li khai dân tộc ở một số nước đông nam á sau chiến tranh lạnh (Trang 43 - 61)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(123 trang)