Li khai dân tộ cở Mindanao

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vấn đề li khai dân tộc ở một số nước đông nam á sau chiến tranh lạnh (Trang 62 - 82)

- Quyền tự do phát biểu của tất cả các dân tộc thiểu số hoặc của các nhóm sắc tộc.

ĐÔNG NA MÁ TỪ SAU CHIẾN TRANH LẠNH

2.2.2. Li khai dân tộ cở Mindanao

Mindanao là hịn đảo lớn thứ hai ở phía nam Philippin. Hịn đảo này trải dài đến hơn 500km. Rừng rậm nhiệt đới bao phủ hầu khắp vùng núi cao và rất nhiều đảo lớn nhỏ thuộc khu vực này. Đất đai ở đây phì nhiêu, rất thuận lợi cho việc phát triển nông nghiệp, đặc biệt là chăn nuôi. Mindanao cũng là vùng rất giàu tài nguyên khoáng sản như vàng, bạc, đồng, thiếc, sắt, than… Dân số vùng này khoảng 14,5 triệu người. Một số khá lớn theo đạo Hồi nhưng lại có một vị trí khơng bình đẳng. Họ bị coi là những công dân hạng hai trong một quốc gia 83% theo đạo Thiên Chúa.

Trong số những tộc người theo đạo Hồi phải kể đến dân tộc Moro, khoảng 5 đến 6 triệu người. Họ sống tập trung ở quần đảo Sulu chủ yếu ở hai tỉnh Sulu và Tawitawi trải dài trên 300km với 900 đảo lớn nhỏ 31. Dân tộc Moro là tên gọi chung cho 13 bộ lạc Hồi giáo ở phía Nam Philippin. Người Moro có một nền văn hóa độc đáo, ghi dấu ấn

lên tất cả các lĩnh vực phong tục, tập qn, tín ngưỡng. Họ cịn lưu giữ khá đậm nét các tàn tích của quan hệ sản xuất phong kiến. Trong quá khứ, người Moro có vương quốc Hồi giáo độc lập. Họ không hề khuất phục trước người Manila, thực dân Tây Ban Nha và Mỹ trong suốt chiều dài mấy thế kỷ. Ngoại trừ một vài khoảng thời gian ngắn, chưa một thế lực nào chiếm được những hòn đảo hoang dã giữa Mindanao và Sabah.

2.2.2.1. Lãnh tụ phong trào li khai

Nói tới lãnh tụ của phong trào li khai tại miền Nam Philippin, người ta thường nói tới 2 người: Nur Misuary và Salamat Hashim. Ban đầu, họ đứng chung trong một tổ chức và có chung một mục đích là thành lập một nhà nước Hồi giáo độc lập, tách khỏi Philippin. Sau một thời gian, quan điểm, đường lối và phương pháp đấu tranh của họ có sự thay đổi, mỗi người trong số họ đi theo con đường riêng và đều đứng đầu một tổ chức li khai ở Mindanao.

Nur Misuary sinh năm 1938 tại Jolo, thủ phủ tỉnh Sulu, trong một gia đình có tới mười người con. Từ nhỏ, Nur Misuary đã được gia đình cho học hết tiểu học và trung học tại quê hương. Năm 1958, ông rời Jolo tới Manila theo học đại học. Ngay từ thời còn là sinh viên, Nur Misuary thường nói đến những vấn đề ở Mindanao, những bất công cùng với cuộc sống nghèo khổ của người dân Hồi giáo. Nur Misuary tham gia vào các nhóm hoạt động chống đế quốc Mỹ, chống chủ nghĩa đế quốc, chống cuộc chiến tranh xâm lược của Mỹ ở Việt Nam… Bước chuyển căn bản trong nhận thức chính trị khiến Nur Misuary hiến dâng cuộc sống của mình cho cuộc đấu tranh li khai của dân tộc Moro là vụ chính quyền Marcos giết hại 28 người lính, những người đã nổi dậy chống lại các sĩ quan qn đội chính phủ có nhiệm vụ đào tạo một đội quân Hồi giáo bí mật xâm chiếm Sabah, một bang thuộc chủ quyền của Malaysia(1).

Vào đầu những năm 1960, sau khi tốt nghiệp đại học, Nur Misuary đi tới một trường luật. Làm việc được 2 năm, theo lời khun của những người cùng chí hướng, ơng tới Libi. Ở nước ngồi, Nur Misuary có điều kiện gia nhập thế giới Hồi giáo rộng lớn và Nur Misuary chịu ảnh hưởng của phong trào giải phóng dân tộc ở những nước Hồi giáo mới giành được độc lập. Nur Misuary quyết định trở về nước xây dựng phong

trào trong nước. Năm 1968 ông thành lập Mặt trận dân tộc giải phóng Moro (The Moro national liberation Front - MN LF).

Vào đầu những năm 1970, khi Marcos viện dẫn về sự cần thiết để đảm bảo an ninh quốc gia ơng đã ban bố tình trạng thiết quân luật. Quốc hội Philippin bị giải tán. Tất cả lãnh tụ của các phe phái đối lập đều bị bắt giữ. Công tác kiểm duyệt được thắt chặt từ các phương tiện truyền thông cho tới các trường học. Tháng giêng năm 1973, Hiến pháp mới Philippin được cơng bố, trong đó có các điều khoản cho phép Tổng thống Marcos tiếp tục nắm quyền, trì hỗn tất cả các cuộc bầu cử… Nur Misuary đã đi vào hoạt động bí mật trong các cộng đồng Hồi giáo. Thời gian này, Nur Misuary tiếp tục tập hợp những thanh niên trẻ Hồi giáo gửi sang Sabah và nước ngồi dự những khóa đào tạo ngắn hạn rồi trở về làm hạt nhân, lập các đội vũ trang. Mục tiêu trước mắt của các đội vũ trang là bảo vệ người Hồi giáo, sau đó là giành độc lập cho dân tộc Moro. Dần dần, Nur Misuary đã xây dựng được một lực lượng quân sự đủ để thách thức chính quyền của Tổng thống Marcos.

Nur Misuary trở thành Chủ tịch Mặt trận dân tộc giải phóng Moro, Thống đốc khu tự trị Hồi giáo Mindanao. Ngày 19/11/2001, Nur Misuary tun bố tình trạng chiến tranh với Chính phủ Philippin và thách thức Tổng thống Arroyo. Ơng bị tình nghi là đã tổ chức cuộc tập kích vào trụ sở quân đội ở Jolo làm trên 200 người chết. Nur Misuary bị quân đội Malaysia bắt vì nhập cư trái phép. Sau đó, ơng bị dẫn độ về Philippin tháng 1 năm 2002.

Salamat Hashim sinh năm 1942 tại tỉnh Cotabato (nay là Maguindanao) trong một gia đình dịng dõi đã bị thất thế ở miền Nam Philippin. Năm 1954, Salamat Hashim hồn thành chương trình tiểu học ở Maguindanao với tấm bằng danh dự. Bốn năm sau, năm 1958, Hashim tốt nghiệp trung học loại ưu. Năm 1959 Hashim đi Cairô, Ai Cập, một trung tâm hoạt động chính trị ở Trung Đơng. Tại Trường Đại học Alzhar, Hashim đã tốt nghiệp xuất sắc bằng tiếng Ảrập. Sau đó, Hashim chuyên nghiên cứu về Hồi giáo. Hashim đã hồn thành chương trình tiến sĩ. Đề tài tốt nghiệp của Hashim là sự phát triển của đạo Hồi ở Đông Nam Á. Ngay trong thời gian du học, Hashim là người lãnh đạo tích cực phong trào sinh viên. Hashim đã tham gia nhiều hoạt động của sinh viên có xu hướng khác nhau, cả Hồi giáo lẫn thế tục. Bằng thực tiễn, Hashim nhận ra được ách áp

bức thực dân đối với các dân tộc Hồi giáo nói chung và sự bất cơng đối với dân tộc Moro nói riêng. Ơng từng tham gia Hiệp hội sinh viên Hồi giáo Philippin và Hiệp hội sinh viên châu Á ở Cairo. Ông cũng được bầu làm Chủ tịch và Tổng thư ký Hiệp hội sinh viên chõu Á… Trong thời gian ở Cairo, Hashim đã tổ chức một nhóm sinh viên Hồi giáo người Moro làm nòng cốt về nước hoạt động.

Salamat Hashim ở nước ngoài 29 năm, từ năm 1959 đến năm 1970, chủ yếu ở Ai Cập. Tuy ở nước ngồi nhưng ơng thường xuyên trở về nước. Năm 1972, sau khi Tổng thống Marcos tuyên bố tình trạng thiết quân luật, Hashim sang Libi, Arập Xêút và Pakistan. Hashim đã góp phần cùng với Nur Misuary thành lập Mặt trận dân tộc giải phóng Moro, tổ chức ra các đơn vị vũ trang chống lại phong trào của những người Thiên Chúa mà theo Hashim là được sự hậu thuẫn của Chính phủ Philippin, giết hại những người Hồi giáo, đốt phá nhà cửa, trường học của người Hồi giáo, trong đó có nhiều nạn nhân là phụ nữ và trẻ em.

Salamat Hashim được Nur Misuary cử tham gia đồn đàm phán với Chính phủ Philippin từ năm 1975 đến năm 1976 và trở thành nhà lãnh đạo thứ hai sau Chủ tịch MNLF. Sau khi Nur Misuary ký Hiệp định Tripoli, hai nhà lãnh đạo hàng đầu của MNLF đã bất đồng quan điểm. Nur Misuary bằng lòng với một nền tự trị cho đa số người dân Hồi giáo ở Mindanao, cịn Salamat Hashim thì kiên trì mục tiêu độc lập hồn tồn cho người Moro. Trên thực tế thì từ 1978 Hashim đã xây dựng một lực lượng riêng cho mình. Nhưng tới tháng 3/1984 Salamat Hashim mới tuyên bố thành lập Mặt trận dân tộc giải phóng Moro mới với cái tên gọi là Mặt trận giải phóng Hồi giáo Moro (The Moro Islamic liberation Front - MILF). Mục tiêu của MILF do Hashim lãnh đạo là thiết lập một nhà nước Hồi giáo độc lập ở miền Nam Philippin. Mục tiêu này khơng khác gì so với mục tiêu ban đầu của MNLF. Với cái tên gọi này, Hashim muốn phong trào li khai hướng tới các giáo sĩ Hồi giáo, những người có khả năng đồn kết tất cả những người Hồi giáo ở miền Nam Philippin. Hashim chủ trương tự lực, tự cường về chính trị, quân sự, kinh tế và phản đối mọi sự thỏa hiệp về mặt độc lập, tự do cho dân tộc Moro.

Từ cuối những năm 1970 đến đầu những năm 2000, suốt hai mươi năm Hashim trực tiếp lãnh đạo MILF ở căn cứ địa Abubakar. Hashim tỏ ra rất cứng rắn với mục tiêu

độc lập, tự do. Kể cả những lúc khó khăn, vào cuối đời, khi các phóng viên phỏng vấn, Hashim vẫn trả lời "Hãy trả lại tự do và độc lập cho dân tộc chúng tơi thì sẽ có hịa bình vĩnh viễn ở Mindanao…". Hashim bị bệnh chết ngày 13 tháng 7 năm 2003.

2.2.2.2. Những diễn biến chính của phong trào

Ngay sau khi giành được độc lập, Chính phủ Philippin đã cố gắng hòa nhập những tộc người không theo đạo Thiên Chúa vào dịng văn hóa chủ lưu của dân tộc mình. Nhưng tất cả các đời tổng thống đều khơng thành cơng trong chính sách cái gậy và củ cà rốt đối với các dân tộc thiểu số. Họ đã học tập các "ông thầy thực dân" nhằm đối phó với dân tộc Moro. Người Moro đã coi ngày Mỹ trao trả độc lập cho Philippin là ngày khai tử nền độc lập, tự do của họ.

Chính sách khuyến khích khai hoang cùng với dòng người di dân theo đạo Thiên Chúa tràn vào vùng đất của người Moro đã có từ thời Philippin là thuộc địa của Mỹ. Chính sách đó tiếp tục được gia tăng trong những năm 1950 và 1960. Dòng người di dân từ miền Bắc, miền Trung Philippin đến miền đất mầu mỡ phì nhiêu ngày một đông. Người Moro đã trở thành người thiểu số trên chính mảnh đất của họ. Những người khai hoang định cư chiếm đoạt dần ruộng đất và đồng thời cũng nắm quyền lực chính trị. Người Moro, người dân tộc thiểu số bị những người Thiên Chúa có tiền, có quyền, có đất coi như những cơng dân hạng hai. Những người Thiên Chúa được chính quyền hậu thuẫn thành lập những nhóm vũ trang cực đoan để bảo vệ lợi ích, bành trướng thêm đất đai. Họ được nắm quyền chi phối xã hội, bức người Moro phải thu hẹp không gian sinh tồn. Điều này không chỉ diễn ra ở nơng thơn mà cịn diễn ra ở các trung tâm thành phố thuộc Mindanao.

Ban đầu người Moro tự vệ bằng cách tổ chức những lực lượng bảo vệ tự phát chống lại sự xâm lấn trong vùng đất đai thuộc sở hữu của họ. Các đội tự vệ phát triển dần dần thành một phong trào độc lập khắp Mindanao dưới sự lãnh đạo của những người lãnh đạo truyền thống ở các làng quê. Hệ quả là các cuộc xung đột giữa người Thiên Chúa và người Hồi giáo Moro ngày một gia tăng. Sau khi Nur Misuary thành lập Mặt trận dân tộc giải phóng Moro năm 1968, các thành viên của tổ chức MNLF được huấn luyện từ nước ngoài và từ những địa điểm bí mật trong nước tỏa đi khắp Mindanao. MNLF thu hút được sự ủng hộ và sự tham gia của đại đa số những người Hồi ở các tỉnh miền Nam Philippin.

Vào đầu những năm 1970, một loạt vụ sát hại người Moro xảy ra. Đáp lại, người Moro dưới sự lãnh đạo của MNLF đã chống trả quyết liệt. Lệnh thiết quân luật của Tổng thống Marcos được ban hành. Chính phủ đứng về phía người theo đạo Thiên Chúa. Người dân Hồi giáo thấy rõ nguy cơ diệt chủng. Họ tham gia đông đảo dưới ngọn cờ của MNLF, một tổ chức khơng chỉ bảo vệ họ mà cịn theo đuổi cuộc đấu tranh giành độc lập cho dân tộc Moro. Tổng thống Marcos ra lệnh cho quân đội đàn áp. Cuộc chiến đẫm máu xảy ra tại nhiều địa điểm ở Mindanao giữa MNLF và quân đội Philippin. Đỉnh cao của cuộc chiến diễn ra từ năm 1972 đến 1975. Tổng thống Marcos cho phép những người Thiên Chúa được phép vũ trang tham gia vào cuộc chiến. Bảy mươi phần trăm lực lượng an ninh được huy động vào cuộc với tất cả các phương tiện chiến tranh tập trung ở Mindanao nhằm dập tắt cuộc nổi dậy của MNLF.

Khoảng 150.000 đến 200.000 người đã bị chết 27, tr. 10. Hàng chục ngàn người bị thương (số liệu của một số tài liệu khác là khoảng 100.000 đến 120.000 bị chết). Giá trị tài sản bị phá hủy lên tới hàng tỉ USD. Nhiều cơ sở hạ tầng, cơng trình phúc lợi của người dân địa phương cũng bị phá hủy. Khoảng 200.000 người Moro phải di tản sang bang Sabah của Malaysia. Hàng trăm ngàn người đổ về các trung tâm thành phố ở Mindanao. Số phận của những người Moro di tản, những người mới đến ở các đô thị rất cơ cực. Họ sống phụ thuộc vào trợ cấp và lịng thương xót của các tổ chức nhân đạo. Họ trở thành những người lao động theo mùa vụ, người ở trong các gia đình giàu có người Thiên Chúa, người bán hàng lẻ trên các vỉa hè, người đạp xích lơ, người khn vác. Nhiều phụ nữ người Moro phải hành nghề mại dâm. Trẻ em trong độ tuổi đi học khơng cịn được đến trường.

Dư luận xã hội trong ngồi nước trong đó có các tổ chức ở Mindanao, các nhà nước Hồi Giáo đã lên tiếng phản đối chính quyền Marcos. Tình hình kinh tế Philippin vốn đã trì trệ so với các nước Đơng Nam Á do thâm hụt ngân sách, nợ nần nước ngoài chồng chất, lại phải gánh thêm một khoản chi phí khổng lồ để duy trì cuộc chiến ở Mindanao. Đặc biệt là số binh lính Philippin chết trận trong cuộc chiến vơ nghĩa lý tăng lên đáng kể. Thân nhân của các tử sĩ, thương bệnh binh và bản thân những người lính cũng cơng khai phản đối chính sách của nhà cầm quyền. Ở bên ngoài, từ các nước láng

giềng đến một số nước phương Tây đều lên tiếng chỉ trích. Các nước Hồi giáo đã phẫn nộ phản đối chính quyền Marcos. Tổ chức Hội nghị các nước Hồi giáo (Organization of Islamic Conference - IOC) trong đó có các nước như Libi, Pakistan, Arập Xêút, Iran… đã giúp đỡ tiền mua phương tiện vật chất và ủng hộ nhiệt tình sự nghiệp của MNLF dưới sự lãnh đạo của Chủ tịch Nur Misuary32. IOC đã công nhận tư cách pháp nhân của MNLF, mời MNLF chính thức tham gia Tổ chức Hội nghị các nước Hồi giáo, ép Chính phủ Philippin thương lượng với MNLF. IOC kêu gọi các nước thành viên, các tổ chức, các cá nhân tăng cường ủng hộ mọi mặt cho MNLF. OIC đe dọa cắt giảm sản lượng dầu tới Manila. Trên thực tế, Iran đã cắt toàn bộ sản lượng dầu xuất khẩu sang Philippin. Sau cuộc cách mạng hồi giáo Iran, người lãnh đạo cao nhất Cộng hòa Hồi giáo Iran đã từng tuyên bố sự nghiệp cách mạng của Iran cịn chưa hồn thành khi mà các dân tộc Hồi giáo ở Nam Philippin chưa được độc lập.

Năm 1975 chính quyền Marcos buộc phải ngồi vào bàn đàm phán với MNLF tại Libi nhằm chấm dứt cuộc chiến ở Mindanao. Đây là thắng lợi ban đầu của MNLF. Bên cạnh cuộc đấu tranh chính trị, đấu tranh vũ trang trong nước, MNLF mở thêm mặt trận ngoại giao nhằm tranh thủ sự ủng hộ của cộng đồng Hồi giáo và các nước trên thế giới. Ngày 17 tháng 11 năm 1976, Hiệp định Tripoli chính thức được Chính phủ nước Cộng hịa Philippin và Mặt trận giải phóng dân tộc Moro ký kết với sự tham gia của đại diện nước chủ nhà Libi, các thành viên của tổ chức IOC cùng nhiều đoàn ngoại giao, các tổ chức quốc tế khác.

Toàn văn Hiệp định Tripoli bao gồm bốn phần. Thứ nhất là điều khoản các bên đồng ý thành lập một khu tự trị ở miền Nam Philippin bên trong nhà nước Philippin có chủ quyền về lãnh thổ. Phần thứ hai quy định khu tự trị ở miền Nam Philippin sẽ bao gồm 13 tỉnh: Basilan, Sulu, Tawi-tawi, Zamboanga Del Sur, Zamboanga Del Norte, North cotabato, Maguindanao… Phần thứ ba bao gồm 16 điều quy định cụ thể, trong đó

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vấn đề li khai dân tộc ở một số nước đông nam á sau chiến tranh lạnh (Trang 62 - 82)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(123 trang)