2.5. Đánh giá chung về những kết quả đạt được và những tồn tại trong
2.5.2. Những tồn tại:
- Đối với cơ chế tự chủ tài chính ở các cơ quan, đơn vị:
+ Khá nhiều đơn vị mô phỏng dựa theo quy chế chi tiêu nội bộ (đã có) của các đơn vị khác mà khơng dựa trên các căn cứ khoa học và điều kiện thực tế của mình. Bên cạnh đó, vẫn cịn một số ít thủ trưởng đơn vị thiếu kỹ năng quản lý tài chính, chưa nắm rõ mục tiêu và yêu cầu của chế độ tự chủ nên chưa mạnh dạn triển khai.
+ Việc xác định và giao biên chế cho các đơn vị thực hiện chế độ tự chủ chưa dựa trên những căn cứ khoa học. Vì thế, số lượng biên chế được giao của phần lớn các đơn vị chưa tương xứng với khối lượng công việc của đơn vị đó. Phần lớn các đơn vị ở cấp tỉnh và huyện thiếu hụt hoặc dư thừa biên chế. Hệ quả là kinh phí giao thực hiện chế độ tự chủ cho các đơn vị cũng không phù hợp với khối lượng và chất lượng công việc.
+ Cách thức xác định định mức kinh phí trên mỗi biên chế chưa phù hợp. Việc giao mức kinh phí tự chủ tại địa phương căn cứ vào ngân sách chi thường
xuyên của địa phương và số lượng biên chế hiện có. Trên thực tế, tỉnh Bình
phí chưa phản ánh một cách đầy đủ và hợp lý các chi phí cần thiết, chưa tính hết đặc thù của các cơ quan nhà nước khác nhau, giữa các địa bàn khác nhau. Khơng ít đơn vị gặp phải bất lợi khi phần lớn cơng chức của mình có thâm niên và hệ số lương cao. Theo đó, với mức khốn kinh phí như vậy chỉ đủ để trả lương và phần kinh phí quản lý hành chính chiếm tỷ lệ không đáng kể.
+ Cơ chế tự chủ cho phép các cơ quan nhà nước được quyết định việc chi
tiêu của mình, nhưng các cơ quan này phải tuân thủ các định mức được ban hành trong rất nhiều văn bản của Nhà nước (về nguyên tắc chỉ được bằng hoặc thấp hơn định mức chi tiêu hiện hành). Trong bối cảnh tình hình giá cả thị trường ln biến động hàng ngày thì khơng ít (nếu khơng nói là phần lớn) định mức chi hiện hành nhanh chóng trở nên lạc hậu, thấp hơn rất nhiều so với giá cả thị trường. Trong khi đó, thời gian áp dụng định mức chi là ba năm nên ở vào năm thứ ba, phần lớn các định mức chi gần như khơng cịn phù hợp.
- Đối với việc xây dựng dự toán:
+ Việc xây dựng dự toán chi thường xuyên ngân sách địa phương theo cơ chế hiện nay phải căn cứ vào hệ thống tiêu chí định mức phân bổ ngân sách, định mức chi ngân sách, chế độ chi tiêu tài chính quy định. Tuy nhiên nhiều lĩnh vực
chi, nhiệm vụ chi hiện chưa được định mức hố, chưa có mức chi tiêu cụ thể,
chưa định mức hoá được hết các nhiệm vụ chi nghiệp vụ đặc thù ở các cơ quan đơn vị… dẫn tới dự toán lập chưa cụ thể, chưa chi tiết đến từng đơn vị sử dụng ngân sách. Nhiều khoản chi khơng có số liệu và thuyết minh chi tiết. Do vậy, khi điều hành, các cấp thẩm quyền vẫn phải ban hành các quyết định cá biệt cho các đơn vị sử dụng để thực hiện nhiệm vụ. Việc này có thể dẫn tới cơ chế “xin - cho” hoặc "tuỳ tiện" trong phân bổ ngân sách.
+ Cơng tác xây dựng dự tốn chi ngân sách chưa đồng bộ với công tác xây dựng các kế hoạch, dự án, đề tài khác như kế hoạch đào tạo, kế hoạch dạy nghề, dự án, đề án nghiên cứu khoa học công nghệ, dự án bảo vệ môi trường… Điều
này dẫn tới xây dựng dự toán chi thường xuyên các lĩnh vực trên khơng có cơ sở
vững chắc; định tính nhiều hơn định lượng; không phân bổ được đến từng cơ
quan đơn vị sử dụng NS. Dự tốn khơng có tính dẫn dắt đơn vị thực hiện nhiệm vụ.
+ Hệ thống định mức phân bổ ngân sách, định mức chi tiêu ngân sách của địa phương ban hành không áp dụng được một cách triệt để cho cả chu kỳ ổn định ngân sách do giá cả hàng hoá vật tư, điện nước, xăng dầu thường xuyên biến động. Trong lĩnh vực chi quản lý nhà nước định mức phân bổ chi thường xuyên làm cơ sở để xây dựng dự tốn kinh phí cho các cơ quan hành chính nhà nước, cơ
quan đảng, đồn thể thường tính theo tiêu chí biên chế nên có thể chỉ áp dụng
được 1 đến 2 năm đầu của thời kỳ ổn định, từ năm thứ 3 trở đi là phải điều chỉnh bổ sung. Các tỷ lệ quy định giữa kinh phí chi con người và kinh phí chi cơng việc trong tổng chi thường xuyên không thực hiện được dẫn tới thực hiện nhiệm vụ của cơ quan đơn vị gặp khó khăn do thiếu nguồn kinh phí đảm bảo. Ví dụ kinh phí quản lý hành chính tỷ lệ quy định là 65/35 nhưng chỉ thực hiện được năm đầu
thời kỳ ổn định, các năm sau thường bị phá vỡ. Kinh phí đảm bảo một số sự
nghiệp khác cũng trong tình trạng tương tự như sự nghiệp giáo dục tỷ lệ quy định là 80/20 nhưng thực tế những năm cuối thời kỳ ổn định thì chi cơng việc chỉ đạt khoảng 10%, thậm chí có đơn vị dưới 10%. Nguyên nhân do thực hiện cải cách
tiền lương, lương tối thiểu được điều chỉnh tăng hàng năm nhưng kinh phí chi
cơng việc khơng được tăng tương ứng theo chỉ số tăng lương tối thiểu hoặc chỉ số tăng giá tiêu dùng.
+ Việc ngân sách hỗ trợ chi thường xuyên cho các đơn vị sự nghiệp, các tổ
chức xã hội… cũng là vấn đề cần xem xét. Đối với các đơn vị sự nghiệp nhà
nước đảm bảo toàn bộ kinh phí hoạt động thì được hưởng gần giống như các cơ quan nhà nước có thể xây dựng và áp dụng các định mức chi NS nên việc giao dự toán dễ dàng hơn và kiểm soát được. Đối với các đơn vị sự nghiệp có thu thì việc tính tốn giao số thu, tính tốn phần hỗ trợ từ NS còn mang nặng dấu ấn của cơ
chế xin - cho. Trong khi đó các đơn vị này lại được hưởng cơ chế tự chủ về tài chính theo Nghị định số 43/2006/NĐ-CP của Chính phủ.
+ Một bất cập khác liên quan đến công tác xây dựng dự toán chi thường xuyên là việc quản lý, giao chỉ tiêu biên chế. Hội đồng nhân dân tỉnh thông qua hoặc quyết định để Ủy ban nhân dân tỉnh giao chỉ tiêu biên chế hành chính, biên
chế sự nghiệp khối các cơ quan nhà nước. Ban Tổ chức tỉnh uỷ quyết định chỉ
tiêu biên chế các đơn vị thuộc khối cơ quan đảng và các tổ chức chính trị xã hội. Việc phân định thẩm quyền giao chỉ tiêu biên chế như trên cũng gây khó khăn cho công tác xây dựng và thẩm tra dự toán biên chế, tiền lương và các khoản phụ cấp...
+ Một số khoản chi lập và giao dự toán chưa sát yêu cầu nhiệm vụ nên khi thực hiện phải hủy dự tốn, hồn trả ngân sách hoặc chuyển nguồn sang năm sau. Cụ thể số liệu chuyển nguồn chi thường xuyên qua các năm 2008: 94.661 triệu đồng, năm 2009: 143.601 triệu đồng, năm 2010: 155.331 triệu đồng. Bình quân chuyển nguồn chi thường xuyên chiếm khoảng 5% trên dự toán chi được giao.
- Chi thường xuyên trong một số lĩnh vực cịn lãng phí, kém hiệu quả:
Việc lãng phí, kém hiệu quả trong sử dụng chi thường xuyên thời gian qua, thể hiện trên một số nội dung, lĩnh vực sau:
+ Việc mua sắm thiết bị văn phòng: Theo kết quả kiểm toán, quyết toán
qua các năm, việc mua sắm máy vi tính, thiết bị văn phịng cao hơn tiêu chuẩn, định mức hoặc khơng đúng trình tự, thủ tục về mua sắm, đầu thầu tài sản nhà nước gây thất thốt, lãng phí kinh phí ngân sách. Có thể nói sai phạm trong việc
mua sắm, quản lý sử dụng tài sản của các cơ quan, đơn vị vẫn còn tương đối
nhiều mà nguyên nhân chính là sự thiếu kiên quyết trong việc quản lý, kiểm tra và giám sát, chưa có những biện pháp răn đe hiệu quả hơn, xử lý trách nhiệm cho từng cá nhân lãnh đạo trong việc mua sắm, quản lý và sử dụng tài sản công.
+ Việc quy định về chế độ trách nhiệm của thủ trưởng các đơn vị trong việc quản lý sử dụng mua sắm tài sản, dịch vụ công chưa phải rõ ràng. Thủ trưởng của đơn vị trong một năm được mua sắm bao nhiêu tiền, mua sắm các tài sản là đấu thầu hay không đấu thầu, tài sản sử dụng đến thời điểm nào phải thanh lý theo quy định của pháp luật. Tài sản mua về có giao cho người sử dụng hay khơng, sử dụng có đúng mục đích, đúng chế độ hay khơng…Theo quy định, hàng năm các cơ quan đơn vị đều phải công khai việc mua sắm, quản lý và sử dụng tài sản tại cơ quan, đơn vị, tuy nhiên qua các năm, hầu hết các cơ quan đều không thực hiện quy định này.
+ Kinh phí tổ chức lễ hội: Các cơ quan, đơn vị thường không tổ chức đấu thầu cung cấp dịch vụ tổ chức lễ hội do vướng mắc về thời gian, địa điểm, hình thức…Hơn nữa, việc thẩm định kinh phí một số nội dung trong tổ chức lễ hội
cũng rất khó khăn do hoạt động văn hóa, nghệ thuật là một loại hình đặc biệt,
khơng có định mức về giá. Nhiều nơi chi phí cho lễ hội đã gây tốn kém, lãng phí
lớn cho cả xã hội và ngân sách Nhà nước, nhưng hiệu quả đem lại không cao.
Chưa thành lập hội đồng tư vấn đánh giá nghiêm túc chất lượng kịch bản,
chương trình nghệ thuật trong các lễ hội hiện đại.
+ Đề tài, dự án khoa học công nghệ: Các đề tài khoa học xã hội và các đề tài điều tra cơ bản đã đóng góp các luận cứ, cơ sở khoa học cho việc xây dựng các chủ trương, đường lối kế hoạch phát triển của tỉnh trong thời gian qua. Tuy nhiên, việc xây dựng nội dung trong một vài đề tài, dự án cịn chưa mang tính ứng dụng cao, còn trùng lắp, chưa thực tế và thiếu sự kết hợp, lồng ghép giữa các dự án khoa học công nghệ với các chương trình kinh tế xã hội của tỉnh như xóa đói giảm nghèo, giải quyết việc làm…
- Chi cho một số lĩnh vực thuộc nhu cầu chăm lo phát triển con người như
được hết những khó khăn đã tồn tại từ nhiều năm trước của ngành y tế. Cơ sở vật chất cho một số bệnh viện xuống cấp, trang thiết bị kỹ thuật cao y tế chưa được trang bị đầy đủ, chưa ngang tầm với nhu cầu phát triển kinh tế của ngành để đáp ứng nhu cầu phục vụ đối với tỉnh Bình Dương là tỉnh có nhiều khu công nghiệp, người nhập cư nhiều, luôn biến động dân số.
Dự toán chi thường xuyên vẫn mang tính chất bao cấp nặng về phân chia,
chưa có những khoản mục chi mạnh, đủ tầm để thúc đẩy một ngành nào đó có
bước ngoặc phát triển. Thiếu những ưu tiên mang tính chiến lược, lựa chọn được các trọng điểm tăng trưởng để có chính sách tài chính và cần thiết thì bố trí ngân sách thích đáng.
- Một số quy định về tiêu chuẩn, định mức kinh tế - kỹ thuật, lao động đã
ban hành quá lâu, nhiều nội dung, định mức khơng cịn phù hợp với tính hình thực tế.
Một số quy định về tiêu chuẩn, định mức còn thấp chưa thay đổi cho phù hợp với tình hình phát triển kinh tế xã hội hiện nay ví dụ như hỗ trợ tiền ăn cho người lao động nông thôn học nghề 10.000 đồng/ngày còn thấp. Chế độ chi tiêu tài chính cho ngành khoa học cơng nghệ có nhiều bất cập nhưng chậm thay đổi như định mức chi tiêu thấp, thủ tục thanh quyết toán phức tạp nên không tạo được môi trường thuận lợi để thu hút và động viên các cơ quan khoa học công
nghệ, các nhà khoa học trong và ngoài tỉnh tham gia tích cực hoạt động nghiên
cứu khoa học và phát triển công nghệ của tỉnh. Các đề tài, dư án thường đa dạng, thuộc nhiều lĩnh vực lĩnh vực kinh tế - xã hội, khoa học công nghệ khác nhau, trong khi các định mức kinh tế - kỹ thuật thiếu, không cụ thể, không vận dụng
trong thực tế. Điều này dẫn đến áp đặt chủ quan của cán bộ thẩm định kinh phí
nên mất nhiều thời gian, làm cho các nhà khoa học chán nản, không muốn thực hiện đề tài, dự án.
Thông tư số 102/2000/TT-BNN-KL ngày 02/10/2000 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thơn hướng dẫn lập dự tốn cho các dự án theo dõi diễn biến rừng và đất lâm nghiệp;
Quyết định số 170/2006/QĐ-TTg ngày 18 tháng 7 năm 2006 của Thủ
tướng Chính phủ Quy định tiêu chuẩn, định mức trang thiết bị và phương tiện
làm việc của cơ quan và cán bộ, công chức, viên chức nhà nước;
Thông tư liên tịch số 44/2007/TTLT- BTC-BKHCN ngày 07/5/2007 của
Bộ Tài chính và Bộ khoa học và Cơng nghệ về việc hướng dẫn định mức xây
dựng và phân bổ dự tốn kinh phí đối với các đề tài, dự án khoa học và cơng nghệ có sử dụng ngân sách nhà nước
- Tính cơng khai, minh bạch của các khoản chi thường xuyên: trước năm
1998, chúng ta không biết thu - chi ngân sách nhà nước là bao nhiêu. Từ năm 1998, Niên giám thống kê đã thông báo về số thu – chi ngân sách nhà nước, bên cạnh đó, cũng đã có nhiều văn bản quy định về cơng khai. Tuy nhiên, việc công
khai mới chỉ dừng lại ở con số đơn thuần, thời gian và địa điểm công khai vẫn
còn nhiều cơ quan, đơn vị chưa thực hiện, nhiều khoản thu chi khơng hóa đơn, mua sắm tài sản cao hơn giá thị trường…
Thực hiện chế độ công khai ngân sách ở các đơn vị cịn hình thức, chưa thực hiện theo đúng các quy định (ví dụ cơng khai dự tốn và tình hình thực hiện dự tốn, cơng khai tình hình quản lý sử dụng tài sản, …).
- Công tác xã hội hóa:
+ Do đặc thù hoạt động của các ngành, lĩnh vực giáo dục, văn hóa, mơi
trường… có nguồn thu thấp, vốn đầu tư lớn, cơ chế chính sách ưu đãi về thuế, đất đai chưa cụ thể, điều đó đã cản trở khơng nhỏ trong q trình đầu tư thu hút xã hội hóa.
+ Chính sách xã hội hóa trên lĩnh vực y tế cũng con nhiều bất cập, thể hiện qua các nội dung sau:
Tạo nguồn tài chính để bảo đảm thu nhập tăng thêm cho cán bộ, nhân viên y tế là một khâu quan trọng của đổi mới cơ chế tài chính bệnh viện, song vấn đề mấu chốt là thu nhập tăng thêm phải gắn với hiệu quả hoạt động chun mơn, gồm cả phịng bệnh, phát hiện sớm, chữa khỏi bệnh (chứ không phải gắn với lợi nhuận từ đầu tư trang thiết bị và số lần xét nghiệm, chẩn đốn hình ảnh...), đồng thời phải minh bạch và có sự kiểm sốt đầy đủ. Tình trạng thu nhập thấp từ tiền
lương, phụ cấp và tiền thưởng của cán bộ, nhân viên các bệnh viện trước đây
thường được coi là một trong những nhân tố tác động đến sự suy giảm đạo đức nghề nghiệp. Song, tình trạng thu nhập tăng thêm ở các bệnh viện tự chủ dựa vào nguồn thu viện phí trực tiếp hiện nay cũng đặt ra vấn đề về đạo đức nghề nghiệp cần được xem xét. Việc chỉ định xét nghiệm, dịch vụ kỹ thuật cao không cần thiết, hoặc kê đơn thuốc để lấy hoa hồng… về bản chất là các hình thức “kinh doanh kiếm lợi trên người bệnh”, cần được coi là sự xói mịn đạo đức trầm trọng hơn nhiều so với việc nhận phí ngầm.
Một số trang thiết bị ở các bệnh viện không được sử dụng hết công suất,