2.3. Xu hướng chi thường xuyên giai đoạn 1997-2010:
2.3.3. Chi quản lý hành chính
Hiện nay, các cơ quan quản lý nhà nước của tỉnh đều thực hiện chế độ tự chủ, tự chịu trách nhiệm về việc sử dụng biên chế và kinh phí quản lý hành chính đối với các cơ quan nhà nước theo Nghị định số 130/2005/NĐ-CP ngày 17/10/2005 của Chính phủ, các cơ quan đơn vị đã ngày càng chủ động hơn trong việc sử dụng biên chế và quản lý kinh phí của đơn vị mình. Tổng kinh phí chi
quản lý hành chính giai đoạn 1997- 2010 là 2.090.170 triệu đồng, bình quân
chiếm 12,36% trong cơ cấu chi thường xuyên.
Mục tiêu thực hiện cơ chế tự chủ là tạo điều kiện cho các cơ quan chủ
động trong việc sử dụng biên chế và kinh phí quản lý hành chính một cách hợp lý nhất để hoàn thành tốt chức năng nhiệm vụ được giao, thúc đẩy việc sắp xếp, tổ chức bộ máy tinh gọn, nâng cao hiệu suất công tác, hiệu quả sử dụng kinh phí, tăng cường các biện pháp thực hành tiết kiệm, chống lãng phí trong sử dụng lao động và kinh phí quản lý hành chính, tiết kiệm tăng thu nhập góp phần cải thiện đời sống cán bộ cơng chức.
Căn cứ dự tốn được giao hàng năm, đơn vị chủ động, sắp xếp và sử dụng biên chế, kinh phí có hiệu quả, mỗi phịng ban trong cơ quan đã phát huy tinh thần làm chủ của mình trong việc thực hiện quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm, từ đó nâng cao hiệu quả công việc được giao.
Các cơ quan đã chủ động sắp xếp lại cơ cấu tổ chức theo hướng tinh gọn, giảm đầu mối tổ chức, quản lý theo hướng đa ngành, đa lĩnh vực gắn với cải cách thủ tục hành chính theo mơ hình một cửa, một dấu, từ đó sắp xếp lại biên chế. Các cơ quan xây dựng nhiệm vụ, chức năng cho từng phòng ban, từng chức danh cơng chức, từ đó bố trí lao động và phân công nhiệm vụ sát hơn, khoa học hơn, rõ ràng hơn đối với cán bộ, công chức, vừa tinh giản được biên chế, vừa nâng cao được chất lượng hiệu suất công việc.
Cùng với việc cải cách thủ tục hành chính, sắp xếp lại tổ chức, biên chế, giảm những người không đạt tiêu chuẩn công chức, nhiều cơ quan, đơn vị đã xây dựng quy chế chi tiêu nội bộ, cân nhắc việc cử cán bộ đi công tác và tổ chức hội nghị, không mua sắm những tài sản không thật cần thiết, xây dựng định mức văn phòng phẩm, xây dựng quy chế sử dụng điện và thiết bị điện, quy chế sử dụng ô tô đi công tác… Nhờ những giải pháp trên, các cơ quan hành chính đã tiết kiệm chi khoảng từ 5% đến 20% tổng kinh phí được giao, góp phần cải thiện nâng cao đời sống cho cán bộ, cơng chức. Tổng kinh phí tiết kiệm được từ năm 2006 đến năm 2010 đạt 231.862 triệu đồng, trong đó: khối tỉnh đạt 39.596 triệu đồng, khối
huyện thị đạt 46.086 triệu đồng, khối Đảng đạt 821 triệu đồng và khối xã,
phường, thị trấn đạt 145.359 triệu đồng.
Các khoản chi cho công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ cơng chức, trợ cấp cho cơng chức có trình độ sau đại học, trợ cấp khuyến khích tự đào tạo, mua sắm sửa chữa tài sản phục vụ cơng tác chun mơn, máy móc thiết bị văn
phịng…hàng năm đều được bố trí kịp thời, nhằm nâng cao trình độ về chun
mơn, ngoại ngữ, tin học cho đội ngũ cán bộ công chức, công chức an tâm công tác, nâng cao chất lượng công chức trong thi hành công vụ.