Những kết quả đạt được:

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tái cấu trúc chi thường xuyên trên địa bàn tỉnh bình dương (Trang 47 - 49)

2.5. Đánh giá chung về những kết quả đạt được và những tồn tại trong

2.5.1. Những kết quả đạt được:

- Trong cả giai đoạn 1997-2010, tỉnh Bình Dương đã chi thường xuyên

cao hơn so với chi đầu tư phát triển. Bình quân chi đầu tư trong giai đoạn này là

57,71%, còn chi thường xuyên đạt 42,29 % tổng chi NSNN. Điều đó cho thấy,

Bình Dương vẫn đang xem những khoản chi tiêu tiêu dùng là ưu tiên nhằm đáp ứng những nhu cầu cần thiết và cấp bách của người dân trong quá trình phát triển kinh tế. Cơ cấu chi thường xuyên trong tổng chi ngân sách có xu hướng giảm dần qua các năm là phù hợp với xu hướng chung của nền tài chính quốc gia, tăng dần tỷ lệ chi cho đầu tư phát triển, tập trung giải quyết những vấn đề xã hội bức xúc.

- Các khoản chi quản lý hành chính, sự nghiệp thực hiện tự chủ tài chính của các cơ quan, đơn vị: Đã tạo ra sự thay đổi về thái độ làm việc, tinh thần và ý

thức trách nhiệm của đội ngũ công chức đối với công việc và ngân sách được

giao. Quy chế chi tiêu nội bộ được xây dựng trên cơ sở ý kiến đóng góp của tất cả các cơng chức trong đơn vị. Tất cả các khoản thu và nội dung chi được cơng

khai chi tiết, đã góp phần kiểm soát chi tiêu một cách hợp lý và thúc đẩy thực

hành tiết kiệm, chống lãng phí trong sử dụng ngân sách, tài sản công. Hoạt động của các đơn vị thực hiện chế độ tự chủ được nâng lên một bước về chất lượng; quy trình xử lý công việc được xây dựng mới, hợp lý và khoa học; nội dung, tiêu chuẩn thủ tục theo yêu cầu quản lý hành chính hiện đại từng bước được áp dụng.

- Chi thường xuyên đã tập trung giải quyết những vấn đề xã hội bức xúc, ưu tiên cho các huyện, ngành thực hiện các nhiệm vụ kinh tế xã hội, xóa đói giảm nghèo, chính sách an sinh xã hội và đảm bảo an ninh quốc phòng. Nâng cao định hướng phục vụ người nghèo của chi thường xuyên.

Trong 5 năm từ 2006-2010, toàn tỉnh đã cấp 256.387 thẻ bảo hiểm y tế cho người nghèo với kinh phí 44.787 triệu đồng, tổ chức khám chữa bệnh miễn phí cho 163.876 lượt người nghèo, cung cấp bữa ăn miễn phí cho 180.421 bệnh nhân nghèo đang điều trị nội trú tại bệnh viện với số tiền trên 683 triệu đồng, hỗ trợ mổ tim cho 91 trẻ em nghèo với 4,9 tỷ đồng.

Một trong những nguyên nhân nghèo là xuất phát từ trình độ dân trí thấp, vì vậy chính sách chăm lo về giáo dục cho con hộ nghèo được quan tâm, xem đây là giải pháp mang tính chiến lược, có hiệu quả cao trong công tác giảm nghèo bền vững ở hiện tai và tương lai, 5 năm qua đã thực hiện miễn giảm học phí cho học sinh nghèo với số tiền 15 tỷ đồng…

Đến nay, Bình Dương đã cơ bản khơng cịn hộ nghèo theo tiêu chí của tỉnh

- Trong chỉ đạo điều hành, các ngành, địa phương đã tập trung theo sát

diễn biến kết quả các chương trình dự án chi thường xun, có những quyết định đúng đắn, chính xác, kịp thời. Điều đó, phần nào đã giúp cho việc sử dụng kinh phí chi thường xuyên một cách hiệu quả.

- Đảm bảo vốn ngân sách nhà nước cho việc thực hiện mục tiêu phát triển

nguồn nhân lực, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp giáo dục, đào tạo, khoa học và

công nghệ.

Mặc dù chi thường xuyên có xu hướng giảm tỷ trọng trong tổng chi ngân

sách nhưng các nhu cầu chi phát triển sự nghiệp giáo dục, đào tạo, khoa học và

công nghệ đều được đáp ứng kịp thời và tốc độ tăng chi nhanh qua các năm. Nếu năm 1997, chi cho giáo dục đào tạo chỉ đạt 20,01 % tổng chi ngân sách nhà nước thì năm 2010 đạt 26,08 % so với tổng chi, bình quân đạt 1,98% so với GDP.

- Cơng tác quản lý chi thường xun đã có nhiều đổi mới, tiến bộ; phân cấp ngân sách được đẩy mạnh.

Công tác quản lý và phân cấp ngân sách đã có những đổi mới cơ bản, nâng cao quyền chủ động và trách nhiệm của các ngành, địa phương phù hợp với xu thế và cơ chế của nền kinh tế thị trường.

Phân định rõ thẩm quyền, chức năng, nhiệm vụ và trách nhiệm của các cơ quan trong quy trình lập, quyết định, chấp hành và quyết tốn chi thường xun. Thủ tục hành chính trong quản lý chi được cải tiến theo hướng giảm nhiều khâu, nhiều thủ tục không cần thiết trong cấp phát ngân sách, tạo điều kiện tập trung vào công tác kiểm tra và giám sát tài chính.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tái cấu trúc chi thường xuyên trên địa bàn tỉnh bình dương (Trang 47 - 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(77 trang)